zalo
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Lê Hương
Lê Hương

16/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi khiến ba mẹ lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và cách điều trị ra sao. Nếu giấc ngủ không được đảm bảo trọn vẹn, sâu giấc và đủ thời gian sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể của bé. Cùng Monkey tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ lên 5 trong bài viết dưới đây nhé!

Monkey Math
Monkey Junior
Lộ trình học tiếng Anh toàn diện
Giá chỉ từ
799.000 VNĐ
1.359.000 VNĐ
discount
Save
41%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
  • Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
  • Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
  • Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
  • Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
Monkey Math
Monkey Stories
Kho truyện tương tác
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1.199.000 VNĐ
discount
Save
42%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
  • Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
  • Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
  • Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
Monkey Math
Monkey Math
Ứng dụng học Toán bằng Tiếng Anh
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
  • Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
  • Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
  • Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
  • Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
Monkey Math
VMonkey
Truyện tiếng Việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
  • Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
  • Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
  • Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
  • Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
  • Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
  • Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi là gì?

Trước khi tìm hiểu chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi là gì thì ba mẹ cần biết được vai trò quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nếu ngủ không sâu giấc, không đủ thời gian thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ. Dưới đây là nhu cầu ngủ ở trẻ tùy vào từng độ tuổi khác nhau. Đó là:

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Trẻ 0 đến 2 tháng tuổi có nhu cầu ngủ 16 đến 18 giờ mỗi ngày

  • Trẻ 2 đến 12 tháng tuổi có nhu cầu ngủ 12 đến 16 giờ mỗi ngày

  • Trẻ 1 đến 3 tuổi có nhu cầu ngủ 10 đến 16 giờ

  • Trẻ 3 đến 5 tuổi có nhu cầu ngủ 11 đến 15 giờ

  • Trẻ 5 đến 14 tuổi có nhu cầu ngủ 9 đến 13 giờ

  • Trẻ 14 đến 18 tuổi trở đi có nhu cầu ngủ 7 đến 10 giờ

Nếu trẻ ngủ đảm bảo số lượng như trên thì sẽ có tốc độ phát triển chiều cao, cân nặng và trí não hoàn toàn bình thường. Ngược lại, nếu thời gian ngủ không đáp ứng yêu cầu thì rất có thể bé đã bị rối loạn giấc ngủ.

Các chuyên gia định nghĩa rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi là hiện tượng xảy ra khi trẻ ngủ không đủ giấc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Trẻ thường xuyên bị thức dậy vì nguyên nhân khách quan và chủ quan. 

Nếu lặp đi lặp lại việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Triệu chứng này xảy ra ít nhất một tuần và khiến trẻ khó chịu, cáu kỉnh khi vui chơi, sinh hoạt thì ba mẹ không nên bỏ qua mà nên chuẩn bị tinh thần cho bé đi thăm khám để điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. 

 Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi là gì?. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Trẻ 5 tuổi khó ngủ thiếu chất gì? Giải pháp cải thiện hiệu quả

Các dạng rối loạn giấc ngủ trẻ 5 tuổi phổ biến

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em thường được chia ra thành các dạng sau đây:

Rối loạn kích thích

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi dạng này phổ biến ở 17,3% trẻ 3 đến 13 tuổi, 3-5% ở trẻ trên 15 tuổi. 

Bệnh này có thể di truyền và biểu hiện bao gồm: Ngủ say khó đánh thức dậy,  khi bị đánh thức thì khả năng phản hồi chậm, thường nói lắp, nói mơ khi ngủ, khi thức tỉnh thì lú lẫn (cưỡng bức hoặc tự phát). Chứng này xuất hiện thường xuyên xuất hiện trong nửa đầu của giai đoạn ngủ của trẻ. 

Nhiều trẻ bị rối loạn giấc ngủ kích thích. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Rối loạn mộng du

Có khoảng 17% ở trẻ em, 4% ở người lớn, hay gặp ở trẻ 8 đến 12 tuổi mắc hội chứng này. Bệnh hay xảy ra nhiều ở nam hơn nữ và có xu hướng di truyền. Có đến 45% con cái có thể mắc mộng du nếu ba mẹ bị. Nếu ba mẹ bị thì có đến 60% trẻ sẽ khả năng mắc bệnh. 

Với các dấu hiệu gồm: Dễ kích động khi ngủ, đánh thức khó, thường ngủ mở mắt, xuất hiện khi ngủ ở nửa đầu. Đặc biệt rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi xảy ra khiến trẻ bị rối loạn kích thích hỗn hợp hoặc kinh hoàng khi ngủ.

Rối loạn ác mộng

Trẻ mắc dạng này sẽ có các biểu hiện bao gồm: Thường gặp những giấc mơ khó chịu, có những phản ứng giao cảm khi ngủ (tăng nhịp tim và hô hấp, điện di), xuất hiện trong nửa sau của giai đoạn ngủ, với trí nhớ rõ ràng về sự kiện, bé thường thèm ngủ, sau ác mộng trẻ thường bị rối loạn tâm trạng hoặc rối loạn căng thẳng.

Tỷ lệ trẻ mắc dạng này từ 10 – 50% ở trẻ 3 đến 5 tuổi và thường xuất hiện ở trẻ 3 đến 6 tuổi, cao nhất là từ 6 đến 10 tuổi nên ba mẹ có con ở độ tuổi này cần hết sức lưu ý. 

Xem thêm: Trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ ác mộng: nguyên nhân là gì và làm sao để khắc phục?

Rối loạn ngủ muộn

Với những trẻ mắc dạng này từ 7 – 16% số lượng trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên. Bệnh này thường xuyên xuất hiện ở tuổi vị thành niên. Khoảng 40% những trẻ bị ảnh hưởng có tiền sử gia đình về tình trạng này nên vẫn có xu hướng di truyền. Lúc này bé thường thức trong đêm hoặc thức cả đêm và khó ngủ hơn so với các bé bình thường khác.

Chứng rối loạn giấc ngủ muộn khá nguy hiểm với trẻ em. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Rối loạn nhịp thở

Có khoảng 1% đến 5% trẻ em sẽ mắc rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi thuộc dạng này. Trẻ em độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi sẽ khởi phát bệnh. Bệnh phổ biến hơn ở trẻ có các bất thường về sọ, hội chứng Down, bệnh thần kinh cơ, chứng teo đường mật…dễ mắc hơn. 

Dấu hiệu gồm có: Ngáy khi ngủ, có tư thế ngủ bất thường (ví dụ cổ bị trễ, miệng mở), ban đêm thường đái dầm, buổi sáng nhức đầu, : Tâm trạng chán nản, kém tập trung, giảm chú ý và thay đổi hành vi rất nhanh, ban ngày buồn ngủ quá mức, có hiện tượng dị dạng lõm ngực bẩm sinh.

Rối loạn lo âu khi ngủ

Tỷ lệ từ 1 – 7% và khoảng 2,2% ở người lớn cũng thỉnh thoảng bị sợ hãi khi ngủ sẽ có biểu hiện này, Trẻ thường mắc bệnh này khởi phát từ khi còn bé với các dấu hiệu điển hình như: Bé cảm giác bị nỗi sợ hãi dữ dội (ví dụ: la hét, khóc lóc, bối rối, đi bộ), đánh thức khó, xuất hiện ở nửa đầu khi bắt đầu ngủ.

Nhiều trẻ bị chứng Rối loạn lo âu khi ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bồn chồn tay chân khi ngủ

Đối với các trẻ bị rối loạn giấc ngủ dạng này thường gặp khoảng 2% trẻ em, bệnh thường gặp nhiều hơn ở bé gái. Di truyền có ảnh hưởng đến bệnh này với biểu hiện bao gồm: Trẻ thường có cử động chân tay loạn xạ kèm theo cảm giác khó chịu bất thường, bé bị vào buổi tối, tồi tệ khi nghỉ và khi vận động có xu hướng dịu hơn. 

Bé thường bị thiếu sắt và có hành vi và tâm trạng tiêu cực, giảm nhận thức và chú ý khác thường. Trẻ bị trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý có tỷ lệ mắc dạng bệnh này cao hơn so với các trẻ bình thường khác. 

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị rối loạn giấc ngủ

Tình trạng bé bị rối loạn giấc ngủ thường do những nguyên nhân sau đây:

Căng thẳng và lo lắng

Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ chính là bé bị căng thẳng và lo lắng. Khi đó, bé sẽ khó ngủ hơn, ngủ không sâu giấc và dễ bị rối loạn trong giấc ngủ. 

Đói

Bị đói trẻ cũng dễ hay bị rối loạn giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nếu bé đang bị đói thì bé cũng dễ bị ngủ không ngon. Hệ tiêu hóa làm việc khiến bé cảm thấy cồn cào, khó chịu. Vì thế, việc đầu tiên để xác định bé bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và bé ăn đủ no. 

Cơ thể bẩn

Khi bẩn, bé cảm thấy cơ thể bứt rứt, khó chịu, bụi bẩn khiến bé cảm giác không thể ngủ ngon. Vì thế, ba mẹ cần đảm bảo bé tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo thật sạch trước khi đi ngủ để con có thể ngon giấc hơn. 

Mệt mỏi

Giấc ngủ ảnh hưởng bởi tình trạng sức khỏe của bé. Khi bé cảm thấy mệt mỏi thì ngủ sẽ không ngon. Vì vậy, đảm bảo con không bị bệnh lý sẽ ngủ tốt hơn. 

Cơ thể trẻ mệt mỏi dễ bị rối loạn giấc ngủ. (ảnh: Sưu tầm internet)

Bệnh hô hấp

Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm cho bé bị rối loạn giấc ngủ ở 5 tuổi như bệnh hen, bệnh khó thở, viêm phế quản, bệnh viêm họng….vv.,

Bệnh tiêu hoá

Ngoài các bệnh hô hấp thì nguyên nhân khiến bé bị rối loạn giấc ngủ chính là các bệnh về đường tiêu hóa. Cụ thể, đó là bệnh tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, chướng hơi…vv. 

Bệnh tăng động giảm chú ý

Các bệnh tăng động giảm chú ý gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. (ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân phổ biến ở trẻ bị tăng động giảm chú ý thì giấc ngủ không được đảm bảo vì hệ thần kinh của bé không bình thường. Bé hoạt động quá mức nên ngủ rất khó đủ giấc, khó ngủ. 

Không gian không thoải mái

Không gian ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ, nếu không gian quá sáng, quá ồn, quá nóng, quá lạnh đều làm cho bé không thể ngủ ngon được. 

Thói quen ngủ thất thường, không có khung giờ ngủ khoa học

Ngủ thất thường, giờ giấc không ổn định khiến cơ thể bé bị đảo lộn bất thường khiến bé cảm thấy khó chịu, đồng hồ sinh học chưa kịp làm quen. 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi ảnh hưởng ra sao?

Một số ảnh hưởng nếu bé bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi đến sức khỏe, sinh hoạt và sự phát triển trí tuệ bao gồm: 

Cơ thể bé mệt mỏi, uể oải

Bé vui chơi cả ngày, cơ thể mệt mỏi dễ gây ảnh hưởng tới giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi bé ngủ không đủ giấc thì cơ thể lúc nào cũng cảm thấy thiếu ngủ, thiếu tỉnh táo nên bé thường xuyên mệt mỏi, uể oải. Điều này do não không được cung cấp đủ oxy, và lúc đó bé đang còn thèm ngủ. 

Trẻ mất tập trung

Giấc ngủ giúp bé tập trung hơn, nếu ngủ kém, khó ngủ và ngủ thiếu giấc thì bé không thể tập trung làm việc và học tập cũng như vui chơi. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kết quả học tập khi bé lớn lên. 

Giảm khả năng ghi nhớ

Bé sẽ phát triển trí nhớ nếu ngủ sâu giấc. Bé ngủ thiếu giờ hoặc ngủ dậy thường xuyên sẽ làm cho não hoạt động kém hiệu quả, dữ liệu không thể sắp xếp đầy đủ được. 

Giảm khả năng ghi nhớ của trẻ nếu bị rối loạn giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Phản ứng chậm

Giấc ngủ giúp cơ thể lấy lại đủ năng lượng đã mất trong ngày giúp bé hoạt động nhanh nhẹn hơn. Nếu ba mẹ để ý bé kém linh hoạt, không vui vẻ hoạt bát như bình thường thì rất có thể bé đang có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi.

Béo phì

Tác động trực tiếp của việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi chính là làm cho bé bị tăng cân một cách bất thường. Bé bị thiếu ngủ sẽ có nguy cơ bị béo phì, thừa cân. Giấc ngủ đảm bảo sẽ giúp bé duy trì cân nặng và chiều cao vừa phải giúp bé khỏe mạnh và linh hoạt hơn

Sa sút về trí tuệ

Bên cạnh việc tăng trưởng chiều cao thì rối loạn giấc ngủ của trẻ em còn khiến cho trí não của bé bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Theo đó, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tác động xấu nếu không được ngủ đủ giấc, sâu giấc. Trẻ ngủ tốt sẽ càng thông minh và linh hoạt hơn.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ thường dễ sa sút trí tuệ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cách cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi

Sau khi biết được nguyên nhân và ảnh hưởng của việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi thì ba mẹ cần tìm một số biện pháp cải thiện tình trạng này như sau: 

Tạo thời gian biểu ngủ hợp lý

Dậy sớm sẽ khiến bé có tâm trạng tốt hơn nên bé cần ngủ sớm và có khung thời gian biểu hợp lý khoa học. Nếu ba mẹ rèn thói quen ngủ vào một khung giờ cố định sẽ giúp con tự ngủ tốt hơn. Đây là cách để các con có thể tự ngủ mà không cần bố mẹ phải ru. Bé sinh hoạt bao gồm ăn, ngủ, chơi cân đối sẽ giúp bé ngủ tốt hơn. 

Ba mẹ cần Tạo thời gian biểu ngủ hợp lý cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đọc truyện cho con nghe

Truyện là kho tàng tri thức mà ba mẹ có thể đọc cho con nghe mỗi ngày trước giờ đi ngủ. Thói quen này giúp bé cải thiện trí tuệ và giấc ngủ rất tốt. Những giấc mơ đẹp sẽ đi vào tiềm thức của bé một cách nhẹ nhàng. Vì thế, ba mẹ cần dành thời gian để cho bé ngủ với những câu chuyện thú vị. 

Không cho con uống các chất kích thích 

Một số chất kích thích làm cho bé khó ngủ như cà phê…cần tránh tuyệt đối. Đặc biệt trong vòng 6 giờ khi ngủ.

Đảm bảo không gian ngủ thoải mái

Hãy dành thời gian tạo ra cho con một không gian lý tưởng trong phòng ngủ. Đó là ánh sáng vừa phải, giường thoải mái không có quá nhiều đồ, nhiệt độ phù hợp không quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời, ba mẹ đừng quên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, sạch sẽ để con ngủ ngon hơn.

Đảm bảo không gian ngủ thoải mái cho bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tránh tiếng ồn khi con ngủ

Tiếng ồn làm cho bé thức giấc khi đang ngủ. Bởi vậy, để bé ngủ say, đủ giấc thì tốt nhất phòng bé nên được cách âm, ngủ ở không gian yên tĩnh nhất có thể. Biện pháp này giúp bé khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi. 

Cho con thư giãn trước giờ ngủ

Bé càng có tâm trạng tốt thì ngủ càng ngon. Bởi vậy, để cải thiện giấc ngủ cho bé, ba mẹ cần cho bé không gian và tâm trạng thoải mái nhất.

Giảm cho con tiếp xúc thiết bị điện tử trước khi ngủ

Các thiết bị điện tử làm cho hệ thần kinh của con bị căng thẳng nên khó ngủ hơn. Vì thế, để bé dễ ngủ không nên cho con tiếp xúc điện thoại tivi trước giờ đi ngủ 2 tiếng.

Giảm cho con tiếp xúc thiết bị điện tử trước khi ngủ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bổ sung dưỡng chất đầy đủ

Để trẻ 4 tuổi hạn chế tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc thì ba mẹ nên bổ sung đủ chất cho con bao gồm 4 nhóm chất như sau: Protein, tinh bột, chất béo và rau xanh từ nguồn thực phẩm hằng ngày.

Nếu ba mẹ bổ sung đầy đủ các chất trên đây thì trẻ sẽ có cơ thể khỏe mạnh, nguy cơ thiếu chất sẽ bị hạn chế tối đa. Các chất trong các bữa ăn đảm bảo gồm: Đạm, tinh bột, khoáng chất và vitamin để con phát triển toàn diện hơn. 

Điều trị bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hoá của con

Nếu bé bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi do các bệnh hô hấp và tiêu hóa thì ba mẹ nên điều trị kịp thời và triệt để các bệnh trên để bé có giấc ngủ trọn vẹn giúp trí não và thể chất của con được phát triển toàn diện. 

Điều trị bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hoá của con. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 5 tuổi. Hy vọng bài viết trên đã mang đến ba mẹ những thông tin bổ ích giúp ba mẹ có thể cải thiện giấc ngủ của bé đơn giản và hiệu quả hơn. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!