zalo
Cách cải thiện tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân ba mẹ cần biết
Trẻ tiểu học (6-10 tuổi)

Cách cải thiện tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân ba mẹ cần biết

Lê Hương
Lê Hương

26/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thừa cân, béo phì khiến cho trẻ cảm thấy thiếu tự tin trong cuộc sống mà còn có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển và tâm lý của bé khi ở trường cũng như ở nhà. Nếu không áp dụng các cách cải thiện tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân thì có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Cùng Monkey tìm hiểu các phương pháp khắc phục tình trạng này nhé các mẹ!

Dấu hiệu biết trẻ 7 tuổi thừa cân?

Trước khi các ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn về các cách cải thiện tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân thì cần nắm được các dấu hiệu để biết trẻ đang bị thừa cân. Cụ thể tại Việt Nam theo thống kê mới nhất đến từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì ở khu vực thành phố, tỷ lệ trẻ đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì tăng nhanh trong 10 năm qua.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ 7 tuổi thừa cân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Năm 1996, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tỷ lệ trẻ thừa cân là 12%. Đến năm 2009 con số này đã lên đến 43%. Giai đoạn  2014 – 2015,có trên 50% trẻ ở khu vực TPHCM bị thừa cân, béo phì, nội thành Hà Nội thì có khoảng 41%. Tình trạng này cảnh báo việc trẻ 7 tuổi thừa cân đang rất báo động, ba mẹ cần xác định để điều chỉnh càng sớm càng tốt, tránh nguy cơ bé bị thừa cân.

Để biết được dấu hiệu của trẻ đang bị thừa cân, béo phì thì ba mẹ có thể tham khảo cách làm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như sau:

Đối với người lớn:

  • Để đánh giá, bạn cần so số cân nặng hiện đại với số cân nặng chuẩn với chiều cao. 

  • Nếu người béo phì, thừa cân thì việc tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt.

Nhằm giúp ba mẹ tìm hiểu xem trẻ 7 tuổi có bị thừa cân, béo phì hay không thì cần vào chỉ số khối cơ thể BMI hoặc chỉ số cân nặng và chiều cao (tùy theo từng độ tuổi) của trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể căn cứ vào dấu hiệu, trẻ tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn, trẻ bị tích mỡ ở vùng bụng, đùi, tay, chân…

Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em như sau:

Cùng giới tính và độ tuổi nhưng chỉ số này có thể khác nhau vì cân nặng và chiều cao ở mỗi trẻ sẽ có sự thay đổi. Ba mẹ có thể tham khảo công thức sau đây để biết được bé có đang bị thừa cân, béo phì hay không?

BMI = cân nặng/chiều cao2 rồi đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng so với trẻ cùng tuổi, cùng giới

Sau khi ra đáp án, bạn có thể đối chiếu vào bảng dưới đây để biết được tình trạng hiện tại của từng trẻ:

Suy dinh dưỡng gầy còm

< -2SD

Thiếu cân

-2SD đến <-1SD

Bình thường

-1SD đến +1SD

Thừa cân

>+1SD đến +2SD

Béo phì

> +2SD

Như vậy, thông qua những thông tin chi tiết trên đây, ba mẹ đã biết được dấu hiệu của trẻ béo phì, thừa cân cũng như công thức xác định mức độ béo phì, thừa cân của trẻ em. Cùng khám phá phần tiếp theo để xem tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân ảnh hưởng như thế nào để sức khỏe và tâm lý của trẻ?

Trẻ 7 tuổi thừa cân ảnh hưởng như thế nào?

Những ảnh hưởng của trẻ 7 tuổi thừa cân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp

Khi trẻ gặp tình trạng thừa cân, béo phì, cân nặng quá so với tiêu chuẩn bị trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về đường tim mạch, đặc biệt là các bệnh huyết áp cao, tăng huyết áp. Bởi vì khi mỡ quá nhiều sẽ khiến cho động mạch và hệ tuần hoàn bị cản trở. 

Điều này làm cho máu lưu thông khó, khiến cho tim hoạt động nhiều hơn, vất vả hơn. Đó cũng chính là nguyên nhân đầu tiên gây ra các bệnh lý nguy hiểm về tim. Nhất là huyết áp cao, tăng huyết áp, rối loạn huyết áp…

Ảnh hưởng nội tiết tố

Điều ba mẹ có trẻ 7 tuổi thừa cân, béo phì cần qua tâm đó chính là tác động của việc này đối với nội tiết tố của bé. Khi cơ thể đang bị dư thừa cân nặng chứng tỏ năng lượng quá lớn. Điều này khiến cho hệ tiết tố trong cơ thể hoạt động mất cân bằng.

Nếu trẻ 7 tuổi thừa cân là é gái thì có nguy cơ rất dễ bị u nang buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, mất kinh và dậy thì sớm. Bên cạnh đó, bé trai đang bị béo phì thì có nguy cơ bị rối loạn nội tiết testosterone giảm, estrogen tăng nên vú to, nói giọng kim. Nếu không được ba mẹ can thiệp và điều trị kịp thời. 

Dễ gặp chứng ngưng thở khi ngủ

Vì cơ thể quá nặng nề nên khi lấy oxy để thở, bé sẽ cần lượng oxy nhiều hơn, lâu hơn và vất vả hơn so với các em bé có cân nặng cân đối. Vì thế, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì các bé đang bị thừa cân, béo phì rất dễ bị ngưng thở khi ngủ.

Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm ở trẻ em, nhất là khi bé ngủ say thì tình trạng này rất dễ xảy ra. Tình trạng ngưng thở khi ngủ sẽ xảy ra nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Ba mẹ cần chú ý quan sát để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. 

Dễ bị thoái hoá khớp, loãng xương

Ảnh hưởng tiếp theo từ việc thừa cân, béo phì gây ra cho các bé ở độ tuổi này chính là khiến cho bé dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương sớm. Theo đó, khi có lượng mỡ đọng lại ở phần dưới các khớp khiến gân khó cử động gây cứng khớp.

Điều này khiến cho những trẻ tròn trịa, mũm mĩm, thừa cân thường đi chậm, không thích chạy nhảy, vui đùa hay vui chơi như các bạn cùng trang lứa. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa, thiếu lượng canxi đi vào xương nên bé sẽ có triệu chứng điển hình chính là đau nhức xương, loãng xương sớm so với độ tuổi. 

Ảnh hưởng tâm lý

Thừa cân dẫn đến ảnh hưởng về tâm lý. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ 7 tuổi còn khiến cho bé bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, Đặc biệt khi có cân nặng khác với các bạn cùng trang lứa, bé sẽ cảm thấy nhút nhát, tự tin, không thích tham gia các hoạt động vận động tập thể..

Ngoài ra, trẻ còn phải chịu tình trạng dễ bị giễu cợt, bị bắt nạt, chế giễu xúc phạm về ngoại hình. Điều này tác động sâu sắc đến cảm xúc, tâm lý về sau khi trẻ lớn lên. Trẻ 7 tuổi thừa cân rất dễ gặp vấn đề này nên ba mẹ cần dành nhiều thời gian tâm sự và động viên bé để con cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống.

Gây dậy thì sớm ở bé gái

Tình trạng tăng trưởng cân nặng quá nhanh còn khiến cho bé có nguy cơ bị dậy thì sớm ở bé gái. Bởi vì khi cân nặng quá lớn thì hệ tiết tố sẽ hoạt động mất cân bằng với độ tuổi, trẻ sẽ phát triển cơ thể nhanh hơn so với tiêu chuẩn. 

Điều này làm cho con dễ bị dậy thì sớm, tác động xấu đến sự phát triển của cơ thể và sức khỏe của bé. Vì thế, ba mẹ cần tìm hiểu ngay về các cách khắc phục tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân càng sớm càng tốt. 

Cách cải thiện tình trạng thừa cân ở trẻ 

Cách cải thiện tình trạng thừa cân ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tạo thói quen sống lành mạnh cho trẻ

  • Làm gương cho trẻ ăn thực phẩm lành mạnh: Điều này có nghĩa là ba mẹ nên ăn những loại thức ăn tốt cho sức khỏe bao gồm trái cây, rau xanh, các loại thức ăn có chứa các chất tự nhiên, ít dầu mỡ, hạn chế tối đa đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ hộp, đồ mặn, đồ có chứa quá nhiều các chất dinh dưỡng không tốt cho cơ thể. Một số loại nước ngọt cần hạn chế tối đa. Ngoài ra, ba mẹ cần tập thói quen đi ngủ sớm, dậy sớm cho trẻ thường xuyên. 

  • Thảo luận với trẻ về những vấn đề hoạt động thể thao: Điều tiếp theo mà ba mẹ cần biết được để cải thiện cân nặng cho bé chính là cho bé tập thể dục thể thao càng nhiều càng tốt. Để làm được điều này, ba mẹ cần trao đổi với con về tác dụng của vận động đối với sức khỏe và cơ thể. Vận động không chỉ giúp các con khỏe mà còn cải thiện vóc dáng, hạn chế bệnh tật và giúp con có thêm năng lượng tích cực trong cuộc sống. Ba mẹ nên lên lịch tập thể dục với các con mỗi ngày đều đặn để tạo thói quen tốt. 

  • Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc: Điều này cũng vô cùng quan trọng bởi giấc ngủ đủ giấc và sâu giúp bé tăng trưởng chiều cao tốt, hoocmon tăng trưởng hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, ngủ tốt cũng giúp bé khỏe hơn, vận động linh hoạt và trí thông minh phát triển tốt hơn.

Cải thiện thói quen ăn uống của trẻ

  • Hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt: Ăn uống có tác động trực tiếp đến trẻ 7 tuổi thừa cân. Nếu bé thêm vào khẩu phần ăn những thực phẩm tốt, duy trì đều đặn như ăn thêm hoa quả, rau xanh, ngũ cốc có lợi thì sức khỏe sẽ tốt hơn. Để làm được điều này, ba mẹ cũng cần thực hiện để bé noi theo. 

  • Sữa, các sản phẩm sữa: Một trong những sản phẩm giúp cải thiện chiều cao tốt nhất chính là sữa và các chế phẩm từ sữa bao gồm: Váng sữa, sữa chua, phô mai…Để giúp bé có thể tự tin hơn khi đang bị thừa cân thì cần cải thiện chiều cao tốt hơn. Vì thế, ba mẹ cần khuyến khích bé sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, ba mẹ cần chọn sữa ít năng lượng, hạn chế tác dụng tăng cân và chủ yếu chọn sữa dùng để tăng chiều cao là chính. 

  • Sinh tố trái cây và rau củ: Ngoài các loại trái cây thì sinh trái cây và rau củ cũng là món ăn mang đến nhiều vitamin và khoáng chất giúp bé khỏe mạnh hơn. Trẻ 7 tuổi thừa cân nên cần nhiều năng lượng từ các nguồn khác, hạn chế ăn tinh bột và các chất ngọt, dầu mỡ, hạn chế khả năng tăng cân. 

Tập cho trẻ có thói quen sống năng động hơn

Luyện tập thói quen ăn uống khoa học. (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Cho trẻ lựa chọn một hoạt động yêu thích: Việc vận động đúng bộ môn hoặc lĩnh vực mà bé yêu thích sẽ là nguồn động lực để con tham gia hào hứng hơn. Nếu bé thích chơi đá bóng, ba mẹ hãy động viên con, nếu con muốn chơi nhảy dây thì ba mẹ đừng quên mua dây cho bé và tạo cho bé một không gian. Chính môn thể thao yêu thích đó đã giúp bé vận động nhiều hơn, giảm năng lượng tốt hơn và cơ thể săn chắc và khỏe mạnh hơn mỗi ngày. 

  • Cho trẻ tham gia các hoạt động đơn giản: Với trẻ 7 tuổi thừa cân, béo phì thì cân nặng nặng nề đã khiến trẻ rất khó khăn khi vận động. Ngoài ra, nếu vận động với cường độ cao, bé có thể sẽ mệt và sợ vận động. Bởi vậy, ba mẹ hãy lựa chọn cho bé những hoạt động đơn giản, nhẹ nhàng và ít động tác nhất có thể. Đó là: Đi bộ, bơi, nhảy dây, nhảy cao, chạy bộ…vv. 

  • Hạn chế thời gian dùng vi tính, điện thoại: Nguyên nhân khiến nhiều trẻ bị béo phì và thừa cân chính là dùng thời gian để chơi vi tính và điện thoại quá nhiều, khiến cho năng lượng tích tụ, không được giảm đi. Bé ngồi quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và không thích vận động. Vi thế, ba mẹ cần chú ý khuyến khích bé vận động càng nhiều càng tốt, tốt nhất tránh tuyệt đối các thiết bị điện tử trong nhà. 

Cách phòng ngừa tình trạng thừa cân ở trẻ 7 tuổi

Cách phòng tránh tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Khuyến khích con ăn nhiều rau xanh

Cách đầu tiên để phòng ngừa nguy cơ trẻ 7 tuổi thừa cân béo phì chính là ba mẹ cần dành thời gian khuyến khích con ăn nhiều rau xanh. Rau xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe nên khi con ăn nhiều sẽ không làm cho con bị tăng cân mà vẫn đảm bảo đủ chất và năng lượng để hoạt động cả ngày. 

Bên cạnh đó, rau xanh chứa chất oxy hóa nên tốt cho sức khỏe của bé. Bé đang bị thừa cân ăn nhiều rau xanh vừa tốt cho sức khỏe, không tăng cân vừa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. 

Hạn chế đồ ăn nhiều chất ngọt và chất béo

Điều khiến các bé bị tăng cân nhanh chóng chính là việc ăn quá nhiều đồ ngọt và chất béo. Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ tăng cân của các bé. Vì thế, nếu ba mẹ nhận thấy bé đang có dấu hiệu tăng cân nhanh thì cần hạn chế cho bé ăn các chất trên. 

Thay vào đó, hãy thay bằng những món ăn lành mạnh bao gồm: Hoa quả tươi, rau xanh, củ quả, …

Cho trẻ vận động nhiều hơn

Điều cuối cùng mà các bạ mẹ nên khuyến khích trẻ 7 tuổi thừa cân nên làm chính là vận động càng nhiều càng tốt. Trẻ vận động sẽ đốt cháy một lượng calo nhất định, giúp cơ thể khỏe mạnh và săn chắc hơn.
Để khuyến khích bé, ba mẹ nên tập thể dục thể thao cùng với bé để tạo động lực và niềm vui cho con. 

Xem thêm: Những mối nguy hại khi bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp

Như vậy, Monkey đã chia sẻ chi tiết và đầy đủ đến ba mẹ về dấu hiệu, các nguy cơ và cách khắc phục tình trạng trẻ 7 tuổi thừa cân hiện nay. Hy vọng bài viết đã giúp ba mẹ tìm ra giải pháp để hỗ trợ bé, giúp bé phát triển cân đối và khỏe mạnh hơn. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!