Trẻ 5 tuổi đã có những bước phát triển đáng kinh ngạc trong nhiều khía cạnh, bao gồm thể chất, kỹ năng, vận động, tư duy và ngôn ngữ. Vậy trong giai đoạn này trẻ 5 tuổi biết làm gì? Cùng Monkey khám phá cột mốc quan trọng của trẻ qua bài viết sau.
Trẻ 5 tuổi phát triển như thế nào là chuẩn?
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao và cân nặng của trẻ em được xác định theo từng giai đoạn tuổi và theo giới tính. Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ 5 tuổi mà bạn có thể tham khảo.
Chiều cao (cm) |
Cân nặng (kg) |
|
Bé gái |
107.9 cm |
17.92 kg |
Bé trai |
109.2 cm |
18.37 kg |
Trẻ 5 tuổi biết làm gì?
Trẻ 5 tuổi biết làm gì? Trẻ 5 tuổi có thể tham gia vào các hoạt động vận động phức tạp như chạy, nhảy, leo trèo và thể thao. Các bé cũng có thể điều chỉnh cơ thể và vận động một cách linh hoạt thậm chí bé không thể ngồi yên một chỗ. Dưới đây là các hoạt động vận động cụ thể ở trẻ 5 tuổi:
Vận động thô
-
Leo trèo qua các bức tường, cầu trượt và khu vực chơi trò chơi ngoài trời.
-
Bé có thể tham gia các hoạt động thể dục nhịp điệu và nhảy múa.
-
Chơi các trò chơi thể thao như bóng đá, bóng rổ, hoặc chạy đua với bạn bè.
-
Giữ thăng bằng 1 chân được lâu
-
Trẻ biết đi xe đạp 2 hoặc 3 bánh.
Vận động tinh
-
Xây dựng các mô hình từ các khối xây dựng, đồ chơi lắp ráp.
-
Sử dụng bút và giấy để vẽ các hình ảnh phức tạp như nhân vật hoạt hình, cảnh vật hoặc những điều trẻ ưa thích.
-
Tạo các hình dáng và mô hình từ các vật liệu khác nhau như giấy, gỗ hoặc vải.
-
Trẻ có thể tự mặc quần áo, cài nút và khóa kéo.
-
Trẻ có thể sử dụng thành thạo đũa, thìa khi ăn uống.
-
Sử dụng bút và bảng vẽ để tạo ra các hình vẽ chi tiết và phức tạp.
-
Trẻ có thể làm bánh, tạo hình từ đất sét.
Các kỹ năng phát triển cần có ở trẻ 5 tuổi
Ngoài việc phát triển các kỹ năng vận động và thể chất, khi lên 5 tuổi, trẻ cũng sẽ phát triển đồng thời một loạt các kỹ năng vượt trội như sau.
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ 5 tuổi
Trẻ 5 tuổi sẽ trở nên thành thạo hơn trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Bạn sẽ nhận thấy rằng bé thích nói chuyện nhiều hơn, họ có thể tưởng tượng ra những câu chuyện để chia sẻ với bạn.
Bạn cũng có thể bắt gặp bé sử dụng những câu từ phức tạp, thậm chí tham gia vào những cuộc trò chuyện giống như người lớn. Họ có thể hiểu các câu chuyện hài hước, đố vui và sẽ thích tham gia vào các buổi biểu diễn tại trường.
Sự phát triển về mặt ngôn ngữ của bé 5 tuổi cụ thể như sau:
-
Bé sẽ kể cho bạn nghe về một ngày ở trường, bày tỏ cho bạn thấy sở thích của mình.
-
Trẻ có thể đặt câu hỏi và thảo luận về các chủ đề phức tạp như “tại sao trời lại xanh”, “tại sao con phải đi học".
-
Thay vì chỉ nói "Con thích chó," bé có thể mô tả: "Con rất thích chó nhỏ xinh này vì nó rất dễ thương và ngoan ngoãn."
-
Có thể đếm ít nhất đến 10 hoặc nhiều hơn.
-
Gọi tên các sự vật quen thuộc.
-
Sử dụng chính xác các đại từ như con, cô, bác…
-
Hiểu và thực hiện các mệnh lệnh như thay đồ, ăn sáng rồi đến trường học.
Phát triển về trí tuệ ở trẻ 5 tuổi
Khi được 5 tuổi, các kỹ năng tư duy trong học tập của con sẽ phát triển vượt trội. Trẻ sẽ có khả năng sử dụng logic và suy luận để giải quyết các vấn đề phức tạp. Khả năng này giúp trẻ đối mặt và giải quyết các thách thức một cách hiệu quả.
Các cột mốc phát triển tư duy bao gồm:
-
Tìm cách xếp các khối lego để tạo ra một hình ảnh hoặc tìm cách vượt qua các trở ngại trong một trò chơi.
-
Trẻ có thể bắt đầu phát triển kỹ năng toán học cơ bản, như đếm, cộng, trừ và nhận biết các hình học cơ bản như hình vuông, hình tròn và hình tam giác.
-
Trẻ có thể hiểu và tuân theo các quy tắc và luật lệ trong các trò chơi như trốn tìm, mèo bắt chuột.
-
Bé có thể tạo ra các trò chơi tưởng tượng, hóa thân vào vai trò khác nhau.
Phát triển các kỹ năng xã hội ở trẻ 5 tuổi
Trẻ 5 tuổi có thể tương tác xã hội với người lớn và bạn bè một cách tự tin và tự chủ. Họ đã học cách chia sẻ, hợp tác và giải quyết xung đột một cách xây dựng. Dưới đây là những hành động mà bé thực hiện trong giai đoạn này:
-
Trẻ biết tham gia vào các hoạt động tập thể như trò chơi nhóm, đá banh, ca hát.
-
Bé sẵn sàng chia sẻ đồ chơi hoặc cho bạn mượn đồ dùng của mình.
-
Trẻ có thể thể hiện lòng biết ơn và lòng nhân ái bằng cách nói lời cảm ơn và giúp đỡ người khác.
-
Khi có xung đột xảy ra trẻ sẽ giải quyết bằng làm hoà hoặc nhờ sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô và ba mẹ.
Phát triển cảm xúc và nhận thức ở trẻ 5 tuổi
Giai đoạn này trẻ thường có khả năng kiểm soát và điều tiết cảm xúc tốt hơn. Đồng thời, trẻ cũng trở nên rất hào hứng với việc tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội như kết bạn và mong muốn nhận được sự đáp lại tích cực từ người lớn.
-
Bé sẽ biết hỏi thăm bạn bè khi thấy bạn bè hoặc ba mẹ cảm thấy không khỏe.
-
Khi thấy ai đó buồn bé sẽ tìm mọi cách để trò chuyện, an ủi và làm người đó vui.
-
Bé có thể dễ tự ái, cảm thấy buồn bã khi không được chú ý hoặc sẵn sàng xông vào để lấy lại món đồ chơi của mình.
-
Trẻ có thể nói với bạn về cảm xúc của mình như: “Mẹ ơi, con đang giận bạn X".
-
khi trẻ được tặng quà, họ có thể phấn khích và hạnh phúc, trong khi khi bị từ chối chơi cùng bạn bè, họ có thể cảm thấy buồn bã hoặc tức giận.
-
Giai đoạn này, bé sẽ thể hiện những cảm xúc phức tạp hơn, như ghen tị hoặc thất vọng thậm chí dễ nổi giận.
Trẻ 5 tuổi chậm phát triển có biểu hiện như thế nào?
Mỗi đứa trẻ sẽ phát triển theo một tốc độ riêng, vì vậy không cần phải lo lắng nếu bé nhà bạn không đạt được tất cả các mốc phát triển của trẻ 5 tuổi. Tuy nhiên, khi bé có các biểu hiện bất thường sau, ba mẹ cần phải chú ý:
-
Trẻ gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động vận động như chạy nhảy.
-
Trẻ gặp vấn đề về thị giác hoặc thính giác.
-
Bé không thể cầm bút hoặc cầm một vật không quá 10 giây.
-
Không nói được tên của mình, không đếm được đến 10, không biết gọi tên các màu sắc.
-
Thường xuyên bày tỏ sự nóng giận, la hét, phản kháng mạnh mẽ.
-
Không thích chơi với mọi người xung quanh và không muốn ra ngoài.
-
Khó tập trung vào bất kỳ hoạt động nào ít nhất trong 5 phút.
-
Không hiểu những gì người khác nói hoặc trả lời một cách hời hợt.
-
Trẻ không thể tiếp thu các bài học cơ bản.
-
Không thể trả lời các câu hỏi đơn giản.
-
Không tuân theo các chỉ dẫn người lớn.
-
Không thể tự vệ sinh cá nhân như đánh răng, thay đồ, rửa tay.
-
Trẻ e dè và sợ hãi khi tiếp xúc với người khác.
Khi nhận thấy các dấu hiệu này ở trẻ, ba mẹ nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ hoặc các chuyên gia để có chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Tầm quan trọng của cha mẹ và người chăm sóc trong việc giúp trẻ phát triển vượt trội
Giai đoạn 5 tuổi là khoảng thời gian mà các bé cần học hỏi và khám phá nhiều điều từ những trải nghiệm mới. Vì vậy, quan trọng là bạn cần tạo điều kiện cho con tiếp xúc với các môn thể thao và các tình huống xã hội mới. Một số cách mà ba mẹ có thể áp dụng để giúp con đạt được các mốc phát triển:
-
Tham gia các trò chơi xã hội: Tạo cơ hội cho con tham gia các trò chơi xã hội như chơi cùng bạn bè, tham gia vào các hoạt động thể thao, chia sẻ đồ chơi và hợp tác trong nhóm.
-
Tham gia vào công việc gia đình: Dạy cho con tự lập và giúp phát triển kỹ năng vận động bằng cách cho bé tham gia vào các công việc gia đình như nấu ăn, dọn dẹp, xếp quần áo và giặt giũ.
-
Dạy cho trẻ cách thể hiện cảm xúc: Hướng dẫn con biểu đạt cảm xúc thông qua lời cảm ơn cũng như chia sẻ và giúp đỡ người khác một cách tích cực và tự tin.
-
Nói chuyện với trẻ nhiều hơn: Ba mẹ nên dành thời gian để lắng nghe và tương tác với con qua việc trò chuyện hàng ngày, cùng con tham gia các hoạt động như hát, kể chuyện để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ hiệu quả.
-
Khuyến khích sự sáng tạo: Thúc đẩy con tham gia vào các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, tô màu, và xây dựng để kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của con.
-
Dạy cho trẻ cách thích nghi với mọi tình huống: Hướng dẫn con cách tự tin và linh hoạt trong xử lý các tình huống mới và không quen thuộc.
-
Học ngoại ngữ: Nếu có thể, cho con tiếp xúc với một số ngoại ngữ từ sớm để giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ và mở rộng tầm hiểu biết của con.
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu cho tiết về trẻ 5 tuổi biết làm gì, từ khả năng vận động, kỹ năng ngôn ngữ, đến phát triển tư duy và xã hội. Qua các ví dụ cụ thể và hướng dẫn, hy vọng Monkey có thể giúp ba mẹ nhận thức được những gì trẻ 5 tuổi biết và cách hỗ trợ con phát triển một cách toàn diện.