4 tuổi là độ tuổi phù hợp cho con ngủ riêng. Tuy nhiên, việc tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng là cả 1 quá trình. Cùng tham khảo top 10 mẹo nhỏ tập cho bé ngủ riêng ngay dưới đây nhé!
Tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng giường trước khi riêng phòng
Mỗi giai đoạn, bé sẽ phát triển thêm những kỹ năng mới và dần dần khẳng định cái tôi cá nhân rõ ràng hơn. Theo đó, khi con bạn đạt đến 4 tuổi thì ba mẹ cần chuẩn bị kế hoạch giấc ngủ cho bé 4 tuổi hợp lý bằng cách ngủ riêng.
Đây không chỉ là tiền đề quan trọng để con học tính tự lập mà còn là điều kiện lý tưởng để bố mẹ chuẩn bị sinh thêm em bé. Tuy nhiên, nếu không biết cách thì việc tập cho bé ngủ riêng sẽ không thể thực hiện được.
Bí quyết đầu tiên mà các ba mẹ nên lưu tâm chính là việc tập cho bé ngủ riêng giường trước khi ngủ riêng phòng. Đây là bước đầu tiên để tách bé ra khỏi bố mẹ khi ngủ. Lúc này con sẽ tập làm quen với việc ngủ một giường riêng ngay trong phòng của bố mẹ.
Bé sẽ có cảm giác yên tâm hơn vì đã có bố mẹ ngủ trong phòng với bé. Để làm được điều này ba mẹ nên áp dụng từ khi bé còn nhỏ, càng sớm càng tốt. Tốt nhất nên áp dụng ngay từ bé khi bé mới chào đời để bé có thói quen ngủ riêng. Sau đó, khi bé đã cứng cáp, ba mẹ có thể yên tâm cho bé ngủ riêng phòng.
Thuyết phục con ngủ riêng bằng lời lẽ nhẹ nhàng
Việc tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng là bước ngoặt lớn đối với cuộc sống của con. Bé sẽ phải quen dần và hình thành việc tự lập của mình. Vì thế, ba mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho bé từ trước. Trước khi chính thức cho bé ngủ riêng phòng thì ba mẹ cần nói chuyện và thuyết phục con bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, tình cảm.
Đây là việc bé không hề mong muốn nên cần động viên để con đồng ý. Ba mẹ không nên ép buộc hay dùng những lời lẽ khó chịu, quát mắng khiến con sợ hãi.
Thay vì nói với rằng: “Tối nay, con phải ngủ ở phòng riêng, không được ngủ ở phòng bố mẹ nữa” thì ba mẹ có thể dùng từ ngữ tình cảm hơn, động viên con như “Nếu con muốn, tối nay, con có thể thử nằm ngủ ở một phòng riêng của con, chắc chắn sẽ rất thú vị đấy”.
Điều này sẽ giúp cho việc tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng hiệu quả hơn. Bé sẽ tự nguyện đi ngủ riêng mà không hề cảm thấy bị hụt hẫng, khó chịu.
Hoặc ba mẹ có thể đưa ra những điều kiện hấp dẫn bé ví dụ: Nếu con đồng ý ngủ riêng phòng thì ba mẹ sẽ cho con đi chơi, nếu bé đồng ý thì mẹ sẽ mua cho con chiếc váy mà con thích. …để tạo động lực cho bé thử ngủ một mình một phòng riêng.
Dạy cho con tính độc lập
Việc cho bé ngủ riêng phòng chính là bước quyết định xây dựng tính tự lập cho bé. Vì thế, trước khi chính thức tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng giường hay giường phòng thì ba mẹ cần tập cho con tính tự lập từ bé.
Đó là những việc rất đơn giản mà bé có thể tự làm như tự rửa mặt, tự đánh răng, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo…tùy từng độ tuổi để ba mẹ dạy bé tự làm. Dù ban đầu bé còn thiếu nhiều kỹ năng nhưng dần dần con sẽ quen và bé cảm nhận bé là một người lớn nên có thể đảm nhận nhiều công việc đó.
Vì thế, trước khi tập cho bé ngủ riêng thì ba mẹ nên cho con rèn luyện đức tính tự lập. Bé tự chịu trách nhiệm với hành động của bé để cảm nhận con đã lớn. Từ đó, việc ngủ riêng sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Cần kiên trì, không nên nóng vội
Mỗi đứa trẻ có một đức tính riêng, một cách suy nghĩ riêng. Ba mẹ không nên áp đặt cách làm của bé này với bé khác. Nếu việc tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng còn gặp nhiều khó khăn, bé vẫn chưa hợp tác thì tốt nhất ba mẹ nên bình tĩnh.
Không nên nóng vội hay bắt ép bé vì có thể làm cho tâm lý của bé trở nên sợ hãi, lo lắng. Nếu áp dụng lần đầu tiên hoặc cách đầu tiên chưa được thì ba mẹ có thể lựa chọn phương pháp khác. Tốt nhất nên kiên trì động viên bé để bé hiểu việc ngủ riêng có lợi cho bé và ba mẹ. Dần dần khi bé hiểu, bé sẽ hợp tác với bố mẹ hơn.
Cố gắng duy trì thói quen ngủ riêng cho con
Với một đứa trẻ, sự kiên trì và nhẫn nại của bố mẹ sẽ quyết định thành công. Khi dạy bé bất kỳ một kỹ năng nào, ba mẹ đều cần duy trì thói quen đó càng lâu càng tốt. Và việc tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng phòng với bố mẹ cùng tương tự.
Nếu như lần đầu bé không chịu hợp tác, bé khóc, bé có những hành động khó chịu thì ba mẹ hãy cứ duy trì để con biết đó là việc con cần phải làm, không thể thay đổi được. Từ đó, bé sẽ chấp nhận hợp tác.
Cần duy trì thói quen cho con ngủ riêng phòng từ 2 tuần trở lên để bé làm quen và học được các kỹ năng phù hợp. Nếu bé khóc và đòi ngủ cùng, ba mẹ chiều cho con ngủ 1 hôm thì việc tập cho bé ngủ riêng sẽ thất bại. Vì thế, ba mẹ cần cứng rắn, cương quyết thực hiện kế hoạch đến cùng.
Trò chuyện cùng con
Mọi kỹ năng muốn dậy cho con thành công đều dựa vào nhận thức và cảm xúc của con. Ba mẹ cần hiểu con thì cần trò chuyện cùng con càng nhiều càng tốt. Theo đó, ba mẹ nên dành thời gian trước khi đi ngủ để chơi với con những trò chơi con thích sau đó trò chuyện.
Và phân tích để con hiểu rằng việc ngủ riêng giúp con thoải mái hơn, giường rộng rãi hơn, con sẽ thích hơn việc ngủ cùng giường với bố mẹ.
Bên cạnh đó, thông qua việc trò chuyện cùng với con sẽ giúp cho bé hiểu được mong muốn của bố mẹ và bố mẹ cũng hiểu được suy nghĩ của con. Từ đó, bố mẹ và con cái sẽ hợp tác với nhau tốt hơn.
Thấu hiểu và loại bỏ nỗi sợ của con
Có nhiều cha mẹ khi tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng và nhận được câu trả lời của con về những nỗi sợ quái vật hay ma trong phòng ngủ thì nên lắng nghe. Đây là hành động thể hiện sự cảm thông, thấu hiểu giúp bé yên tâm hơn.
Bên cạnh đó, hãy đặt mình vào địa vị của bé sau đó phân tích sự đồng cảm với bé. Ngoài ra, ba mẹ nên làm cho bé phân tâm, không để ý vào những nỗi sợ đó, thay vì đó hãy cho bé tập trung vào những vật khác như gấu bông, siêu nhân, gấu trúc…sẽ thay ba mẹ bảo vệ con khỏi quái vật. Con có thể yên tâm ngủ rồi.
Thể hiện tình yêu thương với con
Nhiều bé cho rằng khi ba mẹ cho mình ra ngủ riêng tức là không còn thương mình nữa. Đó cũng chính là lý do nhiều bé cảm thấy buồn và không muốn hợp tác. Để bé hiểu, ba mẹ cần thể hiện tình yêu thương với con.
Trước khi tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng thì ba mẹ nên yêu thương, quan tâm và chiều chuộng con hơn một chút. Điều này giúp các bé cảm thấy yên tâm hơn vì ba mẹ vẫn luôn thương yêu mình và việc ngủ riêng chỉ là mình đã lớn và cần tự lập chứ không phải ba mẹ đã hết yêu thương bé.
Đây là yếu tố rất quan trọng giúp ba mẹ thành công khi cho con ngủ riêng.
Giảm bớt ánh sáng trong phòng ngủ của con
Căn phòng ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với giấc ngủ của bé. Vì thế, để đảm bảo con không bị phân tán tư tưởng thì tốt nhất ba mẹ cần giảm bớt ánh sáng ở mức yếu. Điều này giúp con ngủ ngon. Đồng thời, giúp bé làm quen với bóng tối để bé có thể ngủ một mình tốt hơn.
Điều này cần được làm thường xuyên trước khi tập cho bé ngủ riêng để tạo sự tự tin cho bé ngay cả ngủ một mình trong bóng tối.
Cho con những người bạn cùng phòng
Điều không thể thiếu để tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng thành công mà ba mẹ không thể bỏ qua đó là chuẩn bị cho con những người bạn đồng hảnh trên giường ngủ.
Đó có thể là gấu bông, gối ôm, chăn mà bé yêu thích….để bé có thể ôm khi ngủ.
Ba mẹ nên nhấn mạnh rằng những người bạn đó sẽ thay ba mẹ ngủ cùng với con, bảo vệ con nên con có thể yên tâm ngủ mà không cần có ba mẹ ở bên cạnh.
Những mối nguy hại khi bé 4 tuổi ngủ hay nằm sấp
Top 10 nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi khó ngủ ba mẹ nên biết
Trẻ 4 tuổi ngủ li bì: dấu hiệu ba mẹ cần lưu tâm
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những bí quyết giúp cho việc tập cho bé 4 tuổi ngủ riêng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp ba mẹ tìm thấy phương pháp tập cho bé tính tự lập thành công, giúp bé hợp tác tốt hơn với ba mẹ trong việc ngủ riêng giường, riêng phòng.