zalo
Bé 3 tuổi ngủ bị giật tay chân có nguy hiểm không?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Bé 3 tuổi ngủ bị giật tay chân có nguy hiểm không?

Lê Hương
Lê Hương

14/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bé 3 tuổi ngủ bị giật tay chân là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng Monkey tìm hiểu về nguyên nhân, những nguy hại của vấn đề này và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho con trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ngủ bị giật tay chân

Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến trẻ 3 tuổi ngủ bị giật tay chân: 

Nguyên nhân bé 3 tuổi ngủ bị co giật tay chân. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thiếu dinh dưỡng

Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ ngủ bị co giật chân tay chính là việc thiếu dưỡng chất, cụ thể là thiếu canxi và vitamin D. Thiếu hụt canxi là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hạ canxi máu và bệnh động kinh. Trong đó biểu hiện điển hình là co giật tay chân từ nhẹ đến nặng.

Do phản xạ

Các phản xạ của moro kích thích đột ngột cũng là nguyên nhân bé gặp hiện tượng co giật tay chân. Ví dụ như ảnh hưởng tiếng ồn bên ngoài khi bé đang ngủ sẽ khiến bé giật mình, giật chân tay. Đây là hiện tượng gồm chuyển động đối xứng đột ngột cả cánh tay, mở tay ra, co mình tức thì,... 

Các tác nhân ảnh hưởng bên ngoài

Các tác nhân bên ngoài như tiếng động mạnh, ánh sáng chói bất ngờ,... cũng là nguyên nhân ảnh hưởng khiến bé giật mình, co giật tay chân tức thì. Ba mẹ nên cho bé ngủ ở không gian thoải mái, ít tiếng ồn mạnh. 

Bé bị hạ canxi máu

Hạ canxi máu là do quá trình mang thai, mẹ không bổ sung đầy đủ canxi. Điều này dẫn đến trẻ bị thiếu canxi và mắc bệnh hạ canxi máu bẩm sinh. Khi bị hạ canxi máu, cơ thể bé sẽ thường xuyên bị co giật mạnh ngay cả khi tỉnh. Đây là vấn đề bệnh lý cần theo dõi và điều trị kịp thời.

Do bệnh động kinh

Trẻ ngủ bị co giật tay chân do bệnh động kinh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ bị bệnh động kinh thường giật chân trong khoảng 1-2 giờ sau khi ngủ. Không những thế, trẻ còn có các biểu miệng miệng thở khò khè, da xanh, trẻ ngất đi đột ngột, tay chân co cứng, méo miệng,... Các giai đoạn động kinh cụ thể như sau:

  • Giai đoạn trương lực cơ: Đây là giai đoạn trẻ phát bệnh, thường sẽ kéo dài khoảng 30s. Trẻ ngất đi đột ngột, thở dốc, da xanh tái, chân tay co cứng và mắt trợn ngược lên.
  • Giai đoạn giật rung: Ở giai đoạn này cơ thể bé giật mạnh, răng nghiến chặt, chân tay bắt đầu co quắp. Mặt và miệng bé méo đi, và sùi bọt mép. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 phút. 
  • Giai đoạn hôn mê: Ở giai đoạn này các cơ của bé giãn ra và mềm nhũn, da xanh tái. Trẻ sẽ hôn mê khoảng từ 15 phút đến 1 giờ.

 

Bé 3 tuổi ngủ bị giật tay chân có nguy hiểm không?

Theo thông tin từ bác sĩ của bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, trẻ ở độ 3 tuổi não còn đang phát triển, kéo dài đến 6 tuổi để hoàn thiện hệ thần kinh. Vì thế, ở khoảng thời gian này, việc cử động co giật tay chân nhẹ là bình thường. Tuy nhiên ba mẹ cần theo dõi những dấu hiệu liên quan đến bệnh động kinh để có thể xử lý kịp thời nếu con bị co giật tay chân do bệnh lý này gây ra. 

Cách hạn chế hiện tượng ngủ giật tay chân ở trẻ 3 tuổi

Để hạn chế tình trạng ngủ giật tay chân ở trẻ, ba mẹ nên chú ý: 

Cách hạn chế hiện tượng ngủ co giật tay chân ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Không nên đưa trẻ đến nơi đông người, đảm bảo nơi có đủ dưỡng khí

Trẻ cần không gian rộng, thoáng đủ không khí để đủ oxy thở cho bé. Với những bé bị bệnh động kinh, ba mẹ càng cần phải lưu ý vấn đề này nhé! 

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ

Thiếu canxi và vitamin D là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng trẻ co giật tay chân, bị tụt canxi. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, ba mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ các loại vitamin và dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Ba mẹ có thể bổ sung canxi, vitamin D bằng thực phẩm ăn uống hằng ngày hoặc các thực phẩm hỗ trợ chức năng, sữa,... với liều lượng phù hợp cho bé mỗi ngày. 

Đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng trở lên

Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là hệ thần kinh và cơ xương. Giấc ngủ đủ sẽ giúp trẻ tỉnh táo, phát triển trí não tốt, hệ thần kinh ít bị ảnh hưởng. Từ đó, hạn chế nguy cơ, hay các vấn đề liên quan đến bệnh động kinh, co giật,...

Xem thêm: Cách ru trẻ 2 tuổi ngủ ngoan nhanh nhất dễ thực hiện

Trên đây là những thông tin chia sẻ về vấn đề bé 3 tuổi ngủ bị giật tay chân mà ba mẹ nên biết. Hiểu được nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ có cách phòng và điều trị vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ của con tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ của Monkey sẽ hữu ích với ba mẹ trong quá trình nuôi dạy bé trưởng thành!

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey