zalo
Tâm lý trẻ 5-6 tuổi và những điều ba mẹ cần quan tâm
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Tâm lý trẻ 5-6 tuổi và những điều ba mẹ cần quan tâm

Lê Hương
Lê Hương

01/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thời điểm bé được 5 - 6 tuổi là giai đoạn cực kỳ quan trọng thể hiện sự phát triển vượt trội về tính cách, thể chất lẫn trí tuệ và cảm xúc. Nếu ba mẹ không dành thời quan tâm, tìm hiểu và điều chỉnh giúp bé phát triển đúng cách thì sẽ bỏ lỡ mất cơ hội vàng để hình thành nhân cách tốt cho bé sau này. Cùng Monkey tham khảo tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi để ba mẹ có thể hiểu bé hơn từ đó lựa chọn đúng phương pháp nuôi dạy trẻ giúp bé lớn lên toàn diện hơn!

Những đặc điểm tâm lý tiêu biểu của trẻ 5-6 tuổi

Nhằm giúp ba mẹ hiểu được tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi và chọn cách giáo dục đúng nhất, Monkey mời ba mẹ tham khảo một số đặc điểm điển hình của trẻ thuộc lứa tuổi này.

Tâm lý trẻ 5-6 tuổi và những điều ba mẹ cần quan tâm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bé thích tưởng tượng

Đối với trẻ ở lứa tuổi từ 0 - 6 tuổi, trí tưởng tượng và óc sáng tạo có tốc độ phát triển rất nhanh. Đặc biệt đối với trẻ 5 - 6 tuổi đã có sự hoàn thiện về ngôn ngữ, kỹ năng lẫn thể chất nên bé sẽ có thể tưởng tượng rất tốt. Nếu ba mẹ định hướng và phát triển đúng thì có thể tạo điều kiện để bé làm được những điều không tưởng. 

Nhận thức của bé về khái niệm cơ bản như thiện, ác, tốt xấu đã bắt đầu có sự phân biệt rõ ràng. Bé bắt đầu thích nghe câu chuyện cổ tích về nhân vật trong trí tưởng tượng mà ba mẹ thường kể hàng đêm trước giờ đi ngủ. Tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi chủ yếu thích làm nhân vật có tính cách tốt như hoàng tử, nhà vua, công chúa,.. Bé hoàn toàn có thể tự kể ra một câu chuyện do bé tự nghĩ ra cho mọi người cùng nghe. 

Vì thế, để giúp bé phát huy trí tưởng tượng, khi con kể chuyện hoặc muốn chơi cùng ba mẹ thì tốt nhất các phụ huynh nên dành thời gian cho con. Đây là cách lý tưởng nhất để trí tưởng tượng của con được cải thiện mỗi ngày. 

ĐỪNG BỎ QUA! Giúp trẻ thỏa mãn trí tưởng tượng với hơn 1100 câu chuyện song ngữ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Bé hay sợ bóng tối và con vật

Điều tiếp theo mà các ba mẹ có con ở độ này cần chú ý chính là bé hay sợ bóng tối và con vật. Giai đoạn này bé bắt đầu biết cảnh giác với nỗi sợ. Điều này xuất phát từ việc ba mẹ và người thân thường đưa ra dọa bé khiến bé có cảm giác sợ hãi khi ở trong bóng tối. 

Điều tiếp theo mà ba mẹ cần làm để khắc phục là cho con ngủ riêng để đối mặt với nỗi sợ. Cho bé thường xuyên chơi với những con vật mà bé sợ để bé thấy rằng nỗi sợ con vật là không đáng sợ. Dần dần bé sẽ yêu thích và thích chơi với những con vật đó. 

Bé thường ích kỷ

Tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thường bé bắt đầu biết ý thức về sở hữu cá nhân, bé thường ích kỷ hơn so với các lứa tuổi khác. Lứa tuổi này bé đã lớn hơn, nhận thức rõ ràng hơn về sự sở hữu nên thường bé sẽ không chia sẻ những đồ dùng của bé cho người khác, thậm chí người thân.

Bé thường giữ đồ của mình và không muốn cho ai bất kỳ cái gì. Điều này có 2 mặt, một là bé biết ý thức và tự trọng rất tốt, còn lại bé quá ích kỷ có thể ảnh hưởng đến nhân cách của bé sau này biến bé trở thành người hẹp hòi, tham lam. Ba mẹ cần điều chỉnh càng sớm càng tốt để bé sống cởi mở và thân thiện hơn, tránh cảm giác bị xa lánh khi đến trường hoặc ở nhà. 

Những đặc điểm tâm lý tiêu biểu của trẻ 5-6 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bé hay ganh đua và ghen tỵ

Điều tiếp theo mà ba mẹ cần biết khi chăm sóc và dạy dỗ một đứa trẻ ở độ tuổi từ 5 - 6 tuổi chính là bé lúc này rất hay ganh đua và ghen tỵ. Điều này cũng xuất phát từ việc bé ý thức về cá nhân quá cao, cái tôi đứng lên trên tất cả, bé trở nên ích kỷ hơn nên có tâm lý ganh đua và ghen tỵ đối với các bạn khác. 

Nếu bé ở nhà có anh chị em thì bé thường ghen tỵ với anh chị em về sự đối xử của ba mẹ dành cho bé. Nếu bé ở trường thì bé ganh đua với các bạn cùng lớp. 

Nếu trên trường bạn cùng lớp có món đồ mà bé thích thì bé về nhà cũng đòi hỏi ba mẹ mua cho mình để không thua kém bạn bè. Đây là tâm lý chung của những đứa trẻ được nuông chiều hoặc là con một. 

Ba mẹ cần điều chỉnh hành vi của bé bằng chính cách đối xử công bằng với bé và các bé khác trong nhà. Thầy cô trên trường cũng nên công bằng với tất cả các bé để hạn chế tối đa tính ganh đua trong tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi. 

Bé thường bướng bỉnh

Tương tự như các lứa tuổi khác khi trẻ 5 - 6 tuổi trẻ thường bướng bỉnh hơn, muốn làm theo ý mình và thể hiện cái tôi cá nhân. Thậm chí để bảo vệ quan điểm cá nhân, bé chấp nhận “cãi” với người lớn, thậm chí ba mẹ. 

Ba mẹ cần giải thích rõ cho bé  những vấn để trên tránh để bé tiêu cực và trở nên bướng bỉnh, ít nói thì sẽ rất khó khăn để nắm bắt tâm lý và suy nghĩ của bé. Tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thể hiện với mọi người là mình đã lớn nên càng muốn thể hiện quan điểm riêng. Vì thế ba mẹ cần điều chỉnh, lắng nghe và quan sát thật kỹ. 

Bé hay nhõng nhẽo

Bé hay nhõng nhẽo. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Đặc điểm mà ba mẹ cần chú ý khi con đến giai đoạn mẫu giáo lớn chính là bé rất hay nhõng nhẽo. Nhất là với các bé được ba mẹ nuông chiều và là con một thường rất hay nhõng nhẽo và muốn đáp ứng mọi yêu cầu ngay lập tức, bất kể đó là yêu cầu gì ở đâu.

Khi gặp trường hợp này, ba mẹ cần nghiêm khắc, dứt khoát và cho bé hiểu đâu là giới hạn. Nếu bé tiếp tục đòi hỏi thì cần có phương pháp cứng rắn, kỷ luật rõ ràng nếu vượt qua giới hạn mà ba mẹ đã đề ra. Ba mẹ cần điều chỉnh từ từ để con trưởng thành hơn, tránh nhõng nhẽo quá mức là hư trẻ. 

Sự phát triển nhận thức trẻ mẫu giáo lớn 

Để hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thì ba mẹ cần tham khảo thêm về sự phát triển nhận thức trẻ mẫu giáo lớn. Cụ thể như sau:

Biết đếm và hiểu rõ con số

Thời điểm bé được 5 - 6 tuổi cũng là lúc bé đã bắt đầu chuyển sang học mẫu giáo lớn, làm quen với kiến thức học tiểu học để chuẩn bị nền tảng tốt nhất để lên lớp 1. Vì thế, yêu cầu tối thiểu của bé ở thời điểm này là biết đếm từ 1 đến 10 và hiểu rõ con số. 

Điều đó có nghĩa là bé nhận mặt số tốt, biết đếm theo thứ tự từ 1 đến 10 và ngược lại. Ví thế, ba mẹ cần cho con học ở trường mẫu giáo hoặc tự dạy cho con những điều này. Đây là điều kiện cơ bản để bé làm quen với môn Toán ở lớp 1 tiểu học vào năm sau. Nắm được điều này, bé mới có thể học lên những kiến thức mới vào lớp 1 bậc phổ thông theo chương trình giáo dục mới hiện nay. 

Hiểu được khái niệm thời gian

Bên cạnh đó, tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thể hiện ở chỗ trẻ ở độ tuổi này đã có khả năng hiểu về khái niệm thời gian một cách rõ ràng. Bé biết buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Biết mấy giờ và nhận thức rõ về khoảng thời gian.

Bé đã đi học mẫu giáo lớn nên bé hiểu thời gian là như thế nào. Cuối tuần là ngày nào và bé cần làm gì trong ngày.

Nhớ màu sắc và hình ảnh

Tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thể hiện ở việc bé đã nhớ được màu sắc và hình ảnh. Nếu như với trẻ 3 tuổi thì bé còn chưa phân biệt được các màu chính xác thì đến khi đủ 5 - 6 tuổi, bé đã biết được các màu như xanh, đỏ, tím vàng…  đồng thời phân biệt được các màu đó một cách chính xác.

Bên cạnh đó, bé nhận thức hình ảnh khá tốt nhờ trí tưởng tượng phong phú. Nếu ba mẹ đầu tư cho con học vẽ thời điểm này thì có thể giúp bé phát huy được sở trưởng của mình một cách tối đa. 

Nhận thức được giới tính 

Sự phát triển nhận thức trẻ mẫu giáo lớn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Điều mà ba mẹ cần biết được giúp bé định hướng và phân biệt đúng cách chính là giới tính. Tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thể hiện con đã nhận thức rõ ràng bé trai và bé gái khác nhau như thế nào. Đồng thời, bé phân biệt được dấu hiệu như tóc, cách mặc quần áo, đồng phục ở trường của bé trai và bé gái cũng khác biệt. 

Vì thế ba mẹ cần định hướng hướng dẫn bé tự bảo vệ mình bằng cách không cho người lạ chạm vào vùng nhạy cảm. Bé trai thường chơi trò chơi cho con trai, con gái thường chọn môn nhẹ nhàng để chơi. 

Khả năng phân loại và sắp xếp đồ vật

Điều mà trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn cần biết chính là biết phân loại và sắp xếp đồ đạc. Đây là kỹ năng cơ bản mà bất kỳ một đứa trẻ nào bình thường đều biết. Bé biết phân loại đồ vật cùng nhóm như biết phân biệt các món ăn, phân biệt đồ dùng trong nhà, phân biệt đồ chơi và sắp xếp sao cho phù hợp.

Đây là kỹ năng cơ bản và quan trọng để thể hiện trẻ đang dần hoàn thiện các kỹ năng mềm và khả năng nhận thức về mọi thứ xung quanh vượt trội hơn hẳn so với các em bé ở độ tuổi nhỏ hơn. 

Những yếu tố ảnh hưởng tâm lý của trẻ 5-6 tuổi

Sau khi đã khám phá tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thì ba mẹ cần tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ ở độ tuổi này. Cụ thể như sau:

Những yếu tố ảnh hưởng tâm lý của trẻ 5-6 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Môi trường gia đình

Đối với trẻ thì gia đình luôn là môi trường đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng đến tâm lý và nhân cách của bé. Nếu gia đình tốt, có nền tảng thì sẽ hình thành cho bé một tâm lý ổn định, tự tin, vui vẻ và bé sẽ trở nên vui vẻ, linh hoạt, thông minh và thành công hơn trong cuộc sống.

Gia đình ảnh hưởng tâm lý đến bé thông qua mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, điều kiện kinh tế, thái độ của người thân đối với bé, cách cư xử của các thành viên, cách giao tiếp của người thân. Gia đình càng nhiều điều tích cực thì bé càng nhận được năng lượng tích cực và niềm vui từ đó phát triển tốt. Từ đó, bé tự tin, linh hoạt và thông tin và ngược lại. 

Môi trường lớp học

Ngoài gia đình thì có thể nhận thấy môi trường lớp học ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi vì thời gian này hầu hết ban ngày bé ở lớp với thầy cô và các bạn học. Vì thế, nếu ba mẹ lựa chọn môi trường học tập, sạch sẽ, ngăn nắp chất lượng, cô giáo tận tâm, trình độ tốt thì con sẽ học được nhiều điều vui. 

Ngược lại, nếu trường học mà ba mẹ chọn cho bé có nhiều hạn chế và tiêu cực thì có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý cho bé mỗi khi đến trường. Lớp học sạch sẽ, vui vẻ, cô giáo tận tâm thì bé sẽ thích đến trường, còn lớp học khiến bé sợ hãi, mệt mỏi thì bé sẽ bị thiếu tự tin và khó chịu khi phải đi học cùng các bạn. Vì độ tuổi này muốn khẳng định làm người lớn nên nếu bé đã không thích đến trường, ba mẹ rất khó bắt buộc. 

Cách giúp con phát triển tâm lý tốt

Nhằm giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi thì ba mẹ đừng quên áp dụng các phương pháp cơ bản như sau:

Dạy con cách cân bằng cảm xúc và giữ bình tĩnh

Điều đầu tiên mà ba mẹ cần biết khi có con ở độ tuổi này chính là cần dành thời gian dạy con cân bằng cảm xúc tốt hơn. Bé cần học cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống kể cả ở trường và ở nhà. 

Điều này bé sẽ học được từ ba mẹ và người thân trong gia đình nên ba mẹ cần chú ý kiểm soát cảm xúc thật tốt, tránh nổi nóng với bé, cần cân nhắc bất kỳ lời nói nào khi nói với nhau hoặc với bé khi tức giận. Tốt nhất ba mẹ nên yên lặng sau đó giải thích cho bé sau khi bé và ba mẹ đã bình tĩnh hơn. 

Dạy con những thói quen chia sẻ, quan tâm người khác

Nhằm giúp bé có thể biết chia sẻ, quan tâm người khác thì ba mẹ cũng nên làm với nhau để bé học hỏi. Ba mẹ nên dành thời gian để hỏi thăm việc học của bé, việc chơi của bé. Thói quen này sẽ giúp bé yêu thương người khác nhiều hơn.

Ba mẹ nên dạy bé biết chia sẻ và giúp đỡ người khác bằng cách thực hành mỗi ngày để con học theo. Ba mẹ cũng nên quan tâm và giúp đỡ nhau mỗi  khi cần. 

Ba mẹ nên trở thành người bạn của con

Để giúp bé có thể tự tin và thoải mái nói ra những suy nghĩ của mình, giảm sự nhõng nhẽo và bướng bỉnh thì ba mẹ đừng quên học thói quen lắng nghe con. Ba mẹ hãy cho mình là người bạn của con, dành thời gian nghe con kể chuyện trường lớp để hình thành thói quen chia sẻ với người khác. 

Ba mẹ càng gần gũi, chia sẻ thì bé càng giúp ba mẹ hiểu tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi dễ hơn. Từ đó, ba mẹ sẽ biết cách giải quyết vấn đề mà con đang mắc phải. 

Giữ mối quan hệ gia đình hoà thuận

Cách giúp con phát triển tâm lý tốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Để tạo ra tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi vui vẻ, hạnh phúc thì trước hết  ba mẹ cần giữ mối quan hệ gia đình hòa thuận, vui vẻ. Gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, cảm xúc và nhân cách của bé. Nếu ba mẹ hạnh phúc, các thành viên yêu thương nhau thì bé sẽ có tâm lý tốt, tự tin hơn trong cuộc sống.

Tránh để con chứng kiến cuộc cãi vã xô xát 

Những đứa trẻ 5 - 6 tuổi rất non nớt, bé dễ bắt chước người lớn và dễ bị tổn thương bởi lời nói của người thân. Vì thế, ba mẹ cần tránh để con chứng kiến cảnh cãi vã xô xát vì có thể để lại những vết thương tâm lý khó lành cho con. Con sẽ mang nỗi đau đó đến suốt đời nếu ba mẹ thường xuyên bất hòa trước mặt bé.

Xem thêm: Top 15 sữa tăng chiều cao cho trẻ 9 tuổi tốt nhất

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đầy đủ và chi tiết về tâm lý trẻ 5 - 6 tuổi trong bài viết này đến ba mẹ quan tâm. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ hiểu hơn về tâm lý của con ở độ tuổi này từ đó biết điều chỉnh và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bé giúp con lớn lên khỏe mạnh, vui vẻ và thông minh hơn. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!