Bé nhà bạn có hiện tượng ngủ ngáy? Ở trẻ nhỏ, đây là hiện tượng phát ra âm thanh khó chịu khi ngủ. Vậy, ba mẹ có biết trẻ 7 tuổi ngủ ngáy do đâu và làm thế nào để có thể khắc phục? Cùng Monkey tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và hướng khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ ngay sau đây nhé!
Ngủ ngáy ở trẻ nhỏ là gì?
Vùng họng của bé bị hẹp lại, gây cản trở đến đường thở, từ đó dẫn đến rối loạn thở. Khi ngủ, hít thở, lượng khí vào nhưng đi qua vùng hẹp sẽ khiến các niêm mạc khác rung lên và tạo nên âm thanh ngáy.
Ngủ ngáy là hiện tượng trẻ khi ngủ phát ra âm thanh khó chịu, giấc ngủ không sâu, khiến não thiếu dưỡng khí. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến trí não và thể chất của trẻ. Ngoài ra, việc ngủ ngáy có thể sẽ tiềm ẩn khá nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, ba mẹ cần nắm rõ nguyên nhân và cách trị để khắc phục cho con.
Nguyên nhân trẻ 7 tuổi ngủ ngáy
Để có thể biết cách điều trị, điều đầu tiên cần nắm được đó là nguyên nhân gây ngủ ngáy ở trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ 7 tuổi mà ba mẹ cần nắm được:
Do bé có bệnh lý đường hô hấp
Nguyên nhân đầu tiên chính là những ảnh hưởng từ đường hô hấp. Viêm amidan, amidan quá to, đại phù amidan,... trẻ bị viêm xoang, phong mũi,... chính là lý do khiến hiện tượng rối loạn thở khi ngủ xuất hiện.
Do bẩm sinh
Với 1 số bé, hiện tượng ngáy khi ngủ là do bẩm sinh. Cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài,.. Hoặc bất cứ những vấn đề liên quan đến các bộ phận hô hấp nào khác cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng ngáy khi ngủ.
Những bệnh lý nền khác
Các bệnh lý nền khác như béo phì, dị ứng,,.. Lâu ngày không khỏi là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó thở khi ngủ. Khi trẻ bị béo phì, lớp mỡ bám dày ở cổ họng, sẽ khiến cổ họng hẹp đi và gây rối loạn thở. Điều này dẫn đến hiện tượng ngáy.
Với trẻ bị dị ứng khói thuốc lá lâu ngày sẽ làm tổn thương cơ quan hô hấp. Và hoạt động liên quan đến hô hấp thường sẽ bị kém đi, khiến bé thở khò khè, dễ gây rối loạn thở, dẫn đến hiện tượng ngáy ngủ.
Những tác hại của việc trẻ 7 tuổi ngủ ngáy
Việc ngủ ngáy, đầu tiên, sẽ ảnh hưởng đến chính bản thân trẻ và ảnh hưởng đến người xung quanh. Việc trẻ ngủ ngáy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não. Thậm chí, còn dẫn đến nguy cơ ngừng thở và tử vong.
Nguy cơ tử vong
Trẻ có nguy cơ ngừng thở khi ngủ do những ảnh hưởng và tác động của các phần mềm và niêm mạc cuống họng. Điều này dẫn đến nghẹt khí quản, hai lá phổi và não thiếu dưỡng khí. Lúc này, não phát ra tín hiệu để giãn nở cuống họng và khí quản. Nếu như rối loạn thở diễn ra liên tục, sẽ làm ngưng thở và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Giấc ngủ của bé thường xuyên bị ngắt quãng.
Hậu quả lớn hơn sẽ dẫn đến suy giảm chức năng não bộ, giảm trí nhớ.
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Không những thế, bệnh ngủ ngáy ở trẻ có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim,... rất nguy hiểm. Ngủ ngáy khiến thể trạng trẻ mệt mỏi, khó tập trung và thường xuyên bị thức giấc, tim mạch tổn thương sâu.
Cách điều trị trẻ 7 tuổi ngủ ngáy
Trẻ ngủ ngáy sẽ dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng sức khoẻ và các bệnh lý liên quan vì thế, cần phải có cách khắc phục hiện tượng này. Càng khắc phục sớm càng có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:
-
Đối với những bé có nguy cơ béo phì hoặc béo phì, cần giảm cân. Việc giảm cân không chỉ giảm hiện tượng ngủ ngáy mà còn đảm bảo sức khoẻ của bé tốt hơn, tránh được những bệnh liên quan đến tiểu đường, não bộ hay tim mạch.
-
Cho bé tập thể dục, luyện tập thể thao thường xuyên. Việc tập luyện thể dục, thể thao có thể giảm cân nặng, tăng oxy cho não. Từ đó, có thể khắc phục nguy cơ ngưng thở khi ngủ, giảm hiện tượng ngủ ngáy ở trẻ.
-
Cần chữa trị dứt điểm đối với trẻ có chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm amidan hay các bệnh lý về hô hấp. Điều trị càng sớm, càng tốt để tránh những ảnh hưởng nặng lâu dài.
Hiện tượng trẻ 7 tuổi ngủ ngáy là vấn đề không thể xem nhẹ. Vì thế, khi nhận thấy bé có những dấu hiệu này, ba mẹ nên theo dõi sát sao con. Từ đó, có thể có phương pháp điều trị kịp thời để giúp con khắc phục được. Nếu như hiện tượng kéo dài, có thể đem con đi khám định kỳ.
Sự phát triển của bé gái 7 tuổi - sự đồng hành của ba mẹ
Cách cải thiện tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân ba mẹ cần biết
Trẻ 7 tuổi ngủ hay giật mình và những điều ba mẹ không nên bỏ qua
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Monkey sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức và kinh nghiệm giúp trẻ 7 tuổi ngủ ngáy khắc phục hiệu quả nhất nhé! Đừng để tình trạng ngủ ngáy ở trẻ kéo dài, bởi nó là vấn đề ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hô hấp và sức khoẻ của bé!