zalo
[Hỏi - Đáp] Trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

[Hỏi - Đáp] Trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Lê Hương
Lê Hương

28/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Một giấc ngủ đủ sâu và dài sẽ giúp cho cơ thể khôi phục lại năng lượng và hormone tăng trưởng sản sinh, đặc biệt có ích ở trẻ em. Tình trạng thiếu ngủ khiến cho cơ thể các em mệt mỏi, lờ đờ và tinh thần không tốt gây ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi hàng ngày. Tìm hiểu về trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ để có đáp án chính xác nhất qua thông tin sau. 

Trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Ở mỗi độ tuổi, trẻ lại có những nhu cầu rất khác nhau, nhưng đặc biệt vào lứa tuổi từ 5 đổ lên các em sẽ rất hiếu động. Về thắc mắc bé 5 tuổi ngủ bao nhiêu tiếng, bạn có thể đọc thông tin sau: 

Trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? (ảnh: sưu tầm internet)

Số giờ 1 ngày

Với những bé ở độ tuổi mẫu giáo, số giờ trong một ngày các con ngủ đủ giấc thường là từ 10-11 tiếng. Các bé thích chơi đùa vào ban ngày và sẽ dành thời gian ngủ tối nhiều hơn. Chu kỳ ngủ của các bé sẽ phụ thuộc vào thời gian ngủ ở trường, thường diễn ra khoảng từ 60-90 phút/chu kỳ ngủ. 

Giờ ngủ trưa

Như đã đề cập ở trên, các con thường thích vui chơi, đặc biệt là ở trường vào ban ngày, chính vì thế sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. Nhưng để giúp các con lấy lại năng lượng, hãy đảm bảo cho bé ngủ ít nhất từ 40 - 60 phút. Nếu như các con khó có thể đi vào giấc ngủ, ba mẹ, cô giáo có thể dành thời gian để vỗ về, kể chuyện cho các con. 

Giờ ngủ đêm

Trẻ 5 tuổi cần ngủ bao nhiêu là đủ cũng là băn khoăn và thắc mắc của nhiều phụ huynh. Vào buổi tối các con sẽ thường bắt đầu ngủ từ 9 giờ tối đến 7-9 giờ sáng. Không cần cho bé ngủ tói quá nhiều, khoảng từ 9 tiếng là đủ, nên hình thành thói quen này để con có thể phát triển một cách tốt nhất. 

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 5 tuổi

Bên cạnh vấn đề trẻ 5 tuổi cần ngủ bao nhiêu là đủ, rất nhiều phụ huynh cũng muốn tìm hiểu về đặc điểm giấc ngủ của con trong giai đoạn này. Cụ thể như sau: 

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 5 tuổi. (ảnh: sưu tầm internet)

Những tác động bên ngoài khiến giấc ngủ thay đổi

Trẻ thường ngủ từ 10- 11 tiếng là đủ nhưng không phải bất cứ em bé nào cũng có thể duy trì được giấc ngủ như ý muốn. Đồng hồ sinh học của các con có thể dễ bị rối loạn bởi những yếu tố khác nhau, trong đó có thể là:

  • Các hoạt động tham gia ở trường học, các hoạt động xã hội, học tập, gia đình… Đây là những yếu tố thông thường, nếu như tình trạng này xảy ra cha mẹ cũng không cần quá lo lắng.

  • Sự tác động lớn từ những thiết bị điện tử bởi các con muốn xem các chương trình yêu thích. Tinh thần của bé sẽ có những ảnh hưởng nhất định, ba mẹ cần lưu ý để điều chỉnh tình trạng này để trẻ có thể đi vào sinh hoạt một cách khoa học. Bởi tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sự thiếu tập trung, ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần, thậm chí kém phát triển.

Gặp phải những tình trạng bệnh lý và sinh lý giấc ngủ

Bên cạnh những vấn đề trên, tình trạng bé khó ngủ có thể là do biếng ăn, thụ động hoặc tăng động, rối loạn hormone… Điều này nhiều gia đình khó nhận ra, cần đem bé đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân. Tình trạng ngủ không đủ giấc khiến bé không đủ năng lượng vui chơi, suy giảm miễn dịch…

Một số vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở trẻ 5 tuổi

Một số vấn đề về giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi. (ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ 5 tuổi ngủ mấy tiếng 1 ngày cùng với các vấn đề giấc ngủ luôn là mối quan tâm của các bậc phụ huynh. Theo đó, trong quá trình bắt đầu đi ngủ đến lúc các con đã sâu giấc có thể xảy ra các vấn đề là: 

Khó đi vào giấc ngủ

Trẻ hiếu động, hoặc do những tác động khác nhau từ bên ngoài có thể sẽ khiến cho các con khó đi sâu vào giấc ngủ. Trẻ trằn trọc, tìm cách nghịch ngợm mọi thứ xung quanh, cha mẹ nên vỗ về để các bé có thể ngủ sâu hơn. 

Trẻ gặp ác mộng

Bé đi vào giai đoạn REM của giấc ngủ, có thể gặp ác mộng và giật mình tỉnh giấc. Điều này có thể là bình thường nếu như không tái diễn, nguyên nhân là do con căng thẳng hoặc xem bộ phim đáng sợ. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên, cha mẹ có thể lưu lại nhật ký và xác định nguyên nhân. 

Sợ hãi và mộng du

Trẻ gặp phải tình trạng sợ hãi, mộng du. (ảnh: sưu tầm internet)

Trong giai đoạn non-REM bé có thể có cảm giác sợ hãi, tinh thần căng thẳng. Trẻ sẽ hét lên vì hoảng sợ, thở nhanh và nhịp tim nhanh và chưa đáp ứng được xung quanh, thậm chí chưa thể nói ngay được nếu như ba mẹ hỏi. Khoảng 15% số trẻ có biểu hiện mộng du.

Tình trạng hoảng sợ cùng với mộng du có thể tự dừng lại, nhưng cũng có thể kéo dài tuy nhiên sẽ tự biến mất khi các con trưởng thành. Nhưng để an tâm hơn, cha mẹ có thể đưa con đi thăm khám nếu xuất hiện triệu chứng này thường xuyên. 

Bị thức giấc trong đêm

Tỉnh dậy trong đêm có thể lặp lại do căng thẳng, mệt mỏi ở bé, hoặc do các tác động như ngủ trưa quá nhiều, hoạt động tinh thần quá mức.Với tình trạng con khó ngủ trở lại, tuyệt đối không nên la mắng, mà trấn an cá con bằng các hành vi như đọc truyện ngắn, hát cho bé. Cha mẹ nên theo dõi thường xuyên và giúp con có một giấc ngủ trọn vẹn.

Ngủ ngáy

Tình trạng ngủ ngáy của trẻ có thể xảy ra thường xuyên, có thể là do ban ngày vận động quá mệt. Điều này không có gì đáng ngại, nên cha mẹ có thể vỗ nhẹ lưng cho bé để các con giảm ngáy.

Không chịu đi ngủ

Nhiều trẻ không chịu ngủ là nguyên nhân là do sự chia cắt của bởi cha mẹ để bé ngủ riêng. Trẻ thường kháng lại bằng cách khóc lóc ăn vạ hoặc trèo ra bên ngoài. Một nguyên nhân nữa của việc từ chối đi ngủ chính là thời gian bắt đầu ngủ của con khá muộn, nhịp sinh học thay đổi nên khó khăn cho những giấc ngủ sớm hơn. 

Cách tạo giấc ngủ khoa học cho trẻ 5 tuổi

Để tránh các con lặp lại những vấn đề trên, cũng như có thể xác định chính xác trẻ em 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, ba mẹ cần phải thực hiện những hành động sau đây: 

Cách giúp con ngủ ngon hơn mỗi ngày. (ảnh: sưu tầm internet)

Tạo khung giờ ngủ cố định

 Trước hết, bạn cần phải thiết lập cho bé một thói quen tốt, giữ giờ đi ngủ cũng như giờ thức dậy trong suốt thời gian dài, không thay đổi trong khoảng quá 15-20 phút. Bên cạnh đó, là các thói quen khác như tắm rửa và đánh răng sáng hôm sau. .

Tạo không gian ngủ lý tưởng 

Hãy tạo cho bé một không gian phòng ngủ thoải mái, nhất là những trẻ đã đi ngủ riêng. Trang trí phòng ngủ, dọn dẹp phòng sạch sẽ sẽ là cách để các con thích thú với việc đi ngủ hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tắt đèn, tạo đèn mờ để báo hiệu đã đến giờ đi ngủ, phòng nên thoải mái, không quá lạnh cũng không quá nóng, không khí mát mẻ để con dễ đi sâu vào giấc hơn. 

Dạy con ý thức giấc ngủ 

Đây là một trong những điều rất quan trọng mà ba mẹ nên hình thành cho con từ sớm. Để con vào phòng và bảo với trẻ đã đến giờ thức dậy, việc đánh thức vào mỗi sáng cũng tương tự. 

Tạo tâm lý an toàn cho con khi ngủ 1 mình

Không nên để các con xem những nội dung có chứa hình ảnh đáng sợ, ảnh hưởng đến tinh thần của các con. Tốt nhất, để tạo được tâm lý an toàn cho trẻ, cha mẹ có thể vỗ về, đọc truyện. 

Không cho con sử dụng thiết bị công nghệ gần giờ ngủ

Bên cạnh đó, nên đặt “giới nghiêm công nghệ” để các bé tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ và khuyến khích các bé tập luyện thể dục nhưng không vận động mạnh từ 2-3 giờ trước khi ngủ. 

Tạo chế độ độ ăn đủ dưỡng chất, tránh các chất kích thích

Không dùng các chất kích thích hay những đồ ăn khiến bé khó tiêu và đầy bụng. Nên cho con uống sữa trước khi đi ngủ cách đó ít nhất là 1 tiếng. 

Cho trẻ tập thể dục thể thao thường xuyên 

Hãy dạy trẻ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có tinh thần sảng khoái mỗi sáng, đồng thời nhịp sinh học được điều chỉnh để các con dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ. Một sức khỏe tốt cũng giúp cho bé phát triển toàn diện hơn, khỏe mạnh hơn và trí óc cũng có khả năng tập trung tốt hơn.

Xem thêm: Trẻ 4 tuổi khó ngủ trưa ba mẹ phải làm sao?

Như vậy, qua những thông tin trên, ba mẹ có thể biết được đáp án chính xác trẻ 5 tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, đồng thời biết cách để cải thiện một giấc ngủ ngon cho bé. Hãy đồng hành cùng trẻ trên mọi chặng đường, kể cả giấc ngủ để con phát triển lớn khôn và khỏe mạnh nhé!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!