zalo
Trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ: Nguyên nhân và giải pháp
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ: Nguyên nhân và giải pháp

Đào Nhàn
Đào Nhàn

27/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ là hiện tượng rất bình thường xảy ra không chỉ ở trẻ mà kể cả là người lớn. Tuy nhiên ở độ tuổi nhỏ như vậy, nếu thường xuyên nằm mơ thấy ác mộng thì đây là vấn đề cha mẹ cần quan tâm. Vậy nguyên nhân và giải pháp giúp giải quyết vấn đề này ở trẻ như thế nào? Hãy cùng Monkey tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ thấy ác mộng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ gặp ác mộng

Theo các chuyên gia tâm lý, hiện tượng trẻ ngủ hay mơ thấy ác mộng là hiện tượng sinh lý rất bình thường ở trẻ. Đây là hiện tượng mà trong giấc ngủ của bé sẽ xuất hiện các biểu hiện như: vui đùa, giận dỗi, khóc lóc, sợ hãi,..các biểu hiện khác giống với những tình huống thực tế xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của trẻ nhưng được biểu hiện dưới dạng giấc mơ.

Những dấu hiệu để nhận biết trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ gặp ác mộng đó là: giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ, khóc toáng lên, có biểu hiện sợ hãi, tay chân loạn xạ tìm chỗ ba,s víu, khó để ngủ trở lại,... Thông thường thời điểm thường hay xảy ra ác mộng ở trẻ đó là gần sáng sớm khi đã ở giai đoạn sau của giấc ngủ.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ để phát triển các xử lý những cảm xúc, suy nghĩ về những tình huống mà bé đã hoặc có thể sẽ gặp phải và học cách vượt qua những lo lắng và nỗi sợ. 

Nguyên nhân bé 2 tuổi ngủ hay mơ thấy ác mộng

Một số nguyên nhân khiến bé ngủ hay mơ thấy ác mộng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Có nhiều nguyên nhân khiến bé ngủ hay mơ thấy ác mộng, một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Ban ngày chơi đùa nhiều dễ khiến ban đêm sẽ mơ thấy những hoàn cảnh tương tự.

  • Trước khi đi ngủ trẻ bị căng thẳng thần kinh, lo lắng

  • Do thay đổi không gian ngủ

  • Trẻ bị kích thích cảm giác sợ hãi trước giờ ngủ: nghe truyện kinh dị, xem TV có các chương trình có yếu tố kích động mạnh,...

  • Do tác động từ các yếu tố bên ngoài như: ban ngày đi chơi bị lạc đường, bị rượt đuổi, bị bắt cóc, nhìn thấy ba mẹ cãi nhau trước mặt bé, đột nhiên phải sống xa bố mẹ trong thời gian dài, rối loạn sức khỏe như bệnh tật, đau ốm,...

Cách chăm sóc trẻ sau khi mơ thấy ác mộng

Những cách chăm sóc trẻ khi bé mơ thấy ác mộng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bé ngủ gặp phải ác mộng, cha mẹ hãy áp dụng một số cách sau đây để an ủi trẻ:

  • Khi nghe tiếng khóc của bé hãy đến bên cạnh bé nhanh nhất có thể để bé cảm nhận được rằng đã được an toàn.

  • Nhanh chóng ôm và trấn an tinh thần của bé bằng cách xoa lưng nhẹ nhà, nói chuyện thật nhỏ nhẹ và bình tĩnh với trẻ, đưa cho món đồ chơi hoặc thú nhồi bông yêu thích cho trẻ cầm,...

  • Hãy ở bên cạnh đến khi bé bình tĩnh trở lại, nếu bé hoảng sợ quá mức hãy đánh lạc hướng sự chú ý của bé bằng cách đọc sách cùng bé, kể cho bé nghe một câu chuyện nhẹ nhàng,...

  • Điều chỉnh lại không gian phòng ngủ cho bé, kiểm tra đèn ngủ, mở cửa phòng để bé  cảm nhận được có ba mẹ đang ở gần. 

  • Khi bé đã bình tĩnh trở lại hãy nói chuyện với bé về cơn ác mộng và khuyến khích bé tưởng tượng ra những cái kết khác vui vẻ, hài hước cho cơn ác mộng.

Xem thêm:

Làm sao để hạn chế trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ thấy ác mộng?

Gặp ác mộng là chuyện bình thường không có gì đáng lo ngại, tuy nhiên nếu tần suất diễn ra thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của não bộ ở trẻ. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để hạn chế tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ thấy ác mộng:

  • Không cho kể bé nghe những câu chuyện kinh dị hoặc cho bé xem các chương trình bạo lực kinh dị trên tivi.  

  • Hãy chú ý và quan tâm đến các thói quen, hoạt động hằng ngày của trẻ xem có gì gây khó khăn cho bé hay không. Có thể là bao gồm các sự kiện gây nên cơn ác mộng như: chuyển nhà, ba mẹ cãi nhau, có thêm anh chị em,..

  • Hãy cùng nhau nói về những giấc mơ với bé và cho bé hiểu rằng đó là những chuyện không có thật và ai cũng có thể gặp phải. 

  • Tạo những thói quen cho bé cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn trước khi đi ngủ: kể những câu chuyện nhẹ nhàng, nghe nhạc, tắm nước ấm,...

  • Tạo không gian ngủ thoải mái, điều chỉnh nhiệt độ phòng thích hợp không quá nóng cũng không nên quá lạnh. Điều chỉnh ánh sáng phòng ngủ vừa đủ không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ, nếu bé sợ bóng tối hãy bật một chiếc đèn ngủ dịu nhẹ để bé không có cảm giác sợ hãi. 

  • Hãy chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, bổ sung các khoáng chất và vitamin cần thiết, kẽm, crom, selen,... giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng để bé ít ốm vặt.

  • Những trường hợp gặp ác mộng kéo dài nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhất. 

Hy vọng với những thông tin bổ ích mà Monkey đã chia sẻ ở trên về tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ sẽ giúp cho cha mẹ hạn chế được tình trạng này ở trẻ và chăm sóc tốt cho giấc ngủ của bé để bé được ngủ ngon giấc và phát triển khỏe mạnh hơn.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!