zalo
Những vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4 tuổi thường gặp
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Những vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4 tuổi thường gặp

Lê Hương
Lê Hương

25/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giấc ngủ của trẻ 4 tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của bé. Tuy nhiên trong những năm tháng đầu đời nhiều trẻ gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc khiến con thường xuyên cáu gắt, người mệt mỏi, chậm phát triển. Vậy đâu là nguyên nhân khiến giấc ngủ trẻ 4 tuổi gặp phải nhiều vấn đề như vậy?

Trẻ 4 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Căn cứ dựa trên sự phát triển của bé, các chuyên gia gợi ý rằng, giấc ngủ của trẻ 4 tuổi nên được bắt đầu từ lúc 7h - 9h tối và tỉnh dậy lúc 6h - 8h sáng. Đó là đối với giấc ngủ đêm, còn với giấc ngủ ngày, trẻ nên được bắt đầu ngủ từ 11h và dậy vào khoảng lúc 1h. Nếu trẻ 4 tuổi ngủ muộn sẽ phần nào ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Như vậy trung bình thời gian ngủ của trẻ 4 tuổi sẽ khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên thời gian ngủ này vốn không cố định, bởi sẽ tùy theo thể trạng, thói quen của từng bé mà giấc ngủ cũng có những ảnh hưởng nhất định.

Giấc ngủ của trẻ 4 tuổi có vai trò rất quan trọng. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4 tuổi

Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà trẻ 4 tuổi ngủ dậy hay khóc cũng là vấn đề thường gặp khiến nhiều cha mẹ cảm thấy áp lực trong chuyện này. Một vài nguyên nhân sau được lý giải là nguyên nhân khiến giấc ngủ của trẻ 4 tuổi không được ngon và sâu giấc.

Nhịp thở không đều khi ngủ

Nguyên nhân 

Nhịp thở không đều khi ngủ là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều trẻ. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ chứng ngưng thở khi ngủ, trẻ mắc các bệnh về bệnh hô hấp hoặc tim mạch. Khi gặp tình trạng này, nhịp thở của con thường thở hắt ra, lúc thở mạnh, lúc trẻ lại thở nhẹ.

Hậu quả

Hậu quả của việc trẻ có nhịp thở không đều lâu dần sẽ ảnh hưởng tới tâm lý. Trẻ chậm phát triển thể chất, bởi giấc ngủ có vai trò rất lớn cho sự phát triển thể chất cho trẻ, khi trẻ ngủ không đủ giấc, con sẽ có xu hướng còi, chậm phát triển hơn trẻ đồng trang lứa.

Một hậu quả khác của việc đến từ nhịp thở không đều là con mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực với sức khỏe, nếu không được can thiệp kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Cách khắc phục 

Trẻ ngủ không sâu giấc hay thức đêm có rất nhiều nguyên nhân gây nên. (Nguồn: Sưu tầm Internet)

Để có thể giải quyết nhịp thở ở trẻ không đều trước tiên cha mẹ nên chú ý tới tư thế ngủ của con. Nên cho con nằm ngửa để con dễ thở hơn. Song song với đó hàng ngày mẹ hãy vệ sinh mũi, họng cho bé thật sạch để những dị vật dù là nhỏ cũng sẽ được trôi ra ngoài, không cản trở tới sự hô hấp của con.

Và cách khắc phục cuối cùng chính là cho con tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra. Tình trạng nhịp thở không đều ở trẻ vốn rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân cảnh báo một vấn đề sức khỏe nào đó. Việc thăm khám kịp thời giúp sức khỏe của trẻ sớm ổn định hơn.

Trẻ 4 tuổi hay ngủ ngáy

Nguyên nhân 

Nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ ngủ ngáy hoặc khịt mũi khi ngủ có rất nhiều. Trong đó thường đến từ những lý do như: dị vật đường thở, tư thế ngủ, trẻ bị ốm sốt, lệch khớp cắn… Dù tình trạng ngủ ngáy bắt nguồn từ bất cứ nguyên nhân nào cũng đều không tốt về lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển của con. Do đó, cha mẹ hãy chủ động tìm hiểu để có hướng xử trí kịp thời.

Hậu quả

Có thể nói ngủ ngáy là một thói quen không thực sự tốt, nếu tình trạng này kéo dài ít nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của chính con và cả những người xung quanh. Không những thế, ngủ ngáy còn để lại hậu quả là có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đột tử trong giấc ngủ rất cao.

Cách khắc phục 

Cũng như nhịp thở không đều khi ngủ, cách khắc phục tốt nhất cho tình trạng trẻ ngủ ngáy chính là thay đổi tư thế để con nằm ngửa khi ngủ. Thường xuyên vệ sinh đường thở cho con sạch sẽ. Nếu con đang mắc các bệnh về đường hô hấp cần điều trị dứt điểm để chúng không còn là nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy.

Ngủ nghiến răng

Nguyên nhân 

Nghiến răng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân thường được xác định là do trẻ bị lệch khớp cắn, cơ thể con thiếu canxi trong chế độ ăn uống. Tâm lý con bị căng thẳng, có thể là do vấn đề học tập, môi trường sống hoặc bất cứ lý do nào khác khiến con không được thoải mái.

Hậu quả

Hậu quả của tình trạng con ngủ nghiến răng chính là răng trẻ có nguy cơ bị xô lệch, tăng nguy cơ đau nhức xương hàm, rối loạn thái dương… Thường những hậu quả này không xuất hiện ngay mà chúng thường hình thành khi con lớn lên và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con.

Cách khắc phục 

Ngủ nghiến răng là tình trạng không dễ điều trị, ngược lại còn khá tốn thời gian. Cách khắc phục cho vấn đề này, trước tiên cha mẹ nên cho con tự sử dụng, dụng cụ chống nghiến răng tại nhà. Lúc ngủ cha mẹ nên đeo để bé không nghiến răng. Tiếp theo nên đưa con tới bác sĩ kiểm tra. Nguyên nhân bởi nghiến răng gây ảnh hưởng và tạo ra rất nhiều hệ lụy trong vấn đề sức khỏe, vì thế, việc kiểm tra xác định nguyên nhân sớm giúp việc điều trị được hiệu quả, rút ngắn thời gian và chi phí.

Trẻ khi mắc các vấn đề răng miệng gây ảnh hưởng giấc ngủ cha mẹ nên đưa con đi khám.  (Nguồn: Lovepik.com)

Vấn đề về giấc ngủ của trẻ 4 tuổi - trẻ khó ngủ 

Nguyên nhân 

Nhiều cha mẹ thường khá lo lắng khi trẻ 4 tuổi ngủ đêm hay khóc hoặc con ngủ không sâu giấc. Phần lớn nguyên nhân của tình trạng này là do con gặp các vấn đề về tâm lý, có thể là sợ hay con dễ kích động hoặc ban ngày con nô đùa quá nhiều.

Ngoài ra cũng không loại trừ nguyên nhân đến từ việc cơ thể con thiếu chất dinh dưỡng, thời gian ngủ trong ngày không thực sự khoa học. Ví như con ngủ nhiều vào ban ngày, ban đêm con khó ngủ hay thức giấc. Hoặc cũng có một số ít trẻ gặp vấn đề về bệnh lý hô hấp khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường.

Hậu quả

Giấc ngủ có vai trò quan trọng như cơm ăn, nước uống hàng ngày, do đó nếu trẻ ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không trọn vẹn hay tệ hơn nữa là tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ đêm hay khóc sẽ dẫn tới vấn đề con chậm phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Con hay mệt mỏi, không linh hoạt trong cuộc sống. Về lâu dài làm trẻ thụt lùi so với bạn đồng trang lứa rất nhiều.

Cách khắc phục 

Để khắc phục được vấn đề này trước tiên cha mẹ hãy trực tiếp tạo thời gian biểu ngủ khoa học cho con. Nên cho trẻ ngủ trưa vừa đủ, ngủ tối đúng giờ và không để trẻ 4 tuổi ngủ muộn.

Bên cạnh đó hãy cố gắng mang đến cho con không gian ngủ thoải mái, đúng sở thích của con. Hạn chế ánh sáng, tiếng ồn để không ảnh hưởng giấc ngủ hàng ngày.

Lý tưởng hơn nữa là mỗi tối trước khi đi ngủ cha mẹ nên kể chuyện cho con nghe. Đây vừa là cách giúp tình cảm mẹ con thêm gắn kết và cũng dần khắc phục được vấn đề trẻ ngủ không sâu giấc.

Một trong những cách giúp con có được giấc ngủ ngon là thiết kế không gian ngủ lý tưởng. (Nguồn: Lovepik.com)

Cách dỗ trẻ 4 tuổi ngủ ngon hơn

Trẻ ngủ ngon không chỉ tốt cho con mà cũng là cách giảm áp lực cho cha mẹ trong quá trình nuôi con. Khi đã biết được, trẻ 4 tuổi nên đi ngủ lúc mấy giờ, người lớn có thể áp dụng một vài cách giúp trẻ ngủ ngon như sau:

Luyện tập thời gian biểu ngủ khoa học cho trẻ

Ở độ tuổi này trẻ vẫn còn rất mải chơi, con chưa chú ý đến giấc ngủ nhiều, vì thế cha mẹ vẫn nên dành thời gian đồng hành cùng con trong việc tạo cho con một thói quen sinh hoạt thời gian biểu mỗi ngày.

Khi thiết lập thời gian biểu tốt, dần dần con sẽ hình thành được cho mình những thói quen tốt giúp việc ăn, ngủ được nề nếp hơn.

Tạo không gian ngủ thoải mái 

Để hạn chế tình trạng trẻ 4 tuổi ngủ dậy hay khóc, cha mẹ nên thiết kế cho con không gian ngủ lý tưởng, giảm tiếng ồn, tránh ánh sáng. Bên cạnh đó chăn ga, gối đệm cũng tạo cảm giác thoải mái khi nằm, từ đó con sẽ hình thành được giấc ngủ sâu hơn.

Ôm ấp vỗ về trẻ

Dinh dưỡng đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của trẻ rất lớn. (Nguồn: Lovepik.com)

Nhiều cha mẹ vì muốn con học được tính tự lập nên cho con ngủ riêng sớm. Điều này không hẳn là xấu, tuy nhiên trong một vài trường hợp trẻ ngủ riêng con thường hay sợ, bất an, lo lắng nên dẫn đến giấc ngủ chập chờn. Trong trường hợp này cha mẹ nên ôm ấp, vỗ về để con có được cảm giác an toàn khi ngủ.

Điều chỉnh bổ sung chế độ ăn uống và dưỡng chất đầy đủ 

Trẻ thiếu chất cũng gây nên tình trạng con ngủ hay giật mình, đổ mồ hôi nhiều. Đa phần nguyên nhân là do bé thiếu canxi, vitamin D. Mẹ hãy nên chú trọng đến chế độ ăn của con, cho con nhiều rau củ, trái cây, hải sản, chất khoáng để cơ thể con được phát triển toàn diện.

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tạo thói quen ngủ khoa học cho con

Ngoài giúp cha mẹ giải đáp được vấn đề giấc ngủ của trẻ 4 tuổi, Monkey còn là nơi chia sẻ mọi thông tin về cuộc sống, cách chăm sóc, giáo dục trẻ trong từng độ tuổi. Cách này giúp cha mẹ có thể luôn vững vàng trên hành trình nuôi dạy con yêu.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!