zalo
Trẻ 5 tuổi ngủ hay trằn trọc: ba mẹ nên làm gì?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 5 tuổi ngủ hay trằn trọc: ba mẹ nên làm gì?

Lê Hương
Lê Hương

15/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 5 tuổi gặp tình trạng ngủ hay trằn trọc, khó đi sâu vào giấc ngủ. Đây là vấn đề khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi ngủ hay trằn trọc là gì, ba mẹ cần làm gì khi con gặp phải vấn đề này? Monkey sẽ chia sẻ trong bài viết sau đây nhé!

Tại sao trẻ 5 tuổi ngủ hay trằn trọc?

Với tình trạng bé ngủ hay trằn trọc, khó ngủ thường là do:

Do tác động từ môi trường xung quanh

Các yếu tố không gian, ánh sáng, âm thanh xung quanh tác động mạnh đến giấc ngủ của trẻ. Ánh sáng quá lớn, âm thanh ồn ào, không gian không an toàn sẽ khiến bé có tâm lý bất an, phân tâm, khó đi vào giấc ngủ. 

Khi ngủ, có các tác động âm thanh bên ngoài và ánh sáng trắng rọi vào mắt sẽ khiến bé tỉnh giấc. Từ đó, trằn trọc và khó ngủ trở lại. 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay bị trằn trọc. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Do gia đình bé có thêm thành viên mới 

Tâm lý trẻ con luôn muốn ba mẹ dành sự yêu thương, săn sóc mình. Nhưng khi gia đình có thêm thành viên mới, có thể ba mẹ dành bớt sự quan tâm cho bé. Bé sẽ có tâm lý bất an hơn, khó ngủ hơn. 

Không những thế, khi gia đình có thêm thành viên đồng nghĩa với việc bé phải ngủ riêng. Ngủ riêng chưa quen sẽ khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc và hay bị giật mình thức giấc. 

Tâm lý sợ hãi của bé

Trẻ con thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng khi ngủ riêng một mình. Bé có các nỗi sợ vô hình như ma quỷ, hay các hình con vật trong hoạt hình,... Điều này khiến bé ngủ hay bị giật mình, giấc ngủ không sâu và luôn có ám ảnh tâm lý khiến bé trằn trọc khi ngủ. 

Trẻ bị thiếu chất: canxi và vitamin D

Thiếu canxi và vitamin D là lý do làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Bé sẽ dễ gặp phải tình trạng tụt canxi, hạ đường huyết. Không những thế, hệ xương kém phát triển khiến cơ thể bé bủn rủn, bồn chồn khi ngủ, dẫn đến khó ngủ và trằn trọc. 

Trẻ bị thiếu chất: canxi và vitamin D cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: Trẻ 5 tuổi khó ngủ thiếu chất gì? Giải pháp cải thiện hiệu quả

Bệnh hô hấp 

Các vấn đề bệnh lý hô hấp như ho, khó thở, dị vật mũi, nghẹt mũi,... khiến bé khó thở và khó chịu khi ngủ. Bé phải thường xuyên thay đổi tư thế nằm để dễ thở hơn. Đây cũng là lý do khiến bé luôn trằn trọc, lăn lóc khi ngủ. 

Thời gian biểu ngủ không khoa học

Thời gian biểu của giấc ngủ trẻ em rất quan trọng. Ba mẹ nên thiết lập 1 thời gian biểu rõ ràng, khoa học, đúng khung giờ. Như thế sẽ giúp con có giấc ngủ chất lượng hơn. Ngủ sớm, dậy sớm, cải thiện năng lượng, cải thiện chất lượng giấc ngủ tuyệt vời cho trẻ 5 tuổi. 

Do tâm lý độ tuổi tiền tiểu học

5 tuổi là độ tuổi tiền tiểu học. Ba mẹ có thể đã bắt đầu cho con học bảng chữ cái, đếm số,... hay những kiến thức cơ bản khác. Đồng thời giúp con chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để bước vào tiểu học. Trẻ sẽ có những vấn đề tâm lý như lo lắng, căng thẳng hơn khi phải học tập. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến ngủ của trẻ. 

Do tâm lý độ tuổi tiền tiểu học dẫn tới trẻ bị khó ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trẻ 5 tuổi ngủ hay trằn trọc kéo dài ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng bé ngủ hay trằn trọc kéo dài thường dễ gây một số ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, thể chất của trẻ như:

Chất lượng giấc ngủ kém, trẻ bị chậm tăng trưởng

Trẻ ngủ hay trằn trọc ảnh hưởng như thế nào. (ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ ngủ hay trằn trọc, lăn lóc, sẽ khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút. Khi ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hoocmon tăng trưởng. Khi bé gặp vấn đề về giấc ngủ, những ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xảy ra đó là: rối loạn hoocmon tăng trưởng. Từ đó làm giảm quá trình phát triển thể chất của trẻ. 

Ảnh hưởng trí thông minh và não bộ

Giấc ngủ không sâu, chịu nhiều tác động sẽ khiến não bộ không được nghỉ ngơi. Trí thông tin của trẻ giảm sút. Không những thế còn có phần ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức. 

Rối loạn tâm lý 

Bé gặp vấn đề về giấc ngủ sẽ là nguồn cơn dẫn đến các vấn đề về tâm lý. Giấc ngủ không sâu, hay tỉnh, trằn trọc khiến bé mệt mỏi, cáu bẳn, giận dỗi nhiều hơn. 

Gặp các vấn đề về tim mạch và huyết áp

Bé ngủ hay trằn trọc, gặp các vấn đề giấc ngủ sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp. Nguy cơ nguy hiểm nhất đó là việc ngưng tim trong khi ngủ. 

Bé 5 tuổi ngủ hay trằn trọc ba mẹ nên làm gì?

Để cải thiện tình trạng ngủ hay trằn trọc của bé, ba mẹ nên:

Ôm ấp vỗ về con

Để con có cảm giác an toàn, yên tâm hơn khi ngủ, ba mẹ có thể ôm ấp vỗ về con. Khi được nằm trong vòng tay của ba mẹ, được vỗ về ôm ấp, bé sẽ an tâm hơn trong giấc ngủ. Và đương nhiên, điều này sẽ tăng chất lượng giấc ngủ, hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ. 

Kể chuyện hoặc ru con ngủ 

Bé ngủ hay trằn trọc ba mẹ nên làm gì. (ảnh: sưu tầm internet)

 Lắng nghe giọng nói quen thuộc, nhẹ nhàng của ba mẹ là cách để con dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ba mẹ cũng có thể cho con nghe những câu chuyện kể bằng tiếng Anh, vừa giúp con có thể dễ ngủ, vừa giúp con có thể tiếp cận với ngôn ngữ mới tốt hơn. Để lựa chọn cho con những câu chuyện ý nghĩa, giúp con phát triển tư duy ngôn ngữ tốt hơn. 

Cho con ngủ cùng 

5 tuổi là độ tuổi mà hầu như ba mẹ đã tách cho con ngủ riêng. Tuy nhiên khi con gặp phải các vấn đề giấc ngủ, ba mẹ nên ngủ cùng con một thời gian. Như vậy sẽ giúp con có thể an tâm hơn khi ngủ. Sau khi cùng con cải thiện vấn đề giấc ngủ rồi, ba mẹ có thể tách con ra ngủ riêng trở lại. 

Thêm những người bạn mới cho con

Ba mẹ có thể tặng cho con những người bạn mới là các bé thú nhồi bông mà bé yêu thích. Đây là cách tạo cảm giác an toàn hơn cho con, đồng thời giúp con có thể tự chủ hơn trong việc đi ngủ, không cần ba mẹ bên cạnh. 

Giảm ánh sáng và tiếng ồn xung quanh 

Môi trường, không gian ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Để con có giấc ngủ ngon hơn, ba mẹ nên chú ý điều chỉnh không gian ngủ tốt nhất cho con. Đặc biệt, cần phải điều chỉnh ánh sáng phù hợp, tránh ánh sáng mạnh. Không gian ngủ của con nên đảm bảo hạn chế tiếng ồn xung quanh. 

Cách cải thiện tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay trằn trọc

Dưới đây là một vài cách cải thiện giấc ngủ mỗi ngày của bé ngon, sâu giấc hơn mà ba mẹ có thể tham khảo:

Cho bé vận động thể dục hằng ngày 

Vận động thể dục thể thao hằng ngày là cách giúp trẻ tiêu hao bớt năng lượng. Và đây cũng là một trong những yếu tố giúp trẻ dễ ngủ hơn, giấc ngủ ngon hơn. Việc vận động mỗi ngày cũng là cách giúp con phát triển thể lực toàn diện. 

Tạo thói quen ngủ đúng giờ 

Cách ba mẹ giúp con ngủ ngon hơn mỗi ngày. (ảnh: sưu tầm internet)

Giờ giấc ngủ khoa học là thói quen tốt mà ba mẹ nên tập cho con. Giờ ngủ khoa học tốt nhất là nên cho con ngủ từ khoảng 6-9h tối và thức dậy vào 7-9h sáng mai. Bé 5 tuổi cần duy trì giấc ngủ từ 10-12 tiếng mỗi ngày. 

Tạo không gian ngủ an toàn và thoải mái cho con

Không gian ngủ thoải mái sẽ giúp bé dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn, giúp con ngủ ngon hơn. Ba mẹ nên chú ý đến các yếu tố như không gian, ánh sáng, giường nằm cho bé. 

Hạn chế cho con tiếp xúc các thiết bị điện tử trước ngủ 

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử chính là nguyên nhân khiến cho trẻ mỏi mắt, nhưng vẫn không ngủ được. Để bảo vệ an toàn cho mắt của con cũng như có thể đảm bảo giấc con ngon hơn, ba mẹ nên quản lý việc sử dụng thiết bị điện tử trước giờ ngủ của con. 

Cho con uống ly sữa ấm trước khi ngủ 1 giờ 

Uống 1 ly sữa ấm trước giờ ngủ cũng là một trong những cách kích thích cơn buồn ngủ. Trong thành phần của sữa, có dưỡng chất tốt cho giấc ngủ. Tuy nhiên không nên cho con uống quá nhiều sữa nhé! Bởi nếu như uống nhiều chất lỏng trước giờ ngủ có thể sẽ khiến con gặp phải các tình trạng đi tiểu đêm khiến chất lượng giấc ngủ giảm xuống. 

Bổ sung đủ dưỡng chất cho con 

Thiếu chất cũng là nguyên nhân dẫn đến giấc ngủ không chất lượng. Ba mẹ nên lưu ý chăm sóc con tốt hơn, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con mỗi ngày. Đặc biệt là các chất như protein, các loại vitamin và khoáng,... 

Ba mẹ nên Bổ sung đủ dưỡng chất cho con để giúp ngủ ngon hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trên đây là những kiến thức giúp ba mẹ biết lý do trẻ 5 tuổi ngủ hay trằn trọc. Đồng thời cũng có thể nắm rõ cách xử lý giúp con có giấc ngủ ngon hơn mỗi ngày. Hy vọng những chia sẻ kiến thức từ Monkey sẽ hữu ích dành cho ba mẹ!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!