Trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ là một chứng rối loạn giấc ngủ mà trẻ thường gặp. Việc hay ngủ mơ ban đêm khiến trẻ dễ bị kích động và không thể an ủi, sau đó lại trở về giấc ngủ và không nhớ chuyện gì xảy ra. Cha mẹ đừng bỏ qua bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân và cách khắc phục nhé.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ ác mộng
Dấu hiệu nhận biết trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ chính là thường xuyên giật mình thức dậy, quấy khóc và có vẻ sợ hãi, đồng thời bé bám lấy bạn chặt hơn và khó ngủ trở lại. Thông thường thì thời điểm trẻ mơ thấy ác mộng thường sẽ vào gần sáng sớm và ở giai đoạn sau của giấc ngủ. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bắt nguồn từ một số lý do sau:
Trẻ bị kích thích cảm giác sợ hãi trước khi ngủ
Việc trẻ nghe thấy những câu chuyện khiến trẻ sợ hãi hoặc xem các chương trình TV có hình ảnh tiêu cực, gây khó chịu sẽ khiến trẻ hay mơ thấy ác mộng khi chìm vào giấc ngủ.
Rơi vào trạng thái căng thẳng
Việc môi trường sống bị thay đổi khi bé đang ở chung với cha mẹ nhưng bị tách ra ngủ riêng một mình cũng khiến gây rối loạn sức khỏe. Bé dễ bị ốm đau nhẹ vì phải tập làm quen ở một mình và thời gian đầu sẽ dễ bị mơ hoảng trong lúc ngủ.
Trẻ bị chứng rối loạn giấc ngủ
Trẻ hay bị ngủ mơ cũng là một biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Khi cơ thể mệt mỏi hoặc đi ngủ trong tình trạng đói thì bé dễ bị rối loạn và dẫn tới việc hay bị mơ sảng khi ngủ.
Ảnh hưởng của việc trẻ ngủ hay mơ
Chỉ một vài lần thì có thể bỏ qua nhưng nếu tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ diễn ra thường xuyên thì cha mẹ cần phải lưu ý. Với những nguyên nhân nghe có vẻ đơn giản nhưng ảnh hưởng lại rất phức tạp. Một số ảnh hưởng của việc trẻ ngủ hay mơ có thể kể đến như:
-
Rối loạn tâm lý: Nếu trẻ thường xuyên bị ngủ mơ trong khi ngủ thì có thể dần dần sẽ bị “sợ ngủ”. Từ đó, tinh thần cũng không được tỉnh táo và dẫn tới hiện tượng bị rối loạn tâm lý, thường xuyên sợ hãi và lo lắng.
-
Phát triển trí não và thể chất bị ảnh hưởng: Việc thường xuyên ngủ mơ sẽ khiến trẻ phải giật mình thức giấc liên tục, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và chắc chắn chất lượng giấc ngủ từ đó cũng giảm đi. Hệ luỵ đi theo chính là dần dà, trí não của trẻ và thể chất phát triển chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa.
-
Trẻ gặp những vấn đề về hành vi: Có thể cha mẹ không tin những giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn tới hành vi của trẻ. Nếu thường xuyên mơ sảng trong lúc ngủ thì tinh thần không còn tỉnh táo khi tỉnh dậy, hệ thần kinh cũng không còn minh mẫn nên các hành vi của bé từ đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Tâm lý trẻ 5-6 tuổi và những điều ba mẹ cần quan tâm
Có nên cho trẻ 5 tuổi học toán tư duy hay không?
Trẻ 5 tuổi ngủ hay giật mình: những điều ba mẹ cần lưu tâm
Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ?
Cha mẹ thấy tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ kéo dài thì không được coi thường và phải tìm ra nguyên nhân để mau chóng tìm được giải pháp khắc phục. Để có thể giảm thiểu được hiện tượng này nhằm không ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của trẻ, cha mẹ cần thực hiện một số cách sau:
Trấn an tinh thần của trẻ trước khi đi ngủ
Cha mẹ muốn trẻ ngủ ngon giấc và không bị mơ hoảng thì cần phải trấn an tinh thần ngay cả khi trước và trong lúc ngủ. Mẹ chỉ cần ôm hoặc xoa lưng cho trẻ để trẻ chìm vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, không lo lắng và an tâm vì có mẹ bên cạnh.
Bài trí không gian phòng ngủ thích hợp cho trẻ
Cha mẹ cần kiểm tra đèn ngủ có bật hay không và mở cửa phòng để trẻ cảm nhận được bạn đang ở gần để nâng cao sự an toàn hơn. Nếu bạn đưa trẻ vào giường để dỗ dành quá lâu thì sau này sẽ tạo nên thói quen khó sửa ở trẻ.
Giải thích cho trẻ hiểu về cơn ác mộng
Nếu trẻ đủ lớn để có thể hiểu được những gì bạn nói thì hãy giải thích cho trẻ hiểu về ác mộng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nói với trẻ rằng đó chỉ là giấc mơ thì sẽ không có tác dụng an ủi nhiều bởi khi đó trẻ còn nhỏ và không hiểu được sự khác nhau giữa mơ và thực là như thế nào.
Cách giúp con có giấc ngủ ngon hơn
Tìm ra nguyên nhân thôi vẫn chưa đủ để khắc phục được tình trạng trẻ bị ngủ giật mình. Cha mẹ nếu muốn giảm thiểu được tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ thì cha mẹ cần lưu ý thực hiện một số phương pháp sau đây.
Tạo cho trẻ cảm giác bình yên trước khi chìm vào giấc ngủ
Để trẻ cảm thấy an toàn trước khi chìm vào giấc ngủ thì cha mẹ nên cho trẻ tắm nước ấm, massage cho cơ thể được thư giãn thoải mái và kể một câu chuyện êm dịu hoặc hát ru những bài hát nhẹ nhàng. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể tìm và đọc cho bé nghe các loại sách liên quan tới giấc ngủ như Goodnight Moon của Margaret Wise Brown.
Duy trì một nhiệt độ thích hợp cho phòng ngủ
Cha mẹ nên điều chỉnh và duy trì phòng ngủ của trẻ ở một nhiệt độ dễ chịu, không nên quá nóng và cũng không quá lạnh. Nhiệt độ tốt nhất giúp cho trẻ có được một giấc ngủ thoải mái chính là tầm khoảng 18 độ C. Đây chính là nhiệt độ lý tưởng để trẻ có thể chìm vào giấc ngủ nhanh, ngủ sâu giấc hơn và nên đắp cho bé một chiếc chăn mỏng.
Điều chỉnh ánh sáng phòng ngủ ở mức thích hợp nhất
Nếu phòng có quá nhiều ánh sáng hoặc quá tối thì sẽ làm gián đoạn giấc ngủ có trẻ và có thể làm trẻ giật mình thức giấc. Nếu trẻ sợ bóng tối thì cha mẹ nên sắm cho bé một chiếc đèn ngủ để tránh việc trẻ liên tưởng tới những hình ảnh không hay ho và mang theo vào giấc mơ của mình. Việc này sẽ có ảnh hưởng rất lớn và khiến gây ra tình trạng trẻ bị mơ sảng trong khi ngủ.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thích hợp cho trẻ
Một phương pháp cuối cùng giúp giảm tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ đó chính là bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết. Các bữa ăn của trẻ nên được bổ sung thêm Lysine, các vi khoáng chất và các Vitamin thiết yếu như Crom, Kẽm, Selen, Vitamin B,...Những dưỡng chất này sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, đồng thời tăng cường sức đề kháng để trẻ ít gặp tình trạng ốm vặt hơn.
Xem thêm: Trẻ 4 tuổi có cần ngủ trưa? Cách tập cho con ngủ trưa hiệu quả
Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ cùng cách khắc phục để có thể giảm thiểu một cách tối đa. Cha mẹ hãy lưu ý và áp dụng các phương pháp đã được cung cấp ở trên để có thể có thể đảm bảo giấc ngủ cho bé và duy trì sự phát triển toàn diện một cách tốt nhất cả về thể chất và trí não.