zalo
[Hỏi đáp] Nguyên nhân trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

[Hỏi đáp] Nguyên nhân trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình

Lê Hương
Lê Hương

29/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình là hiện tượng không hề hiếm gặp. Nó có thể chỉ xuất hiện trong vài giây rồi biến mất và không làm bé bị thức giấc. Tuy nhiên nếu hiện tượng này xảy ra liên tục thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng bệnh lý. Các bậc phụ huynh cần quan sát để kịp thời xử lý, từ đó giúp con phát triển một cách khỏe mạnh nhất.

Nguyên nhân trẻ 6 tuổi ngủ giật mình

Nguyên nhân trẻ 6 tuổi ngủ giật mình. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân sinh lý và tâm lý 

Thông thường với nguyên nhân này tình trạng trẻ 6 tuổi giật mình khi ngủ sẽ hết dần sau một khoảng thời gian mà không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bao gồm:

  • Phản xạ tự nhiên: Hay còn được gọi là phản xạ giật mình – một trong những phản xạ tự nhiên của bất cứ đứa trẻ nào trong những năm đầu đời. Sau khi sinh, môi trường sống của trẻ bị thay đổi, và phản xạ giật mình là cách để trẻ bảo vệ bản thân khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài.

  • Âm thanh: Những tiếng ồn lớn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi ngủ giật mình. Thậm chí chúng còn có thể bị giật mình bởi chính tiếng khóc của bản thân.

  • Tâm lý khi mới lên tiểu học: Lên 6 tuổi trẻ sẽ bước vào giai đoạn tiểu học với môi trường mới, làm quen với bạn bè và thầy cô mới. Việc thay đổi môi trường cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị giật mình trong khi ngủ. Tuy nhiên thời gian sẽ không quá lâu khi trẻ đã có thể thích nghi với hoàn cảnh.

Nguyên nhân bệnh lý

Những nguyên nhân bệnh lý ảnh hưởng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nếu bạn thấy trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình kèm theo một số dấu hiệu khác như: Khóc thét, vặn người, khó chịu… thì nên cho con đi thăm khám kịp thời. Vì rất có thể đây là những biểu hiện đầu tiên về tình trạng bệnh lý như:

  • Trào ngược dạ dày và vấn đề tiêu hoá: Đây là nguyên nhân bệnh lý thường gặp nhất khiến trẻ 6 tuổi khi ngủ bị giật mình.

  • Bé thiếu chất: Trẻ khi bị thiếu hụt canxi sẽ thường xuyên rướn người và giật mình khi ngủ. Ngoài ra còn có thêm một số biểu hiện khác để các bậc phụ huynh quan sát như: Còi xương chậm lớn, chậm mọc răng, ra mồ hôi trộm…

  • Trẻ bị ốm sốt: Một số bệnh lý như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán… cũng khiến cho trẻ dễ bị giật mình trong khi ngủ.

  • Thần kinh bị tổn thương: Trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý như tổn thương dây thần kinh, rối loạn thần kinh bẩm sinh… Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch: Nếu khi ngủ trẻ bị giật mình, hay mơ hoảng thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tim, thiếu máu hoặc suy nhược cơ thể.

Trẻ 6 tuổi ngủ hay bị giật mình ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ 6 tuổi ngủ hay bị giật mình ảnh hưởng như thế nào? (Ảnh: sưu tầm internet)

Với những người lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn sẽ thắc mắc trẻ 6 tuổi ngày ngủ mấy tiếng. Thông thường ở giai đoạn này trẻ phải ngủ đủ từ 9 – 11 tiếng thì mới đảm bảo phát triển thể chất và trí tuệ. Nếu trẻ 6 tuổi không ngủ đủ giấc, ngủ hay giật mình kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ nguy hiểm như:

Chậm tăng cân

Một giấc ngủ sâu sẽ giúp tuyến yên của trẻ tăng tiết hormone tăng trưởng tới 4 – 5 lần so với thông thường. Nhờ đó trẻ có thể phát triển chiều cao và tăng cân được tốt hơn. Ngược lại những đứa trẻ hay giật mình và ngủ không sâu giấc sẽ khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tăng cân và chiều cao của trẻ.

Giảm nhận thức

Những năm đầu đời, cơ quan não bộ của trẻ rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố kích thích từ bên ngoài. Do đó, nếu bé yêu của bạn thường xuyên giật mình, ngủ không sâu giấc sẽ khiến khả năng nhận thức bị ảnh hưởng. Khi đi học khả năng giải quyết tình huống và năng lực học hỏi của bé cũng sẽ kém hơn những bạn bè cùng độ tuổi khác.

Ảnh hưởng tâm lý

Một phần nguyên nhân dẫn đến trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình chính là bởi chứng rối loạn giấc ngủ. Và hệ luỵ lớn nhất chính là ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất của chúng. Hormone tăng trưởng sản sinh không đủ, hệ thống tiêu hoá và miễn dịch bị ức chế… dẫn đến hàng loạt các bệnh lý từ nhẹ đến nặng khiến sức khoẻ của con bị giảm sút.

Ảnh hưởng hệ thần kinh

Một giấc ngủ không được trọn vẹn, hay giật mình sẽ khiến hệ thần kinh của trẻ bị ức chế. Về lâu dài nhẹ thì khiến trẻ bị suy nhược thần kinh, nặng thì có thể mắc các bệnh lý thần kinh nghiêm trọng.

Nguy cơ gặp triệu chứng đột tử cao

Việc trẻ 6 tuổi khi ngủ bị giật mình diễn ra thường xuyên rất dễ gây ức chế hô hấp, nặng hơn là ngưng thở. Đồng nghĩa với điều này chính là khả năng đột tử khi ngủ của trẻ cũng tăng cao.

Trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình ba mẹ nên làm gì?

Trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình ba mẹ nên làm gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Dù việc trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình xuất phát từ nguyên nhân nào thì đều mang lại những hệ luỵ xấu. Và để hạn chế những hiện tượng đó xuống thấp nhất, các bậc cha mẹ có thể thực hiện một số phương pháp khắc phục sau:

Vỗ về con

Bé yêu được ngủ trong vòng tay của cha mẹ sẽ có cảm giác an toàn hơn rất nhiều so với môi trường đơn độc. Mẹ nên ôm bé vào lòng để bé có thể ngủ được sâu giấc hơn. Nếu muốn đặt con xuống giường thì hãy ôm bé và cúi đầu dần dần xuống để con cảm thấy an tâm khi ngủ.

Ổn định tâm lý bằng lời ru

Việc hát ru sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ nhanh chóng và ổn định tâm lý được tốt hơn. Hãy kết hợp với việc vỗ về nhẹ nhàng trên lưng hoặc mông của bé để tăng thêm hiệu quả.

Cho con những người bạn

Một chú gấu bông nhỏ xinh hoặc gối ôm dài đặt cạnh con khi ngủ cũng là cách hiệu quả để làm giảm tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ 6 tuổi. Con sẽ có cảm giác luôn có người ở bên cạnh mình để an tâm khi ngủ hơn.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình?

Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình? (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho con không gian ngủ lý tưởng

Không gian ngủ của bé phải đảm bảo được sự yên tĩnh, rộng rãi và có nhiệt độ phòng thích hợp. Khi con ngủ nên giảm ánh sáng xuống mức thấp để tránh kích thích thị giác và thần kinh.

Tạo cảm giác an toàn cho con

Sử dụng gối ôm, gấu bông, áo sạch của mẹ… là một trong những cách để mang đến cảm giác an toàn và dễ chịu cho con khi ngủ.

Tạo thời gian biểu hợp lý

Ở mốc 6 tuổi trẻ đã cơ bản hình thành về tính cách và nhận thức. Vì vậy ba mẹ nên tạo thời gian biểu ăn – chơi – ngủ hợp lý cho con. Chẳng hạn như không thức quá khuya, không chơi các trò vận động, kích thích trí óc sát giờ đi ngủ… Như vậy sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng giật mình vào buổi đêm.

Hạn chế cho con xem các hình ảnh, âm thanh kinh dị

Những hình ảnh, âm thanh này sẽ kích thích rất lớn đến thần kinh của trẻ. Và khi đi ngủ trẻ dễ mơ thấy chúng dẫn đến việc giật mình, sợ hãi hay khóc thét. Việc hạn chế xem sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo giấc ngủ ngon cho bé yêu.

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ

Một số dưỡng chất như Canxi, Vitamin D3 có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện tình trạng giật mình, khóc đêm khi ngủ ở trẻ. Vì thế ba mẹ hãy nhớ bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Xem thêm: Giải đáp trẻ 7 tuổi khó ngủ thiếu chất gì?

Trẻ 6 tuổi ngủ hay giật mình có thể là vấn đề lớn nếu xảy ra thường xuyên. Các bậc phụ huynh cần sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục để con có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Children often startle and have trouble sleeping, when to worry? - truy cập ngày 29/6/2022

https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/pediatrics/children-often-startle-and-have-trouble-sleeping-when-to-worry/

Children’s sleep: 20 frequently asked questions - truy cập ngày 29/6/2022

 

https://raisingchildren.net.au/toddlers/sleep/understanding-sleep/sleep-20-faqs 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!