zalo
Trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng: Những điều ba mẹ cần biết
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng: Những điều ba mẹ cần biết

Lê Hương
Lê Hương

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Ngủ hay nghiến răng chính là hiện tượng hai hàm răng của bé gắn chặt vào nhau rồi tạo ra thứ âm thanh gọi “ken két” khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng khiến nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng. Cùng Monkey chia sẻ đến các ba mẹ kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng 

Biểu hiện của trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng. (ảnh: sưu tầm internet)

Răng của trẻ bị mòn và mẻ

Do bé thường xuyên nghiến răng khi ngủ nên khiến cho răng bị mòn mẻ. Răng mòn quá nhiều khiến cho việc bảo vệ men răng bị hạn chế. Nếu bé tự nhiên răng bị mòn và mẻ mà không va chạm vào đâu thì đó là dấu hiệu đầu tiên chứng tỏ trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng. 

Trẻ thường kêu đau ở trán, tai

Với cơ chế hoạt động của não bộ thì khi bé nghiến răng liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến thái dương và khiến cho vùng vai, trán tai bị đau một chút. 

Trẻ bị đau hàm khi nhai và khó khăn khi nhai thức ăn

Khi bé bị lệch khớp cắn khiến bé bị đau hàm, đau răng khi nhai. Với trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng thì bé thường xuyên kêu đau hàm không rõ nguyên nhân. Ba mẹ nên quan sát hiện tượng này để khắc phục càng sớm càng tốt. Trẻ đau hàm khi nhai sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của việc nhai, thức ăn không được nhỏ nên sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé. 

Khi trẻ ngủ thường phát ra những âm thanh ken két

Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận ra nhất. Khi bé ngủ thì ba mẹ quan sát và theo dõi trong môi trường yên tĩnh để xem có thấy tiếng ken két khi con ngủ và nghiến răng tạo ra hay không.

Nghiến răng ở trẻ 5 tuổi kéo dài bao lâu?

Tình trạng nghiến răng ở trẻ thường kéo dài bao lâu. (ảnh: sưu tầm internet)

Theo các chuyên gia khẳng định hầu hết các bé nghiến răng từ khi mọc răng cho đến khi bé thay răng xong, mọc hết răng vĩnh viễn thì việc nghiến răng khi ngủ sẽ được hạn chế lại. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp trẻ vẫn có thể ngủ và nghiến răng cho đến khi đã lớn rồi. Lúc đó có thể trẻ đã có một số biến chứng nguy hiểm khác. 

Bởi vậy, ba mẹ nên dành thời gian để quan sát, theo dõi để biết trẻ 5 tuổi ngủ có hay nghiến răng hay không để lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả. Nghiến răng có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và đúng nguyên nhân. Vì thế, ba mẹ không nên quá lo lắng mà nên bình tĩnh đồng hành cùng các bé. 

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi ngủ nghiến răng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ ngủ hay nghiến răng. (ảnh: sưu tầm internet)

Tâm lý lo lắng sợ hãi

Có thể nhận thấy những đứa trẻ căng thẳng, lo âu thì đêm về khi ngủ thường nghiến răng. Cơ thể nhận thấy có dấu hiệu nguy hiểm nên não đã phát tín hiệu chỉ đạo hàm nghiến răng để tạo ra cảm giác yên tâm, an toàn bảo vệ cơ thể tốt hơn. 

Trẻ thay răng

Khi bé đang thay từ răng sữa thành răng vĩnh viễn thì bé sẽ nghiến răng khi ngủ nhiều hơn. Trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng để giảm cảm giác khó chịu khi bị thay răng. Vì thế, hầu hết các bé nghiến răng đều đang trong độ tuổi thay răng. 

Bị dị ứng

Nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng có thể do bé dị ứng với loại thuốc nào đó. Đó là những loại thuốc khi hấp thụ vào cơ thể gây ra dị ứng khiến bé nghiến răng để cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn. 

Bị nhiễm giun kim

Vì khi nhiễm giun kim do ăn uống và vui chơi không đảm bảo vệ sinh thì cơ thể sẽ bị căng thẳng, mệt mỏi, giun sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu nên sẽ nghiến răng nhiều hơn. Nhất là với trẻ 5 tuổi hay nghiến răng vì lứa tuổi này đang ưa khám phá, tìm tòi về thế giới bên ngoài. 

Lệch khớp cắn

Dị tật về lệch khớp cắn chính là nguyên nhân đầu tiên khiến cho bé 5 tuổi ngủ hay nghiến răng. 

Phản ứng với thuốc

Bên cạnh việc dị ứng, một số thuốc tâm thần, trầm cảm cũng liên quan đến việc ngủ hay nghiến răng ở trẻ 5 tuổi. Ba mẹ cần quan sát để dừng, đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe sau ngày của bé. 

Ảnh hưởng nghiêm trọng khi chứng ngủ nghiến răng kéo dài

Chứng ngủ nghiến răng kéo dài có những ảnh hưởng nguy hiểm. (ảnh: sưu tầm internet)

Rối loạn khớp thái dương

Tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng kéo dài trong thời gian sẽ gây ra hiện tượng rối loạn khớp thái dương hàm. Bởi vì khi nghiến răng thường xuyên thì cơ hàm và thái dương đều làm việc quá nhiều. Điều này khiến khớp thái dương hàm không được hoàn thiện và bị lệch nhiều hơn.

Đau nhức đầu

Nếu bé thường xuyên nghiến răng sẽ khiến cho não hoạt động quá nhiều do bé thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng. Bé bị đau nhức đầu có thể đang gặp vấn đề bệnh lý nên ba mẹ cần quan sát để cho con thăm khám kịp thời. 

Đau nhức xương hàm

Điều khiến ba mẹ lo lắng khi có trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng chính là vấn đề đau nhức xương ở vùng hàm. Đau nhức xương hàm không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống, nhai nuốt hằng ngày mà còn tác động xấu đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe mà còn tác động không nhỏ đến thẩm mỹ trên gương mặt của trẻ. Vì thế, ba mẹ cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời. 

Răng bị hư hại sứt mẻ

Nếu trẻ 5 tuổi hay nghiến răng thì răng sẽ bị hư hại sứt mẻ. Nghiến răng khiến răng va chạm liên tục với nhau thường xuyên. Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng thường bị gặp phải nếu ngủ nghiến răng kéo dài. 

Răng bị xô lệch, ảnh hưởng thẩm mỹ

Do bé nghiến răng quá chặt và ngủ trong tư thế khác nhau nên khi cắn để nghiến răng sẽ kiến cho răng bị xô lệch thiếu thẩm mỹ vì răng bé thường là răng sữa đang còn rất mềm và dễ điều chỉnh. 

Mất men răng, khiến răng nhạy cảm

Nghiến răng khi ngủ không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn khiến cho lớp men răng bên ngoài bảo vệ răng bị mòn dần ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng về sau của bé. Vì thế, bé sẽ ăn uống khó khăn hơn, răng nhạy cảm hơn với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Bé sẽ hấp thụ thức ăn kém hơn so với các bạn khác. 

Sâu răng

Trẻ 3 tuổi ngủ hay nghiến răng sẽ dễ bị sâu răng hơn các bé không nghiến răng. Bởi vì tình trạng mài mòn răng bị diễn ra liên tục thường xuyên mỗi đêm khi bé ngủ. Bé nghiến răng sẽ làm mất men răng, mất lớp bảo vệ răng bên ngoài nên dễ bị vi khuẩn gây sâu răng. 

Gãy xương vùng hàm

Nếu trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng thì nguy cơ bị gãy xương vùng hàm do nghiến răng liên tục trong trạng thái thiếu tỉnh táo. Vì thế, ba mẹ nên quan sát để tránh tình trạng này xảy ra khiến cho việc ăn uống của bé không được đảm bảo. Đồng thời, làm mất thẩm mỹ trên gương mặt của bé. 

Điều trị tình trạng nghiến răng ở trẻ

Cách điều trị tình trạng ngủ nghiến răng ở trẻ. (ảnh: sưu tầm internet)

Điều trị vấn đề tâm lý

Nguyên nhân do bé căng thẳng thì ba mẹ cần giải quyết vấn đề tâm lý cho con. Đó là giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, yên tâm bằng cách trò chuyện, tâm sự và chơi cùng với con, vỗ về an ủi con mỗi ngày.

Chườm túi nóng nếu trẻ đang mọc răng hoặc thay răng

Bé thường mọc răng sẽ làm cho trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng. Vì thế, bạn cần chú ý cho bé sử dụng túi nóng để làm giảm cảm giác đau và khó chịu khi đang mọc răng hoặc thay răng sữa. 

Dùng máng mặt nhai

Bạn có thể dùng máng mặt nhai để giúp trẻ hạn chế nghiến răng khi ngủ. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả thì bạn nên chăm  sóc bé bằng chế độ dinh dưỡng với canxi và magie để răng bé khoẻ mạnh hơn. 

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ

Nếu sức khỏe bé tốt thì răng sẽ được đảm bảo, bên cạnh đó, cơ thể khoẻ thì bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, hạn chế việc nghiến răng khi đang ngủ. Bổ sung chất dinh dưỡng khiến cơ thể cảm thấy khoẻ, hệ tiêu hoá làm việc tốt nên bé sẽ không bị căng thẳng nữa và sẽ ít nghiến răng khi ngủ hơn. 

Điều trị các bệnh về răng miệng

Nếu nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng là do các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm miệng…thì ba mẹ nên điều trị các bệnh này để giúp bé có giấc ngủ tốt hơn, ngon giấc hơn. 

Biện pháp phòng tránh nghiến răng ở trẻ 5 tuổi

Các cách tránh tình trạng ngủ nghiến răng ở trẻ. (ảnh: sưu tầm internet)

Để phòng tránh hiện tượng trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng thì ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ và nhẹ nhàng cho bé trước khi đi ngủ. 

  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học cho con.

  • Tạo phòng ngủ lý tưởng để bé ngủ ngon.

  • Tẩy giun cho bé thường xuyên theo chỉ dẫn.

  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho bé hằng ngày.

  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Xem thêm: Trẻ 5 tuổi ngủ hay chảy nước miếng có đáng lo ngại?

Trên đây là một số biện pháp phòng tránh việc trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng mà ba mẹ có thể áp dụng tại nhà cho bé. Hy vọng bài viết này đã giúp ba mẹ yên tâm hơn, biết cách xử lý nếu con mình ngủ hay nghiến răng, đảm bảo con có giấc ngủ con để có điều kiện phát triển toàn diện hơn.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey