zalo
Bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng: ba mẹ phải làm sao?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng: ba mẹ phải làm sao?

Lê Hương
Lê Hương

28/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tập cho bé ngủ riêng là một điều rất quan trọng và cần thiết ngay từ khi con nhỏ mà phụ huynh nên làm. Thế nhưng có những bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng. Khi này, ba mẹ phải làm gì và cách tập cho bé ngủ riêng hiệu quả nhất? Hãy cùng Monkey tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau đây nhé.

Tại sao ba mẹ nên tập cho con ngủ riêng?

Việc ba mẹ hình thành thói quen cho trẻ ngủ riêng từ khi còn nhỏ sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực không chỉ về mặt sức khoẻ mà còn những thói quen về sau. Điểm qua những lý do ba mẹ nên tập cho con ngủ riêng nhé.

Những lý do ba mẹ nên tập cho con ngủ riêng. (ảnh: sưu tầm internet)

Giúp con tự tin, vượt qua nỗi sợ

Khi ba mẹ tập cho con ngủ ở một không gian riêng không cần người bên cạnh đã rèn luyện cho con sự tự tin. Con sẽ vượt qua được nỗi sợ trong tâm lý của mình khi ngủ một mình. Cứ dần hình thành thói quen như vậy, con lớn lên sẽ không nhút nhát và sợ hãi bất cứ điều gì.

Tập tính tự lập cho con

Lâu nay ba mẹ thường xuyên phải bế con, ẵm con ngủ hình thành nên thói quen phải có người lớn bên cạnh mới ngủ được, thậm chí nhiều bé còn làm nũng, quấy khóc mãi mới ngủ khiến phụ huynh mệt mỏi.

Khi đã rèn luyện cho con thói quen ngủ riêng là bé sẽ không còn phụ thuộc vào người lớn, lâu dài giúp bé có tính tự giác và chủ động đi ngủ mà không sợ hãi bất cứ điều gì khi không có ba mẹ ở bên. Đặc biệt với những bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng càng rèn luyện cho bé tính tự lập, ít phụ thuộc vào người lớn.

Giúp con chủ động hơn trong giấc ngủ

Theo các nguyên cứu của các chuyên gia cho thấy, khi bé đã làm quen với nếp ngủ riêng tình trạng làm nũng và quấy khóc không còn. Thậm chí bé sẽ chủ động ngủ đúng giờ mà không cần ba mẹ thúc quản và việc của người lớn chỉ cần chăm sóc cho giấc ngủ của con tốt hơn.

Nâng cao chất lượng giấc ngủ

Thói quen quấy khóc và đòi ăn của bé vào ban đêm cũng khiến bé khó quay trở lại giấc ngủ và không tốt cho sức khỏe. Khi ngủ riêng bé sẽ yên tĩnh hơn trong giấc ngủ, không bị ảnh hưởng sinh hoạt của người lớn, ngủ đúng giờ giấc mà không làm bé tỉnh giấc. Bé sẽ có giấc ngủ ngon hơn, ngủ một mạch tới sáng sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.

Cách tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng dễ dàng hiệu quả 

Cách tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng dễ dàng. (ảnh: sưu tầm internet)

Tìm hiểu cách cho bé ngủ riêng ngay từ khi còn nhỏ là điều ba mẹ nên làm. Nhất là với những bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng phụ huynh cần phải có những biện pháp hữu hiệu, tham khảo một vài cách dưới đây.

Chọn thời điểm thích hợp

Nhiều bậc phụ huynh không yên tâm khi cho con ngủ riêng khi còn nhỏ. Tuy nhiên theo các chuyên gia ba mẹ nên cho con ngủ riêng càng sớm càng tốt thường thì nên ngủ trước 5 tuổi. 

Bởi sau 5 tuổi các bé đã hình thành nên nhiều thói quen, sợ bóng tối và ở một mình. Lúc đó thay đổi cho bé thói quen và giúp bé thích nghi với điều đó là rất khó. Vì thế, hãy chọn thời điểm thích hợp và ngủ riêng càng sớm càng tốt, ba mẹ đỡ vất vả mà con cái cũng nghe lời hơn.

Dỗ dành con

Ba mẹ có thể vỗ về dỗ dàng con. (ảnh: sưu tầm internet)

Tập thói quen ngủ riêng không phải là chuyện đơn giản, ba mẹ nên dùng những lời dỗ dành, yêu thương và thuyết phục con. Tuyệt đối không được răn đe, doạ nạt khiến bé thêm sợ hãi và áp đặt là hoàn toàn không tốt. Hãy dịu dàng nói với con cho tới khi con quen dần và chăm sóc tốt cho giấc ngủ một mình của bé.

Tạo thói quen ngủ một mình dần dần

Để giúp bé có thể ngủ riêng bố mẹ hãy dành thời gian cho con làm quen và dần hình thành thói quen ngủ một mình. Những ngày đầu ba mẹ hãy kể chuyện cho bé nghe đọc truyện hoặc hát ru để bé ngủ xong hãy rời khỏi phòng. Hãy thường xuyên quan tâm tới giấc ngủ của con trong những ngày đầu sau khi con quen với căn phòng của mình, tự ngủ bố mẹ hãy để con tự lập.

Không nên nóng vội 

Trong khi hình thành cho con thói quen hãy giữ sự bình tĩnh, không nóng vội khiến cho mọi việc trở nên vô ích. Ba mẹ nên hiểu rằng để bé có thể ngủ một mình là một bước ngoặt cực kỳ quan trọng cần có thời gian. Do đó, tuỳ vào từng bé mà ba mẹ thực hiện theo tiến độ khác nhất tốt nhất nên từ từ chậm rãi nhưng chắc chắn.

Nhiều bậc phụ huynh vì muốn thực hiện là có hiệu quả ngay nên đã áp đặt con, bắt ép con mà không hiểu được tâm lý của con. Điều này sẽ gây ảnh hưởng về mặt tinh thần cũng như tình cảm của con, nếu kéo dài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Dành thời gian khen ngợi con

Trẻ con luôn thích được khen ngợi và bố mẹ hãy là nguồn cổ vũ tinh thần, tạo động lực cho bé để con có thể ngủ một mình. Hãy dành những lời khen, sự động viên, khích lệ cùng với những món quà hay đồ chơi yêu thích để bé có thể dũng cảm ngủ một mình. 

Khi ba mẹ yêu thương con, khuyến khích và khen ngợi con sẽ cảm nhận được mình đã làm được một điều gì đó rất ý nghĩa, lớn lao và kỳ tích. Từ đó con lại càng muốn thể hiện khả năng của mình hơn và việc ngủ riêng đã có hiệu quả.

Tạo không gian phòng ngủ cho con thoải mái và an toàn

Tạo không gian ngủ thoải mái cho con. (ảnh: sưu tầm internet)

Phòng ngủ của bé phải đảm bảo được trang trí theo sở thích của mình để bé hào hứng và thích với căn phòng của mình hơn. Không gian ngủ phải yên tĩnh, mang đến cảm giác an toàn và thoải mái để bé yên tâm ngủ sâu giấc hơn.

Ba mẹ hãy để một chiếc giường êm ái với những đồ chơi, thú nhồi bông hoặc tranh ảnh dễ thương ngộ nghĩnh tạo nên sự ấm áp như những người bạn của bé.

Giúp con đối mặt với nỗi sợ: gấu bông, ru

Đối những bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng quả thực là một hành trình gian nan của ba mẹ. Để tập cho trẻ thói quen ngủ riêng này ba mẹ hãy cùng con đối diện với những nỗi sợ này bằng cách phân tâm những lo lắng của con. Ba mẹ hãy kể cho con nghe những câu chuyện về sự dũng cảm, hát rủ, đọc sách để con chìm vào giấc ngủ lú nào không hay. Ba mẹ hãy để một vài con thú nhồi bông cho bé ôm khi ngủ, cùng với chiếc đèn ngủ trong phòng.

Thể hiện tình thương với con

Trước khi con đi ngủ, ba mẹ cũng không được quên chúc con ngủ ngon những cái ôm vỗ về thể hiện tình yêu thương dành cho bé. Có như vậy con mới cảm nhận được sự an toàn, che chở và luôn dõi theo con từng giấc ngủ.

Không đe dọa ép con ngủ

Tuyệt đối không dọa ép con ngủ khi con chưa thực sự sẵn sàng. Nếu dùng những lợi doạ nạt lại khiến bé càng nên sợ hãi và áp đặt với giấc ngủ. Có thể bé sẽ ngủ trong nỗi sợ, mơ màng và thường xuyên tỉnh giấc. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý của trẻ. Vì thế, hãy nhẹ nhàng từng bước một cần sự kiên nhẫn của ba mẹ.

Tạo môi trường lành mạnh, tránh xa thiết bị điện tử

Sử dụng thiết bị điện tử có sự ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ không chỉ riêng trẻ em mà cả người lớn. Vì thế, hãy nói không với các thiết bị điện tử trước giờ ngủ, đây cũng là một thói quen rất tốt giúp bé không phụ thuộc vào điện thoại hay tivi.

Lưu ý ba mẹ cần nhớ khi bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng

Cho trẻ ngủ riêng là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực và kiên nhân của ba mẹ. Để đạt hiệu quả hơn khi cho con ngủ riêng ở độ tuổi lên 5 phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau đây:

Hãy đảm bảo con đã đủ khả năng ngủ riêng

Những lưu ý khi tập cho con ngủ riêng ba mẹ cần ghi nhớ. (ảnh: sưu tầm internet)

Ba mẹ không nên ép buộc con ngủ riêng khi chưa thực sự sẵn sàng, hãy thường xuyên thuyết phục, sử dụng nhiều biện pháp giúp con hứng thú khi ngủ riêng. Những bé có khả năng ngủ riêng phải đảm bảo về mặt sức khoẻ, tinh thần. Nếu bé hay ốm vặt và mắc các bệnh lý không nên cho con ngủ riêng quá sớm mà cần ở một thời điểm thích hợp hơn.

Chia giường cho con trước khi tách phòng

Ở thời gian đầu và khi bé còn nhỏ phụ huynh nên sắm cho con một chỗ ngủ ngày gần bố mẹ. Điều này sẽ giúp ba mẹ có thể quan sát, chú ý tới sự an toàn của con. Hơn nữa, lúc này bé cũng quen dần với việc ngủ riêng nhưng đang được gần bố mẹ bé sẽ không cảm thấy sợ hãi khi bỏ rơi một mình.

Quan sát con thường xuyên

Trong giấc ngủ ba mẹ cung phải quan sát con thường xuyên để biết được con ngủ có sâu giấc không, ngủ ngon không, còn điều gì khiến bé đang lo sợ. Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục. Đồng thời việc quán sát cũng giúp bố mẹ phát hiện được có những điều gì đang ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé như côn trùng, các vật dụng cận kề.

Tập cho con sự tự tin

Khi tập cho bé 5 tuổi ngủ riêng cũng là lúc ba mẹ tập cho con sự tự tin nhất định. Tự tin khi không có người lớn bên cạnh, tư tin hơn trong bóng tối để sau này con lớn lên con sẽ vượt qua được mọi việc một cách dễ dàng nhất. Hãy ủng hộ con bằng tinh thần, bằng những khen thưởng và những món quà giúp con nhận ra việc ngủ riêng từ sớm là rất tốt.

Xem thêm: Trẻ 5 tuổi khó ngủ trưa ba mẹ nên làm thế nào?

Bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng là một vấn đề khó khăn mà ba mẹ cần phải có biện pháp phù hợp. Hãy từ từ và học cách tập cho bé ngủ riêng theo nội dung bài viết đã hướng dẫn để bé có thể hình thành thói quen tốt nhất cho mình.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!