Tư thế nằm sấp rất nguy hiểm, thậm chí có thể làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ. Vậy đối với bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp có sao không? Sự ảnh hưởng của tư thế ngủ này đối với sự phát triển của bé 4 tuổi như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên, Monkey mời ba mẹ tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao trẻ 4 tuổi ngủ hay nằm sấp
Thói quen
Đây là nguyên nhân cơ bản nhất do bé đã có thói quen ngủ sấp từ bé. Điều khiến khiến cho bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp chính là cảm giác thoải mái, ngủ ngon hơn. Nếu ba mẹ nhận thấy con thích nằm sấp từ nhỏ thì nên thay đổi cho bé từ sớm để tránh cho bé quen, việc thay đổi khi lớn sẽ khó khăn hơn.
Hình thành thói quen là việc lặp đi lặp lại tư thế ngủ hay nằm sấp trong nhiều ngày, nhiều tháng nên ba mẹ cần quan sát thật kỹ để điều chỉnh cho bé ngay từ giai đoạn đầu tiên để bé có thể nhận thức được việc nằm ngủ theo tư thế sấp rất nguy hiểm và ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Cơ thể không thoải mái
Nguyên nhân tiếp theo khiến bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp mà ba mẹ có thể nhận thấy đó là khi ngủ ở tư thế này, bé cảm thấy thoải mái hơn khi được nằm sấp khi ngủ. Đây có thể được xem là tư thế an toàn, giúp bé cảm nhận mọi thứ xung quanh rõ ràng nhất.
Khi đứa trẻ mới sinh ra cũng được các bác sĩ đặt lên ngực mẹ theo tư thế nằm sấp để da kề da. Nằm sấp giúp bé cảm thấy an toàn hơn, thoải mái hơn. Liệu có phải vì điều này mà bé 4 tuổi ngủ hay nằm theo kiểu sấp hay không?
Cũng có thể nếu nằm ở tư thế khác thì bé không thấy thoải mái, không thể ngủ ngon và sâu giấc. Ví dụ: Nằm ngửa, nằm nghiêng,...vv.
Dựa vào những nguyên nhân trên đây, ba mẹ có thể tìm ra giải pháp tối ưu để cải thiện tình trạng bé hay nằm sấp khi ngủ. Trước khi đến với cách khắc phục, ba mẹ cùng Monkey tìm hiểu về các mức độ nguy hiểm khi trẻ 4 tuổi ngủ nằm sấp.
Trẻ 4 tuổi ngủ nằm sấp nguy hiểm như thế nào?
Khi bé ngủ hay nằm sấp thì ngoài việc ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có tác động ít nhiều đến sức khỏe của bé về sau. Dưới đây là một số nguy cơ mà các bé có thể gặp phải nếu thường xuyên nằm sấp khi ngủ trong thời gian kéo dài. Cụ thể:
Khó thở do hẹp đường hô hấp
Đây chính là nguy cơ phổ biến và nguy hiểm nhất mà các bé có thể gặp phải. Tình trạng bé bị khó thở, ngưng thở khi nằm sấp ngủ là rất phổ biến. Bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp sẽ bị khó thở khiến cơ thể khó chịu, phổi bị tác động.
Lý do vì đường hô hấp của bé, cụ thể là phế quản, lỗ thông khí của trẻ vẫn chưa thể hoàn thiện như người trưởng thành và có diện tích, kích thước nhỏ nên rất dễ bị hẹp đường thở khi bị chèn ép khi nằm sấp. Điều này khiến bé rất khó lấy đủ oxy khi ngủ, ảnh hưởng đến quá trình hít thở, hô hấp, dễ gây ra những nguy hiểm cho bé nếu bé ngủ sấp liên tục.
Rối loạn nhịp thở
Ngoài những nguy cơ trên đây thì khi bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp rất dễ mắc chứng rối loạn nhịp thở. Bởi vì khi bé nằm sấp, mũi và miệng bị chăn và giường chắn khiến lượng oxy trao đổi vào phổi khi hít vào thở ra bị hạn chế rất nhiều.
Bé sẽ không lấy đủ oxy nên quá trình hít thở sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Điều này khiến nhịp thở của bé bị rời rạc, rối loạn, không còn đều đặn. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ hô hấp của bé.
Tăng nguy cơ viêm da
Khi bé thường xuyên ngủ theo tư thế nằm sấp thay vì nằm nghiêng hoặc nằm ngửa thì bé có thể bị bệnh viêm da hoặc các bệnh liên quan đến da liễu khác nhau. Bệnh viêm da có thể khiến bé khó chịu vì khi nằm sấp cơ thể tiếp xúc rộng với chăn đệm khiến nhiệt độ cơ thể lên cao dễ bị ra mồ hôi cơ thể.
Dễ nhiễm khuẩn
Khi trẻ thường xuyên nằm sấp khi ngủ thì nguy cơ hít phải các vi sinh vật trên gối hoặc trên giường sẽ rất cao. Vi sinh vật này có thể gây ra một số bệnh nhất định cho trẻ, khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng.
Vì thế, ba mẹ cần quan sát phát triển và giúp bé thay đổi tư thế ngủ. Vì bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp dễ bị nhiễm khuẩn từ ký sinh trùng, virus, vi khuẩn xung quanh giường khi bé ngủ nằm sấp.
Biến dạng xương mặt
Khi bé nằm tư thế này thì mặt của bé sẽ bị biến dạng gây mất thẩm mỹ vì cơ thể bé vẫn đang rất mềm yếu nên dễ bị tác động bởi tư thế ngủ. Nằm sấp kiến mặt bé bị đè nên rất dễ thay đổi.
Ba mẹ cần chú ý để khắc phục cho con càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ về sau. Ba mẹ cần chú ý khi bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp nên điều chỉnh sớm tránh ảnh hưởng đến xương mặt của bé.
Nguy cơ đột tử cao
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ 1 tuổi thì nguy cơ đột tử cao nhất. Sau đó đến các trẻ lớn hơn. Đối với bé 4 tuổi hay nằm sấp khi ngủ vẫn có thể gặp nguy cơ đột tử vì việc hít thở và trao đổi oxy khi ngủ bị tác động mạnh.
Vì thế, trẻ em thường có nguy cơ bị đột tử cao nếu ngủ nằm sấp từ khi sơ sinh với chiếc gối quá mềm.
Trẻ 4 tuổi ngủ hay nằm sấp phải làm sao?
Không để con nằm giường quá lún
Ba mẹ khi phát hiện bé thường nằm sấp khi ngủ thì nên ưu tiên cho con nằm giường đệm cứng, ít đàn hồi sẽ an toàn hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cho bé nằm gối nhỏ dài có độ cứng vừa phải, tránh quá mềm, đặt gối sau gáy, sát cổ con là tốt nhất.
Tuyệt đối ba mẹ không nên dùng gối mềm, các loại thú nhồi bông và gấu bông trên giường của bé vì có thể gây nguy hiểm cho bé, chèn ép đường thở khi bé nằm ngủ.
Không được che phủ kín đầu của con
Ba mẹ chỉ nên đắp chăn và chèn gối ngang ngực của trẻ, tránh tuyệt đối che phủ đầu của bé khi ngủ. Khi bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp thì nên đắp chăn và để hai tay của trẻ ra ngoài để cố định chăn, tránh cho chăn di chuyển hoặc trùm lên đầu bé tránh nguy hiểm khi bé ngủ.
Ba mẹ cũng nên chọn các loại chăn gối được làm bằng chất liệu cotton nhẹ hoặc vải màn để đảm bảo thoáng mát, an toàn tuyệt đối.
Giữ không gian ngủ thoáng mát thoải mái
Để trẻ ngủ hay nằm sấp ngủ ngon hơn và thay đổi thói quen này thì ba mẹ nên tạo không gian mát mẻ, thoải mái. Ngoài việc để nhiệt độ vừa phải, ba mẹ cũng nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Đặc biệt ba mẹ không nên mặc đồ quá chật, quá dày, quá nóng hoặc tiếp xúc làm cho bé cảm thấy nóng bức khó chịu.
Cho con ngủ cùng ba mẹ
Nếu ba mẹ nằm chung giường cho bé thì sẽ nguy hiểm hơn vì có thể nằm đè lên con hoặc chăn đè lên. Vì thế, tốt nhất để đảm bảo an toàn thì ba mẹ nên cho bé nằm riêng giường, nôi hoặc cũi trong phòng với ba mẹ để tiện cho bé ăn đêm và theo dõi tình trạng của bé khi ngủ.
Điều đó cũng giúp ba mẹ có thể điều chỉnh tư thế ngủ cũng như phát hiện những nguy hiểm mà bé có thể gặp phải. Đây cũng là lưu ý đầu tiên mà ba mẹ cần biết khi tập cho bé ngủ riêng phòng.
Trên đây là một số biện pháp mà ba mẹ có thể hỗ trợ bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp hạn chế nguy cơ gặp nguy hiểm khi ngủ. Vậy làm sao để tập thói quen nằm ngửa an toàn cho bé? Cùng Monkey tìm hiểu ở phần tiếp theo bài viết nhé!
Cách tạo thói quen nằm ngửa khi ngủ cho con
Đặt con nằm ngửa ngay từ đầu giấc ngủ
Điều đó cần thực hiện thường xuyên để con thay đổi thói quen từ nằm sấp sang nằm ngửa. Khi bé còn thức và mới bắt đầu ngủ, ba mẹ nên điều chỉnh cho con để con nằm ngửa.
Điều này giúp bé học được thói quen mới thoải mái hơn, ngủ ngon và an toàn hơn. Thông thường, ba mẹ nên dành thời gian trò chuyện, chơi với con ở tư thế nằm ngửa sau đó khi bé buồn ngủ thì để bé nằm ngửa ngủ để đảm bảo an toàn.
Dùng chăn, gấu ôm chèn bên cạnh con
Cách tiếp theo giúp các bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp ngủ ngon hơn với tư thế nằm ngửa thì chèn gối ôm bên cạnh con để con không còn không gian dịch chuyển cơ thể và không thể lật người nằm sấp theo thói quen nữa.
Ngoài ra, khi đặt chăn, gối chèn sẽ đảm bảo an toàn cho bé, giúp bé thông thoáng đường thở và an tâm hơn khi ngủ.
Thường xuyên giúp con thay đổi tư thế khi ngủ
Cách cuối cùng mà ba mẹ không nên bỏ qua khi nhận thấy bé hay nằm sấp khi ngủ là thường xuyên giúp con điều chỉnh và thay đổi tư thế ngủ. Khi bé nằm sấp, ba mẹ nên nhẹ nhàng cho con nằm ngửa hoặc nằm nghiêng.
Một thời gian sau đó, bé sẽ quen với việc trở mình giúp bé an toàn và ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Xem thêm: Những vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4 tuổi thường gặp
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp. Nhờ đó có thể hạn chế tối đa nguy cơ gặp nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Hy vọng, bài viết này đã giúp ba mẹ áp dụng phương pháp hỗ trợ bé thành công giúp bé có những giấc ngủ trọn vẹn để phát triển tốt cả về tư duy lẫn thể chất.