zalo
Bé 3 tuổi ngủ thở khò khè: nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Bé 3 tuổi ngủ thở khò khè: nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm

Lê Hương
Lê Hương

21/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giải đoạn thời tiết giao mùa, trời đang nắng gắt bất chợt âm u và mưa rồi nắng khiến cho tỷ lệ bệnh hô hấp tăng cao. Đặc biệt, khi bé 3 tuổi ngủ thở khò khè và biểu hiện khó thở đó có thể là biểu hiện của tình trạng bệnh lý năng. Cùng Monkey tìm hiểu dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng tránh qua bài viết sau đây.

Nhận biết tiếng thở khò khè ở trẻ 3 tuổi

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp từ đoạn dưới của khí quản đến các phế quản nhỏ. Đặc biệt khò khè hay gặp ở trẻ dưới 2 đến 3 tuổi vì ở độ tuổi này đường thở gồm các phế quản sẽ có kích thước nhỏ, dễ bị viêm nhiễm, nghẽn tắc, phù nề. 

Dấu hiệu nhận biết bé thở khò khè là gì. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tình trạng này này làm cho việc hít thở lưu thông không khí gây khó khăn gây ra âm thanh khò khè. Tiếng khò khè thường được nhận biết khi có một tiếng thở bất thường nghe rõ nhất khi trẻ thở ra với âm sắc trầm, ba mẹ có thể nghe được bằng cách ghé sát tai gần miệng trẻ, nghe như tiếng ngáy và có thể kèm theo biểu hiện khó thở, thở kéo dài hơn bình thường. 

Nhiều trường hợp không thể nghe bằng tai mà bác sĩ sẽ phải dùng ống nghe mới xác định được tiếng khò khè, theo chuyên môn đánh giá là tiếng ran ngáy, ran rít.

Cũng có một vài trường hợp cần phân biệt tiếng thở khò khè với tình trạng này cụ thể đó là:

  • Nghẹt mũi làm cho tiếng thở của bé trở nên rồ rồ, khụt khịt nhầm là tiếng khó khè và sau khi ba mẹ làm thông thoáng nhỏ mũi, rửa mũi, tiếng thở sẽ êm hơn.

  • Tình trạng viêm thanh quản làm tiếng thở nghe lớn, ồm ồm, giọng khàn và chủ yếu rõ khi bé hít vào.

Nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ngủ thở khò khè

Bé 3 tuổi thở khò khè xảy ra khi đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn nên đa phần nguyên nhân gây nên tình trạng này là do các bệnh lý gây viêm, phù nề, tắc nghẽn, cụ thể là:

Nguyên nhân bé thở khò khè là gì. (Ảnh: sưu tầm internet)

Hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh có tính chất gia đình, gen di truyền và hoàn toàn không phải bệnh lây lan, truyền nhiễm. Đây là căn bệnh viêm mãn tính của đường thở làm cho đường thở trở nên nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau  như bụi bẩn, phấn hoa hoặc sau một tình trạng viêm đường hô hấp khiến đường thở bị co thắt, phù nề và có chứa chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến trẻ ho, khó thở, khò khè.

Viêm tiểu phế quản

Đây là căn bệnh viêm nhiễm cấp tính của các cuống phổi nhỏ hay còn gọi là tiếu phế quản có kích thước nhỏ, không có sụn nên dễ bị viêm và xẹp lại ảnh hưởng đến đường thở. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa là thiếu oxy, suy hô hấp. Bệnh viêm tiểu phế quản xảy ra ở trẻ nhỏ thường ở độ tuổi dưới 2 và diễn ra quanh năm hay gặp khi thời tiết thay đổi vào mùa mưa, lạnh nhất là các tỉnh miền Bắc Việt Nam.

Viêm phổi - Nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ngủ thở khò khè

Viêm phổi là nguyên nhân chính khiến bé thở khò khè. (Ảnh: sưu tầm internet)

Viêm phổi là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng gây nên tổn thương nhu mô phổi, các túi khí trong phổi chứa đầy mủ và dịch nhầy dẫn tới khò khè, khó thở và suy hô hấp do rối loạn quá trình trao đổi khí. Nếu bênh viêm phổi để lâu và kéo dài không được chữa trị kịp thời sẽ có thể khiến trẻ tử vong.

Dị vật đường thở

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng bé 3 tuổi ngủ thở khò khè như dị vật đường thở, do trẻ sinh ra đã mắc tật bẩm sinh của phế quản, phế quản bị chèn ép do mạch máu bất thường. Những nguyên nhân này cần phải chờ đủ tuổi mới có thể tiến hành phẫu thuật hoặc cũng rất có thể bé phải sống chung với bệnh.

Những trường hợp triệu chứng khò khè dai dẳng, kéo dài ba mẹ cần phải mang đến bệnh viện chuyên khoa vì nhiều trường hợp cần phải làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán. Từ đó mới đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp nhất.

Trẻ ngủ khò khè có sao không?

Bé 3 tuổi ngủ thở khò khè là một dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khoẻ của bé không được tốt. Dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh lý ba mẹ nên nắm rõ để có được biện pháp chăm sóc phù hợp nhất.

Những ảnh hưởng của việc thờ khò khè kéo dài. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ảnh hưởng bệnh lý hô hấp 

Khi trẻ bị khò khè tức là đường hô hấp của bé đang có vấn đề, bé thở khó khăn hơn, lượng khí hít vào ít hơn, đường thở khó chịu. Nếu cứ để tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp đặc biệt là phổi của bé.  Tình trạng diễn ra thường xuyên dẫn tới viêm phổi cấp tính gây nguy hiểm tới tính mạng.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ 

Khi ngủ khò khè, bé phải lấy hơi để thở sâu hơn ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé. Đôi khi đường thở hẹp, bé có thể tắc thở trong một thời gian ngắn khiến bé tỉnh giấc, giật mình ảnh hưởng đến giấc ngủ.  Bé thường xuyên tỉnh giấc, ngủ không ngon khiến sáng mai thức giấc cơ thể mệt mỏi, đầu óc mất tập trung. Tình trạng kéo dài khiến cơ thể suy nhược, trí nhớ kém và phát triển chậm.

Ảnh hưởng sự phát triển thể chất và trí não của trẻ

Khi giấc ngủ không được ngon, không sâu giấc, thường xuyên tỉnh dậy sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí não. Theo nghiên cứu của bác sỹ chuyên khoa giấc ngủ ngon sẽ góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Do đó, khi bé có bệnh về hô hấp sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày kèm theo nhiều bệnh lý khác như ho, khó thở, nôn ói khiến sức khoẻ bé bị ảnh hưởng kéo theo sự chậm phát triển về trí não.

Ba mẹ cần làm gì khi con thở khò khè?

Khi nhận biết con mình có dấu hiệu thở khò khè khi ngủ, trước tiên ba mẹ cần phải có những biện pháp kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp cứu cánh cho ba mẹ cần thực hiện để chăm sóc sức khỏe của bé.

Ba mẹ cần làm gì khi con thở khò khè. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho con uống đủ nước

Trước tiên hãy cho con uống đủ nước, uống đủ nước giúp bé tiêu đờm, long đờm dễ hơn đặc biệt là nên uống nước ấm. Hơn nữa, uống đủ nước cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn, mũi đỡ khô, họng bớt khô giúp bé bớt khò khè

Rửa, nhỏ mũi thông thoáng

Thường xuyên rửa mũi, vệ sinh mũi cho mũi sạch sẽ thông thoáng, giúp loại bỏ được bụi bặm và các chất nhầy ở mũi để đường hô hấp sạch, dễ thở hơn. Ba mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh cho bé một ngày từ 3 đến 4 lần đảm bảo bé không cảm thấy khó chịu và bớt khò khè khi ngủ. Tuy nhiên cũng lưu ý một điều không nên lạm dụng khiến mũi bé khó chịu khi khô rát mũi.

Thăm khám bác sĩ ngay 

Thực hiện các giải pháp trên mà bé vẫn chưa khỏi hãy chủ động đi thăm khám bác sỹ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Không được để bệnh bé quá lâu sẽ khiến hệ hô hấp bé suy yếu nhất là phổi.

Cách phòng tránh hiện tượng thở khò khè

Ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sỹ, đây cũng là một bệnh lý rất dễ tái lại khi điều kiện thời tiết thay đổi. Vì thế, bậc cha mẹ cũng phải trang bị cho mình chút kinh nghiệm bỏ túi để đề phòng lúc bé 3 tuổi bị khò khè khi ngủ.

Cách phòng tránh hiện tượng ngủ thở khò khè của con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho bé

Việc làm đầu tiên và quan trọng nhất mà ba mẹ cần làm khi thấy con ngủ thở khò khè đó chính là hãy vệ sinh bằng nước muối sinh lý để làm sạch mũi của con, giúp tiêu đờm ứ đọng trong khoang mũi. Cách thực hiện vệ sinh mũi cho bé gồm các bước như sau:

  • Hãy cho bé nằm nghiêng nhẹ đầu của bé sang bên rồi nhỏ 2, 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé, không nên làm mạnh khiến bé giật mình.

  • Sau đó, nghiêng đầu bé ngược lại rồi nhỏ bên mũi còn lại cũng 2 đến 3 giọt như vậy.

  • Các mẹ nên lưu ý không nhỏ quá nhiều, nhỏ xong hãy dùng dụng cụ hút dịch nhầy ở mũi bé hoặc dùng tăm bông thấm ở lượng nước muối còn ứ đọng trong mũi bé giúp mũi trở nên thông thoáng, dễ thở và phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp.

Điều chỉnh tư thế ngủ hợp lý cho bé

Các mẹ cũng nên điều chỉnh tư thế ngủ của bé để biết được liệu có phải bé nằm nghiêng hay nằm sấp khiến chèn ép khí quản hay khoang mũi hay không. Nếu bé thở khò khè là do nguyên nhân này, mẹ chỉ cần điều chỉnh tư thế ngủ thích hợp để bé không phát ra tiếng khò khè là được. Thông thường nằm thẳng và cho bé ngủ trên chiếc gối êm cũng giúp bé ngủ ngon và bớt khò khè hơn.

Giữ ấm cơ thể bé khi bé 3 tuổi ngủ thở khò khè

Giữ ấm cơ thể cho bé cũng là việc làm quan trọng mà ba mẹ cần làm vào những ngày đông giá lạnh. Bởi nếu cơ thể lạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp của bé gây nên tình trạng sổ mũi, viêm họng, ho. Vì thế, để bé bớt khò khè nên giữ ấm cơ thể cho bé, hạn chế tiếp xúc với môi trường lạnh giá cũng giúp bé có sức khỏe tốt hơn.

Cho bé uống đủ nước

Uống nước giúp thanh sạch cổ họng, giảm ho và khó thở cho bé, mẹ có thể pha thêm chút nước chanh tươi với nước ấm cho bé uống để làm sạch dịch đờm trong họng bé. Uống nước ấm cũng khiến bé dễ chịu hơn so với nước lạnh. 

Sử dụng dầu gió 

Một trong những phương pháp đang được các bà mẹ công nhận mang lại hiệu quả khá tốt đó chính là dùng dầu cho trẻ em xoa vào gan bàn chân bé vào mỗi buổi tối. Tác dụng của dầu gió giúp bé dễ thở hơn và dễ ngủ hơn, ngủ ngon hạn chế khò khè, tịt mũi và ho, cảm lạnh.

Xem thêm: Trẻ 5 tuổi ngủ hay mơ ác mộng: nguyên nhân là gì và làm sao để khắc phục?

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho cha mẹ biết được dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng bé 3 tuổi ngủ thở khò khè. Mong rằng, phụ huynh theo dõi nắm bắt tình hình sức khoẻ của bé để giúp bé có sức khoẻ tốt nhất đặc biệt vào lúc thời tiết giao mùa.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!