Ở độ 7 tuổi, trẻ bắt đầu được mở rộng môi trường, làm quen bạn bè, học tập,... Đây là thời điểm bé trở nên hiếu động hơn, thích khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, có thể sẽ dẫn đến việc bé ngủ muộn, thức khuya, khó ngủ khiến ba mẹ đau đầu. Giấc ngủ với trẻ là rất quan trọng. Vậy, làm sao khi trẻ 7 tuổi khó ngủ? Ba mẹ cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu giấc ngủ của trẻ theo từng độ tuổi
Mỗi độ tuổi, nhu cầu giấc ngủ của bé sẽ khác nhau. Ba mẹ có thể tham khảo về định lượng giấc ngủ của bé theo độ tuổi trước, để có thể điều chỉnh chế độ sinh hoạt giấc ngủ của con nhé!
-
Trẻ từ 4-6 tuổi, ngủ 12 tiếng/ ngày là hợp lý.
-
Trẻ từ 6 -12 tuổi, ngủ 10 tiếng/ ngày hoặc 8 tiếng/ ngày là vừa đủ.
Nếu như trẻ thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần, hệ miễn dịch giảm sút. Không những thế, thiếu ngủ kéo dài còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thiếu ngủ, cũng không nên để trẻ ngủ quá nhiều. Bởi nó sẽ dẫn đến cơ thể béo phì, và khiến bé không giữ được tinh thần tỉnh táo.
Trong thời gian 12 năm đầu đời, giấc ngủ là điều vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Trong thời gian ngủ, hormone tăng trưởng sẽ được giải phóng. Và đó là nguyên nhân kích thích sự phát triển não bộ cho trẻ.
Không những thế, ngủ đủ giấc, khoa học còn là nhân tố giúp bé cao hơn, ăn ngon hơn, tăng khả năng tập trung. Đồng thời, cũng cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn.
Nguyên nhân trẻ 7 tuổi khó ngủ
Trẻ ở độ 6-7 tuổi, khi mới lên tiểu học, có rất nhiều vấn đề thay đổi: tâm lý, môi trường,... vì thế hiện tượng khó ngủ bắt đầu xuất hiện.
Theo những nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ Weissbluth và Đại học Stanford (Mỹ), trẻ 7 tuổi, thường sẽ ngủ muộn hơn và ngủ ít hơn những lứa tuổi khác. Đặc biệt, trẻ sẽ rất khó đi vào giấc ngủ.
Thường, khá nhiều trẻ 7 tuổi ngủ trước, hoặc sau 9 giờ tối. Và tổng thời gian ngủ của bé là 9-12 giờ. Ở lứa tuổi này, trẻ sẽ dậy sớm trước 10 giờ mà vẫn duy trì được sự tỉnh táo.
Và những nguyên nhân trẻ 7 tuổi khó ngủ thường là do:
-
Thay đổi môi trường: Bé bắt đầu đi học tiểu học, và môi trường xung quanh có thêm bạn bè, thầy cô, các hoạt động khác. Những yếu tố này có thể khiến bé bắt đầu biết suy nghĩ nhiều hơn, tâm lý hướng ngoại, hiếu động xuất hiện. Điều này khiến bé khó đi vào giấc ngủ.
-
Căng thẳng do bắt đầu tiếp xúc với việc học tập. Bé sẽ biết suy nghĩ đến việc học, có những trăn trở trong lúc nằm xuống, chuẩn bị ngủ. Đây là tâm lý hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là trong những kỳ thi.
-
Thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi cũng là lý do lớn có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Vậy làm thế nào để giúp bé dễ ngủ hơn?
Để giúp bé có thể đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, có 1 giấc ngủ chất lượng hơn, ba mẹ có thể thử cùng con hình thành nếp ngủ tốt theo những cách sau:
-
Hãy tạo cho con thói quen ngủ trước giờ đi ngủ, lúc này sẽ giúp con có thể phản xạ trước, và đi vào giờ ngủ dễ dàng hơn. Ví dụ giờ ngủ là 9h, ba mẹ nên cho con lên giường từ 8h30p.
-
Phòng ngủ của con nên giữ sự yên tĩnh hoặc có thể sử dụng bài nhạc nhẹ nhàng giúp cho cảm thấy thoải mái hơn.
-
Đặc biệt ba mẹ nên xây dựng nếp sinh hoạt cố định cho con vào ban ngày. Ban ngày không nên cho con ngủ quá nhiều.
-
Khi con ngủ, hãy giảm ánh sáng loá để không tác động đến mắt của con, đảm bảo dễ ngủ hơn.
-
Cho bé tắm nắng, bổ sung vitamin D cũng là cách tăng cường giấc ngủ cho con tốt hơn.
-
Trước khi cho con đi ngủ, không cho ăn vặt.
-
Tạo một tâm lý thoải mái, hoàn toàn thư giãn để trẻ an tâm mà đi vào giấc ngủ
-
Vận động, tập thể dục thể thao là một trong những cách giúp bé ngủ ngon hơn. Việc vận động hợp lý là cách tiêu tốn năng lượng, và kích thích cảm giác buồn ngủ. Đồng thời, vận động rất tốt cho sự phát triển chiều cao, cân nặng.
Giấc ngủ được xem như một “nguyên liệu” cần thiết cho quá trình phát triển não bộ của trẻ. Khi ngủ, cơ thể trẻ được nghỉ ngơi, hình thành hệ miễn dịch, ghi chép các dữ liệu thông tin vào bộ nhớ.
Con ngủ ngon và chất lượng bao giờ cũng ổn định về tâm trạng và cảm xúc hơn. Đặc biệt, việc học hỏi, tư duy của các bé có giấc ngủ ngon cũng trở nên nhạy bén hơn các trẻ khó ngủ rất nhiều. Hy vọng những chia sẻ trên của Monkey sẽ giúp ba mẹ biết cách khắc phục tình trạng trẻ 7 tuổi khó ngủ và đồng hành cùng con phát triển tốt hơn mỗi ngày.