zalo
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi: Biểu hiện và cách điều trị
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi: Biểu hiện và cách điều trị

Lê Hương
Lê Hương

15/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đối với trẻ em, giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến tốc độ phát triển chiều cao và trí não của bé. Nếu gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi, ba mẹ không điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Cùng Monkey tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em trong bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em 4 tuổi thì ba mẹ có thể tham khảo về biểu hiện của tình trạng này. Đó là: 

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi: Biểu hiện và cách điều trị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời gian ngủ bình thường của trẻ

Đối với trẻ bị rối loạn giấc ngủ thời gian ngủ không đảm bảo như tiêu chuẩn. Tùy từng độ tuổi thì bé sẽ ngủ số giờ khác nhau. Dưới đây là nhu cầu ngủ ở từng lứa tuổi theo tiêu chuẩn bao gồm:

Trẻ sơ sinh thường ngủ 20 – 22 giờ mỗi ngày, trẻ dưới 1 tuổi ngày ngủ từ 16 – 18 giờ, trẻ 1 – 2 tuổi ngủ 14 -16 giờ mỗi ngày, trẻ 2 – 3 tuổi ngày ngủ 12 – 14 giờ, trẻ 3 – 6 tuổi ngủ ngày từ 11 – 12 giờ, trẻ 7 – 10 tuổi ngủ 1 ngày khoảng 10 giờ (trong đó giấc ngủ trưa là 1 – 2 giờ).

Theo đó, nếu ba mẹ theo dõi ở trẻ 4 tuổi thì thời gian ngủ của bé không đạt mức tiêu chuẩn tức là không đủ từ 11- 12 giờ mỗi ngày thì rất có thể là bé đã mắc hội chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Đột nhiên, bé đang ngủ tỉnh dậy khóc đêm hoặc ngủ ngắn hơn so với bình thường không rõ nguyên nhân chính là biểu hiện thường thấy ở những trẻ đang bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. 

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi bao gồm: 

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Bé bị sụp mí: Đây là dấu hiệu dễ thấy nhất ở những bé bị rối loạn giấc ngủ. 

  • Bé ngáp nhiều và ngủ gật: Trong trường hợp bé ngủ rất nhiều nhưng vẫn luôn thèm ngủ. Bé vừa mới ngủ dậy nhưng lại ngáp nhiều và ngủ gật thì rất có thể bé đã bị rối loạn giấc ngủ trẻ em. 

  • Bé có biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi: Giấc ngủ chập chờn, rối loạn sẽ khiến cho bé cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không được tỉnh táo. Đồng thời, bé luôn cảm thấy lờ đờ, không vui vẻ. Đây là biểu hiện ở những trẻ đã bị rối loạn giấc ngủ. 

  • Bé ít chơi đùa, kém linh hoạt: Khi bé gặp dấu hiệu ít chơi đùa, ít linh hoạt trong các hoạt động hàng ngày thì có thể bé đang gặp vấn đề nào đó. Bé thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc, rối loạn giấc ngủ đều khiến bé không thể vui vẻ, linh hoạt và tỉnh táo để vui chơi cả ngày như những bé ngủ đủ giấc. 

Những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ 4 tuổi

Những điều ba mẹ có thể tham khảo về phân biệt những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ 4 tuổi. Cụ thể đó là các dạng sau đây:

Những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp ở trẻ 4 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Rối loạn hành vi

Đây là dạng thường gặp nhất ở những trẻ bị rối loạn giấc ngủ. Đặc biệt đối với những bé đang ở lứa tuổi mầm non. Biểu hiện bao gồm:

  • Khó ngủ: Vì bé rối loạn giấc ngủ nên bé thường cảm giác rất khó khăn để đi vào giấc ngủ. Bé thường không thể tự ngủ mà phải có người ru hoặc nằm rất lâu mới ngủ được. 

  • Ngủ nhiều: Ngược lại với khó ngủ, vì bé khó ngủ nên mỗi lần bé ngủ thì thời gian sẽ khá dài, bé ngủ nhiều hơn so với bình thường. 

  • Rối loạn liên quan hô hấp: Biểu hiện của những rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi thể hiện ở những rối loạn liên quan đến hô hấp. Đó là việc bé thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

  • Rối loạn liên quan nhịp thở: Những bé ngủ không sâu giấc thường gặp hội chứng rối loạn liên quan đến nhịp thở, thậm chí chứng ngưng thở khi ngủ. Ba mẹ cần chú ý vấn đề này để điều chỉnh càng sớm càng tốt. 

Những cơn hoảng sợ ban đêm

Hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi còn có thể thuộc dạng gây ra những rối loạn vào ban đêm bao gồm các biểu hiện thường gặp như sau:

  • Ác mộng: Trẻ thường xuyên mơ thấy những điều đáng sợ, ác mộng khiến bé không muốn nhắm mắt ngủ tiếp sau khi gặp ác mộng. Điều này khiến tâm lý của trẻ lo lắng, sợ hãi. 

  • Miên hành: Tức là bé đang ngủ tự nhiên thức dậy sợ hãi, đi ra khỏi giường và đi trong vô định, không tỉnh táo, sau đó ngủ lại và không nhớ mình đã đi đâu, làm gì vào đêm hôm trước. 

  • Hoảng hốt khi ngủ: Rối loạn giấc ngủ khiến bé cảm thấy lo lắng, hoảng hốt khi ngủ. Điều này khiến trẻ mệt mỏi và lo sợ mỗi khi ngủ vào ban đêm. Để khắc phục, ba mẹ nên ngủ cùng với con hoặc thiết kế phòng ngủ của con gần gũi, để con không bị sợ hãi vào ban đêm. 

Rối loạn tâm lý khi ngủ

Dạng cuối cùng của rối loạn giấc ngủ chính là tâm lý không ổn định khi ngủ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe của bé. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ để lại những hậu quả khôn lường. 

Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đến sự phát triển của trẻ

Giấc ngủ chính là khoảng thời gian để bộ não của bé phát triển tư duy, sắp xếp các dữ liệu, cảm xúc được nuôi dưỡng và hoocmon trong tuyến yên tiết ra để quyết định chiều cao của bé. Nếu bé bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi thì chắc chắn có tác động xấu đến sự phát triển của trẻ. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ đến sự phát triển của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng trưởng chiều cao

Khi trẻ ngủ say vào ban đêm, tuyến yên trong não sẽ phát ra tín hiệu tạo ra một loại chất gọi là hoocmon tăng trưởng có chức năng thúc đẩy chiều cao của chúng ta qua năm tháng. Nếu bé ngủ sớm, đủ giấc thì hooc mon này được tiết ra nhiều hơn giúp bé cao hơn, khỏe mạnh hơn. Vì thế, nếu bé bị rối loạn giấc ngủ thì chiều cao của bé sẽ bị hạn chế hơn so với tiêu chuẩn. 

Phát triển trí não

Bên cạnh việc tăng trưởng chiều cao thì rối loạn giấc ngủ của trẻ em còn khiến cho trí não của bé bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Theo đó, hệ thần kinh của trẻ sẽ bị tác động xấu nếu không được ngủ đủ giấc, sâu giấc. Trẻ ngủ tốt sẽ càng thông minh và linh hoạt hơn.

Kém linh hoạt

Giấc ngủ giúp cơ thể lấy lại đủ năng lượng đã mất trong ngày giúp bé hoạt động nhanh nhẹn hơn. Nếu ba mẹ để ý bé kém linh hoạt, không vui vẻ hoạt bát như bình thường thì rất có thể bé đang có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi.

Bệnh béo phì

Tác động trực tiếp của việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi chính là làm cho bé bị tăng cân một cách bất thường. Bé bị thiếu ngủ sẽ có nguy cơ bị béo phì, thừa cân. Giấc ngủ đảm bảo sẽ giúp bé duy trì cân nặng và chiều cao vừa phải giúp bé khỏe mạnh và linh hoạt hơn.

Điều trị rối loạn giấc ngủ trẻ 4 tuổi

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi đầu tiên mà các ba mẹ có thể tham khảo chính là dùng các liệu pháp tâm lý. Cụ thể, có 5 bước cơ bản để thực hành bao gồm: 

Điều trị rối loạn giấc ngủ trẻ 4 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Bước 1: Ba mẹ cần lập biểu đồ, ghi rõ số lần thức, số lần khóc, số lần không chịu ngủ và thời gian thức đêm của bé càng chi tiết càng tốt. Đây sẽ là dữ liệu để lên kế hoạch xử lý hiệu quả tại nhà giúp bé ngủ ngon hơn.

  •  Bước 2: Trước khi áp dụng liệu pháp này, ba mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu nguyên nhân. Có thể đó là nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Bạn cần xác định do trẻ ngủ ngày quá nhiều hay thiếu giấc, xác định khi trẻ ngủ vào ban đêm có ngáy và thở bằng miệng hay không. Ba mẹ cần dựa vào thời gian ngủ, giờ đi ngủ và thời gian thức để xác định chính xác nguyên nhân. 

  •  Bước 3: Ba mẹ cần xây dựng bảng thời gian sinh hoạt lành mạnh cho bé. Đó là cho bé ngủ đúng giờ, đủ giấc, ngủ ở không gian mát mẻ, không quát nạt la mắng bé trước giờ đi ngủ. 

  •  Bước 4: Ba mẹ nên theo dõi, quan sát và không cho phép bé ra khỏi giường để bé hiểu và biết điều đó.

  •  Bước 5: Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, ba mẹ nên khen ngợi, động viên con để con cảm thấy vui vẻ và thoải mái. Đây là cách đơn giản nhất giúp khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi. 

Nếu trẻ lớn hơn gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ thì có thể tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để khắc phục càng sớm càng tốt. 

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Cách điều trị này đòi hỏi ba mẹ cần xác định nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ là do bệnh lý. Khi đó, ba mẹ cần đưa bé đến thăm khám tại khoa Nội thần kinh để các bác sĩ thăm khám trực tiếp và điều trị hiệu quả. 

Ba mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc dưỡng não, bổ não hay an thần cho bé sử dụng mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Với những bé bị bệnh động kinh thì có thể xuất hiện thêm dấu hiệu có cơ co giật khi đang ngủ. Tình trạng này rất nguy hiểm nên ba mẹ cần chú ý để cho con đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. 

Cách phòng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi

Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị thì ba mẹ cũng nên tham khảo thêm cách phòng chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi tại nhà. Cùng Monkey tham khảo một số biện pháp dưới đây nhé!

Cho trẻ ngủ đúng giờ

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ giúp bé đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Bé tự ngủ được vì đó đã trở thành thói quen được lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, đi ngủ đúng giờ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động hiệu quả nhằm tạo điều kiện để cơ thể phát triển toàn diện. 

Cho trẻ thư giãn trước khi ngủ

Để đảm bảo bé ngủ ngon, sâu giấc thì trước giờ đi ngủ, ba mẹ nên giữ cho bé có tâm trạng tốt, vui vẻ, thư giãn. Tốt nhất, ba mẹ và các bé nên chơi những trò chơi nhẹ nhàng thú vị hoặc đọc truyện, đọc sách và hát ru. 

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Cách phòng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ có được giấc ngủ đảm bảo hơn, sâu giấc. Vì thế, trước khi tìm cách điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi thì ba mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé bao gồm 4 nhóm chất gồm: Chất đạm, tinh bột, rau xanh, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Xem thêm: Trẻ 4 tuổi ngủ nghiến răng ba mẹ phải làm sao?

Như vậy, Monkey đã chia sẻ về nguyên nhân và cách khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4 tuổi. Hy vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ hiểu thêm về vấn đề này và biết cách hỗ trợ bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn, khỏe mạnh và thông minh hơn.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey