zalo
Bé 2 tuổi ngủ mớ: Vì sao trẻ lại gặp ác mộng khi ngủ?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Bé 2 tuổi ngủ mớ: Vì sao trẻ lại gặp ác mộng khi ngủ?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

26/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bé 2 tuổi ngủ mớ là hiện tượng rất thường xuyên ở trẻ, tuy nhiên cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ở trẻ để giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Nguyên nhân khiến bé 2 tuổi ngủ mớ hoặc mộng du

Ngủ mớ và mộng du là hiện tượng sinh lý tự nhiên ở trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngủ mớ là một hiện tượng sinh lý rất bình thường, tình trạng này không phải là một loại bệnh vì vậy không gây nguy hiểm đến trẻ nếu không xảy quá thường xuyên.

Giống như tình trạng ngủ mớ, mộng du cũng là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong quá trình mộng du, trẻ thường thực hiện những hoạt động một cách vô thức trong khi đang ngủ.

Nguyên nhân xảy ra hai hiện tượng sinh lý này ở trẻ là do một số nguyên nhân sau: 

  • Mệt mỏi, căng thẳng: Khi trẻ quá mệt mỏi, thần kinh, tâm lý bị căng thẳng, thiếu ngủ hay trẻ bị bệnh sốt cao cũng dẫn đến tình trạng nói mớ hay mộng du. 

  • Quá phấn khích: Khi trẻ đang quá phấn khích về một điều gì đó như được đi chơi, hay mong chờ một điều gì đó trong cả một ngày trước khi đi ngủ cũng có thể khiến bé 2 tuổi ngủ mớ.

  • Lo lắng, áp lực: Nguyên nhân khiến trẻ mộng du cũng có thể xuất phát từ sự lo lắng hay quá áp lực như: ban ngày lúc thức xem phim kinh dị, phim hành động, chơi những trò chơi bạo lực, sợ đi học, sợ bóng đêm, sợ tè dầm hoặc có thể là do tác dụng phụ của thuốc bé đã sử dụng vào ban ngày. 

Đa số trẻ sẽ không nhớ gì về những gì đã nói hoặc đã làm khi nói mớ hoặc mộng du vào ngày hôm sau.

Trẻ 2 tuổi ngủ mớ, ngủ hay mơ có đáng lo ngại?

Ngủ mớ về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Như đã nói trên, đây chỉ là những hiện tượng sinh lý rất bình thường có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và trẻ 2 tuổi cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên nếu tình trạng này chỉ xảy ra thỉnh thoảng, có thể nguyên nhân chủ yếu là do mệt mỏi, căng thẳng thì không đáng lo ngại.

Tuy nhiên cha mẹ không nên chỉ quan nếu hiện tượng này xảy ra với tần suất thường xuyên và trong một khoảng thời dài. Vì đây là biểu hiện của trẻ quá mệt mỏi và sợ hãi thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống ban ngày gây mệt mỏi, kém tập trung ở trẻ, về lâu dài sẽ dẫn đến chậm phát triển về trí não. Khi đó cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của trẻ sao cho hợp lý và nếu không có tiến triển khả quan thì hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa về thần kinh để được thăm khá, tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

5+ cách cải thiện ngủ mớ và mộng du để trẻ có giấc ngủ ngon

Với hiện tượng nói mới hoặc mông dụ xảy ra thỉnh thoảng, cha mẹ không cần phải quá lo lắng về hiện tượng này và có thể áp dụng những cách sau đây để giúp bé thoát khỏi hiện tượng này: 

Rèn luyện và duy trì thói quen ngủ đúng giờ cho trẻ

Thói quen đi ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ của bé vì vậy hãy rèn luyện, duy trì cho bé thói quen đi ngủ đúng giờ bằng cách tạo lịch ngủ với mốc thời gian cố định và duy trì thói quen này trong cả những ngày cố định. Tránh cho bé đi ngủ quá trễ để tránh cơ thể quá mệt mỏi.

Cho trẻ ngủ đủ giấc

Đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc và ngủ sâu. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không chỉ đảm bảo cho trẻ được ngủ đúng giờ mà còn phải đảm bảo bé được ngủ đủ giấc để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cả ngày hoạt động và để cơ thể không bị mệt mỏi do thiếu ngủ sẽ dễ dẫn đến tình trạng nói mớ và mộng du ở trẻ. 

Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động vào ban ngày

Việc cho bé tham gia các hoạt động nhiều vào ban ngày sẽ giúp bé được ngủ ngon hơn. Cha mẹ nên cho bé chơi những trò chơi vận động vừa sức ngoài trời hoặc những trò chơi nhẹ nhàng như giải câu đố, vẽ tranh, tô màu,...Tránh cho bé chơi những trò chơi vận động mạnh hoặc có các yếu tố bạo lực như vậy sẽ khiến bé dễ sợ hãi và lo lắng vào ban đêm. 

Dỗ dành khi trẻ thức dậy vào nửa đêm

Nếu bé đột nhiên tỉnh giấc vào lúc nửa đêm hãy nhẹ nhàng dỗ dành để bé quay lại giấc ngủ. Không nên hát hoặc bày các trò chơi để dụ bé đi ngủ như vậy sẽ dễ làm cho bé nghĩ rằng tỉnh dậy vào lúc đó sẽ được chơi vui hoặc là bạn muốn bé tỉnh dậy vào lúc nửa đêm. 

Không nên cho ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ để tránh gây khó chịu ở bụng của trẻ dễ khiến trẻ mệt mỏi hoặc dễ tỉnh giấc nửa đêm. Nên cho bé ăn tối khoảng 2 - 3 tiếng trước khi đi ngủ, nếu mẹ sợ bé đói thì có thể cho bé ăn thêm những món ăn nhẹ trước khi đi ngủ. 

Chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ

Chuẩn bị cho bé không gian ngủ thật thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Phòng ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sẽ ngủ ngon hay không ngủ được. Vì vậy sắp xếp phòng ngủ của trẻ sao cho thoáng mát, có ánh sáng mặt trời chiếu vào để bé có thể tự thức dậy đúng giờ. Khi đi ngủ cha mẹ có thể thắp đèn ngủ mờ để bé dễ ngủ hơn và không nên cho bé chơi đùa trên giường ngủ. 

Đảm bảo trẻ thoải mái khi đi ngủ

Để đảm bảo bé được ngủ ngon hãy chắc chắn rằng bé thoải mái khi đi ngủ. Nên cho bé mặc những bộ quần áo thoáng mát rộng rãi, nhiệt độ trong phòng không quá nóng hoặc lạnh để bé được ngủ ngon hơn. 

Các câu hỏi liên quan

Trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm - Làm sao để trẻ có giấc ngủ ngon hơn?

Bên cạnh tình trạng ngủ mớ và mộng du còn thường xuyên có tình trạng trẻ 2 tuổi khó ngủ về đêm. Việc cho bé đi ngủ thường khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều, lịch trình sinh hoạt của trẻ vì thế cũng bị rối loạn gây mệt mỏi. Cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ và đảm bảo cho trẻ được vận động thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, môi trường không gian ngủ thoải mái, tránh ánh đèn quá sáng,... để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

Trẻ 2 tuổi ngủ ít - Những điều bố mẹ cần lưu ý để trẻ có giấc ngủ sâu

Cha mẹ nên lưu ý khi bé ngủ ít. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ 2 tuổi ngủ ít cũng là một trong những tình trạng thường xảy ra, trẻ ngủ ít sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, có thể mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Cha mẹ cần sắp xếp lịch trình sinh hoạt, giờ giấc ngủ cụ thể cho trẻ và rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ đúng giấc cho trẻ. Bên cạnh đó cần đảm bảo không gian ngủ của trẻ được thoải mái, thoáng đãng, yên tĩnh để giúp trẻ ngủ sâu giấc và ngủ ngon hơn.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bé 2 tuổi ngủ mớ và cách khắc phục, giải quyết được vấn đề này ở trẻ. Hy vọng với những chia sẻ trên của Monkey sẽ giúp bố mẹ có thể chăm sóc giấc ngủ cho bé tốt hơn.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!