Các bé khi tới một độ tuổi nhất định, cha mẹ cần tách ra ngủ riêng. Tuy nhiên, đa số các bé vẫn còn sợ hãi và cảm thấy thiếu an toàn khi vắng bố mẹ. Do đó, cha mẹ cần phải có những phương pháp phù hợp. Cha mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể nắm được lý do tại sao nên tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng. Cùng với đó là các phương pháp giúp cha mẹ cho bé ngủ riêng đúng cách nhé.
Tại sao nên cho bé 5 tuổi ngủ riêng?
Việc cho trẻ tách ra ngủ riêng mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe đồng thời giúp trẻ hình thành nhiều thói quen về sau. Một số các lợi ích trong việc tách ra cho trẻ ngủ riêng có thể kể đến như:
-
Giảm được nguy cơ tử vong : Điều này thực sự là không sai thì đã có nhiều trường hợp trẻ đột tử do bị mẹ đè lên gây ngạt thở. Việc tách cho trẻ ngủ riêng sẽ mang lại một không gian thoải mái hơn.
-
Giúp trẻ làm chủ được giấc ngủ: Khi ngủ chung với cha mẹ, bé có thể sẽ hình thành những thói quen không tốt như quấy khóc, mè nheo và do đó khó đi sâu vào giấc ngủ hơn. Nếu trẻ tự ngủ sẽ hình thành được thói quen tự mình ngủ mà không cần bố mẹ và làm chủ giấc ngủ tốt hơn.
-
Giúp trẻ tăng tính tự lập: Việc bố mẹ tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng sẽ giúp trẻ tự chủ hơn trong việc sắp xếp giờ ngủ của mình, từ đó dần dần hình thành được tính tự lập, tự tin hơn và không phải dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ mới có thể ngủ được.
Một số hỏi đáp về vấn để trẻ 5 tuổi ngủ riêng
Việc tách ra cho trẻ ngủ riêng được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm bởi đây là điều không dễ dàng. Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi thường được cha mẹ đưa ra cùng với những lời giải đáp cụ thể.
Trẻ 5 tuổi đã ngủ riêng được chưa?
Việc chọn thời điểm cho trẻ ngủ riêng tuỳ thuộc vào từng trẻ và có thể bắt đầu sớm nếu trẻ chịu hợp tác. Cha mẹ không nên cho trẻ ngủ riêng sau 3 tuổi vì khi đó đã phân biệt được và có thể sẽ làm bé lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên, bố mẹ có thể tách cho con ngủ riêng và trấn an trẻ trong giai đoạn từ 4 - 6 tuổi
Làm thế nào để thuyết phục trẻ 5 tuổi ngủ riêng?
Việc tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng không thể tiến hành một cách đột ngột và cha mẹ cũng không nên ép buộc trẻ. Nếu làm thế, trẻ sẽ làm thấy bị hắt hủi và tổn thương tinh thần. Do đó, cha mẹ cần thuyết phục bằng cách giải thích tại sao cần làm thế.
Đồng thời, để trẻ có hứng thú, cha mẹ cần chuẩn bị một phòng riêng xinh xắn, để bé cùng tham gia trang trí căn phòng. Cha mẹ cho phép bé bày trí theo sở thích của mình. Điều này giúp trẻ có cảm giác thân thuộc hơn và giảm đi sự lo lắng.
Có nên cho trẻ 5 tuổi chung phòng riêng giường với bố mẹ?
Việc cho trẻ ngủ cùng phòng với bố mẹ nhưng ở một giường khác cũng không mấy khác biệt với việc ngủ chung giường. Khi đó, trẻ vẫn cùng không gian với cha mẹ và vẫn có thể mè nheo, vòi vĩnh. Nếu nhà chật, cha mẹ có thể tạo vách ngăn trong phòng để tạo cho bé một không gian riêng.
Trẻ 5 tuổi ngủ riêng, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho con?
Khi cho bé ngủ riêng, cha mẹ cần lưu ý vẫn phải để ý nhằm đảm bảo an toàn cho bé. Một số điều mà cha mẹ nên nhớ như:
-
Cha mẹ nên tạo cho trẻ không gian với những vật dụng an toàn, đảm bảo không thể làm trẻ bị thương. Khi trẻ ngủ, cha mẹ nên lót các loại chăn, gối mềm để trẻ không bị nghẹt thở. Đồng thời, các tấm chắn quanh giường cũng được lắp để đảm bảo trẻ không thể bị ngã.
-
Cha mẹ không nên ép buộc trẻ ngủ riêng khi chưa thực sự sẵn sàng bởi điều này sẽ khiến trẻ lo sợ và có cảm giác không an toàn khi một mình ngủ trong căn phòng mà thiếu vắng bố mẹ.
-
Nếu trẻ phải ngủ riêng khi bố mẹ sắp có em bé thì nên thường xuyên động viên và dành lời khen cho trẻ để không cảm thấy bị bỏ rơi. Bởi một khi trẻ cảm thấy việc có em bé làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của trẻ và bố mẹ thì sẽ không thích em và có thể có những hành vi không đúng với em.
3 giai đoạn rèn cho trẻ 5 tuổi ngủ riêng
Việc tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng cần phải có quy trình riêng. Cha mẹ không được thực hiện một cách nóng vội và ép buộc bé. Nếu làm vậy không những không hiệu quả mà còn khiến bé bị tổn thương, sợ hãi hơn. Cha mẹ hãy tách cho bé ngủ dần dần theo 3 giai đoạn sau:
-
Giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn được bắt đầu bằng việc cha mẹ cho bé ngủ riêng một chỗ nhưng ở gần nơi ngủ của bố mẹ. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được vẫn có bố mẹ ở gần đồng thời cha mẹ có thể quan sát được sự an toàn của con.
-
Giai đoạn 2
Khi trẻ đã dần chấp nhận được việc phải ngủ một mình, thì thời gian chuyển tiếp này sẽ là khác nhau ở mỗi trẻ. Tuy nhiên, hầu hết bố mẹ sẽ tạo không gian riêng cho trẻ ngay trong phòng bằng vách ngăn hoặc các màn chắn.
-
Giai đoạn 3:
Sau khi đã thực sự quen với việc ngủ trong một không gian riêng và tách được tầm nhìn của bố mẹ thì nên thuyết phục trẻ ngủ riêng ra một phòng. Cha mẹ cần tạo cho trẻ phòng theo đúng sở thích để trẻ có hứng thú hơn.
Top 10 cách tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng ba mẹ cần biết
Việc ngủ riêng nhìn thế nhưng lại không hề đơn giản, cần được thực hiện theo quy trình và phải có phương pháp đúng đắn. Cùng điểm qua 10 phương pháp giúp cha mẹ tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng được nhiều nhà khoa học khuyên nên áp dụng.
1. Chọn đúng thời điểm vàng
Nhiều cha mẹ thường không an tâm khi cho trẻ ngủ riêng bởi nhiều mối lo sợ khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ ngủ riêng càng sớm càng tốt và đặc biệt là nên trước 5 tuổi. Sau 5 tuổi trẻ đã hình thành thói quen nhất định và cũng đã biết sợ bóng tối, sợ ở một mình nên việc cha mẹ thuyết phục được sẽ rất khó.
2. Thuyết phục con bằng phương pháp dỗ dành
Việc tập cho trẻ làm quen với việc ngủ riêng cần được bố mẹ thuyết phục bằng những lời dỗ dành, lời động viên thay vì ép buộc và khiển trách. Hãy dịu dàng giải thích để trẻ hiểu được đã đến lúc con nên ngủ một mình và cha mẹ đang làm những điều tốt nhất dành cho con.
3. Thiết lập thói quen thường xuyên
Để giúp trẻ tập ngủ riêng thì bố mẹ hãy từ từ tập cho bé quen và dần hình thành thói quen Trong những ngày đầu, bố mẹ hãy dành thời gian để cùng bé đọc truyện, hát cho bé nghe cho tới khi bé ngủ rồi mới rời phòng. Khi trẻ đã quen với căn phòng thì cha mẹ mới nên để cho trẻ tự lập
4. Không quá nóng vội
Trong quá trình tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng, cha mẹ không nên quá nóng vội và cần phải bình tĩnh, tránh để mọi cố gắng trở thành vô nghĩa. Bố mẹ cần hiểu rằng đối với trẻ thì việc ngủ riêng như một bước ngoặt quan trọng và hãy thực hiện một cách từ từ, chậm mà chắc.
5. Ba mẹ cần kiên trì và dứt khoát
Đa phần các bé khi chưa làm việc với việc ngủ một mình sẽ xin bố mẹ ngủ cùng giữa đêm và nhiều cha mẹ vì thế mà mủi lòng. Đây chính là sai lầm cha mẹ cần khắc phục bằng cách từ chối dứt khoát và dẫn bé trở về phòng của mình.
6. Dành tặng con lời khen và quà tặng
Trẻ con luôn thích được khen ngợi nên cha mẹ hãy tạo động lực bằng cách cho bé những lời khen, lời động viên hoặc tặng cho bé những món quà nho nhỏ. Điều này sẽ khiến trẻ thích thú và dần dần sẽ tự lập trong việc ngủ một mình.
7. Cùng con chuẩn bị tâm lý
Cha mẹ muốn muốn tập cho trẻ ngủ riêng cần dành thời gian để có thể nói chuyện với con về việc này. Trong khi trò chuyện, cha mẹ hãy đề cập tới lợi ích của việc ngủ một mình và chuẩn bị tâm lý trước cho bé, không nên đợi tới khi ngủ mới cho trẻ biết vì sẽ khiến trẻ hoảng sợ.
8. Cho con 1 không gian ngủ lý tưởng
Một phòng ngủ được bài trí theo sở thích của mình sẽ khiến bé hào hứng hơn và từ đó cảm thấy căn phòng gần gũi, không sợ hãi. Hơn nữa, không gian ngủ cũng cần đảm bảo sự yên tĩnh và an toàn để trẻ có được giấc ngủ ngon.
9. Giúp con đối mặt với nỗi sợ
Ngủ một mình đối với trẻ là một nỗi sợ hãi và dễ dàng tưởng tượng ra những thứ không nên thấy. Vì thế, cha mẹ cần phân tâm sự lo lắng của trẻ bằng cách kể cho trẻ nghe những câu chuyện, hát ru hoặc đọc sách để trẻ chìm vào giấc ngủ một cách từ từ.
10. Thể hiện tình yêu với con
Trước khi ngủ, cha mẹ đừng quen dành cho trẻ những câu chúc ngủ ngon và những cái hôn thể hiện tình yêu thương. Như vậy, trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ và cảm thấy an toàn hơn khi ngủ một mình.
Xem thêm: Trẻ 5 tuổi ngủ ra nhiều mồ hôi trộm, ba mẹ phải làm sao?
Như vậy, cha mẹ đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất về việc tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng. Qua đây, cha mẹ hãy động viên, khuyến khích trẻ hình thành thói quen tự lập với những phương pháp đúng đắn nhất nhé. Điều này không chỉ giúp trẻ có thói quen tốt sau này mà còn luôn cảm nhận được tình yêu thương từ cha mẹ nữa.