zalo
Bé 3 tuổi ngủ ngáy: khi nào đáng lo ngại?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Bé 3 tuổi ngủ ngáy: khi nào đáng lo ngại?

Lê Hương
Lê Hương

22/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bé 3 tuổi ngủ ngáy là một hiện tượng khi ngủ bé phát ra âm thanh khó chịu ảnh hưởng tới người xung quanh và cả tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp chữa trị là vô cùng quan trọng mà ba mẹ cần làm ngay khi phát hiện con mình có triệu chứng này. Monkey sẽ giúp phụ huynh có được kiến thức hữu ích về bệnh này.

Triệu chứng bé 3 tuổi ngủ ngáy 

Triệu chứng bé 3 tuổi ngủ ngáy. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ngáy to thường xuyên, kèm thở hổn hển và hít mạnh 

Khi ngủ bé ngáy to thường xuyên, nhịp thở không đều, thở hổn hển và khụt khịt mạnh. Trẻ thường hay ngáy về đêm, hay tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu và hay giật mình, bị kích động mạnh. Hơi thở của bé nếu ba mẹ theo dõi sẽ thấy hay đứt quãng, không đều lượng máu và oxy lưu thông lên não kém để lại rất nhiều nguy hiểm với sức khoẻ của bé.

Đái dầm

Khi phát hiện con yêu của bạn thường hay đái dầm, một đêm đái 2 đến 3 lần trong tình trạng ngủ mơ. Những lúc đái dầm sẽ khiến bé tỉnh giấc và khó ngủ lại và khiến chất lượng giấc ngủ không còn đảm bảo. 

Thay đổi tâm lý hành vi

Khi trẻ có biểu hiện thay đổi về tâm lý, hành vi cũng là một trong những triệu chứng của trẻ ngủ ngáy. Bé 3 tuổi ngủ ngáy sẽ hay mệt mỏi, cáu gắt dễ xúc động và nhạy cảm với những lời nói, hành động của ba mẹ.  Nếu bé có dấu hiệu này chứng tỏ bệnh của bé đã nặng hơn nhiều

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ngủ ngáy

Những nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ngủ ngáy. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bẩm sinh

Yếu tố bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây nên bệnh ngủ ngáy ở trẻ lên 3. Có thể do bé sinh ra đã có những đặc điểm bẩm sinh như cổ họng hẹp, cuống lưỡi to, cuống họng dài và sự bất thường về hàm dưới. Điều này cũng khiến bé có đường thở hẹp dẫn tới tình trạng ngáy khi ngủ.

Hoặc do bé sinh ra đã bị lệch vách ngăn khiến hơi thở của bé không đi hết vào trong tạo nên tiếng rung khi ngủ, đó là do ngáy bẩm sinh. Đối với bệnh ngủ ngáy này cũng không đáng lo ngại đối với sức khoẻ của bé nhưng cũng cần được khắc phục để không ảnh hưởng tới những người xung quanh.

Bệnh hô hấp

Nếu bé nhà bạn bị mắc một trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, nghẹt mũi cũng khiến bé ngủ bị ngáy do đường thở không đủ lượng khí vào bên trong. Một số bé do bệnh lý viêm amidan cũng dẫn tới nhịp thở rối loạn, nhiễm trùng đường hô hấp khiến hơi thở khò khè và dẫn tới hiện tượng ngủ ngáy.

Các bệnh lý khácBé ngủ ngáy khi nào đáng lo ngại. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ngoài ra, nhiều bệnh lý khách cũng dẫn tới bệnh ngủ ngáy chẳng hạn như bé bị béo phì, khiến lớp mỡ dày đặc ở cổ họng đường thở hẹp cũng gây nên bệnh ngủ ngáy. Hoặc do dị ứng khói thuốc lâu ngày cũng dẫn tới tình trạng rối loạn hơi thở gây nên hiện tượng này.

Khi nào trẻ em 3 tuổi ngủ ngáy là vấn đề đáng lo ngại?

Vậy khi nào bé 3 tuổi ngủ ngáy đáng lo ngại? Hãy cùng Monkey tìm hiểu trong phần này!

Ngủ ngáy sinh lý

Trẻ 3 tuổi ngủ ngáy có sao không? Ngủ ngáy sinh lý là tình trạng bình thường của trẻ với nguyên nhân thường do bệnh viêm mũi, khoang mũi và đường thở của bé còn nhỏ, hẹp dẫn tới không khí không được đẩy hết vào bên trong. Hiện tượng này sẽ mất đi khi bé lớn lên khoang mũi của bé rộng ra, đường thở rộng và không còn ngủ ngáy nữa.

Ngủ ngáy bệnh lý

Thông thường, trẻ càng lớn bệnh ngủ ngáy càng ít đi và âm thanh sẽ nhỏ dần. Nhưng nếu như ở độ tuổi từ 3 đến 10 tuổi mà vẫn thấy ngủ ngáy, ngáy tiếng to đôi lúc xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ chắc chắn là bệnh lý ngủ ngáy. Đối với trường hợp này sẽ đáng lo ngại nếu như kéo dài và không chữa trị.

Những hậu quả của việc ngủ ngáy ở trẻ

Những ảnh hưởng của việc ngủ ngáy ở trẻ. (ảnh: sưu tầm internet)

Ảnh hưởng tâm lý

Thường xuyên ngủ ngáy khiến lượng oxy cung cấp lên não kém đi dẫn tới bệnh giảm tập trung, mất trí nhớ ảnh hưởng tới sự phát triển trí nào. Nếu ngủ ngáy sẽ khiến giấc ngủ không sâu, hay tỉnh giấc khiến tâm lý bé ảnh hưởng, mệt mỏi và hay cáu gắt.

Ảnh hưởng quá trình tăng trưởng và phát triển

Khi bé 3 tuổi ngủ ngáy, cơ thể sẽ giảm sản xuất các hormone tăng trưởng dẫn tới tình trạng trẻ chậm phát triển, cơ thể bé tăng cân chậm, kém hấp thu và kém phát triển hơn trẻ thông thường. Kể cả chiều cao, cân nặng cũng như sự thông minh của bé giảm sút.

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Khi con bạn ngủ ngáy, có những lúc hơi thở ngắt quãng khiến bé tỉnh giấc, giấc ngủ không sâu, chập chờn và hay giật mình. Từ đó khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút, ảnh hưởng tới sức khoẻ, tinh thần của bé.

Ảnh hưởng tim mạch

Khi bé ngủ ngáy, SDB sẽ làm tăng đề kháng với hoạt chất insulin, cơ thể mệt mỏi đồng thời dẫn tới tình trạng béo phì ở trẻ. Khi cơ thể béo phì cũng là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh liên quan như tim mạch, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim gây nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng của bé.

Rối loạn hơi thở, ngưng thở khi ngủ

Trong quá trình ngủ ngáy của bé, hơi thở rối loạn có những lúc khiến bé ngưng thở, oxy không lưu thông lên não dẫn tới nhiều mối nguy hiểm với tính mạng của bé. Vì thế, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm để có giải pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị bé 3 tuổi ngủ ngáy 

Điều trị trẻ 3 tuổi ngủ ngáy hiệu quả. (Ảnh: sưu tầm internet)

Giảm cân cho trẻ thừa cân

Đối với những bé béo phì, thừa cân mỡ sẽ bám nhiều tại cổ họng ảnh hưởng tới chức năng của cơ cấp hô hấp gây nên tình trạng ngủ ngáy của bé. Vì thế, nếu cân nặng của bé vượt chỉ tiêu về cân nặng theo quy định của Bộ y tế hãy thực hiện nay một liệu trình giảm cân khoa học cho bé để hạn chế bệnh ngủ ngáy cho bé.

Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý tới dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ hàng ngày chỉ là hạn chế tinh bột và chất béo. Đồng thời vận động bé tập thể dục phù hợp với lứa tuổi để nâng cao sức khoẻ của mình.

Tránh xa khói thuốc lá

Hệ hô hấp ảnh hưởng trực tiếp tới hơi thở của cả người lớn và trẻ nhỏ, vì thế hãy tránh xa các chất gây độc hại tới hệ hô hấp bao gồm bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, lông thú,.... Càng tránh xa những tác nhân gây độc hạ này càng giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh và  hạn chế  hiện tượng ngủ ngáy.

Tạo độ ẩm cho căn phòng ngủ của bé

Để tạo độ ẩm cho căn phòng ngủ của bé ba mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí ở phòng ngủ cho bé, không khí ẩm hơn giúp bé dễ thở. Bé sẽ không còn thấy khó chịu, khò khè ở đường hô hấp, hạn chế ngáy.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé trước khi đi ngủ, nước muối không chỉ có tác dụng làm sạch đường hô hấp mà còn giúp long đờm, hạn chế khò khè. Hơi thở của bé dễ chịu hơn, hạn chế nghẹt mũi cải thiện tình trạng ngáy.

Tập cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ

Hãy chủ động giúp trẻ có tư thế nằm ngủ dễ chịu nhất, thường trẻ nằm nghiêng về phía bên trái sẽ giúp đường dẫn khí mở rộng hơn, nhịp thở đều đặn, không bị rung và phát ra tiếng ngáy. Vì thế, hạn chế nằm ngủ ba mẹ tập cho con nằm nghiêng.

Dọn dẹp vệ sinh giường ngủ tạo cảm giác thoải mái

Một trong những nguyên nhân dẫn tới đường hô hấp của bé bị viêm nhiễm, ảnh hưởng tới hệ hô hấp đó chính là phòng ngủ phải sạch sẽ, không có bụi bặm. Ba mẹ hãy tạ một không gian ngủ thoáng đáng, yên tĩnh, trong lành và dễ chịu hơn hạn chế các bệnh hô hấp giúp bé hạn chế tình trạng ngủ ngáy. 

Hơn thế không gian ngủ sạch sẽ thoáng mát còn giúp đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho sức khỏe của cả gia đình nhất là hệ hô hấp và bệnh ngoài da.

Điều trị dứt điểm bệnh hô hấp

Một trong những cách giúp  dứt điểm tình trạng trẻ em 3 tuổi ngủ ngáy đó chính là điều trị bệnh hô hấp. Ba mẹ hãy mang con đi khám bệnh ở bệnh viện chuyên khoa và chữa trị theo phác đồ của bác sĩ để giúp con không còn hiện tượng ngủ ngáy nữa.

Xem thêm: Giải đáp: Bé 3 tuổi ngủ hay mơ ba mẹ nên làm gì?

Như vậy, Monkey đã giúp ba mẹ nẵm rõ được dấu hiệu, nguyên nhân, hậu quả cũng như cách điều trị dứt điểm tình trạng bé 3 tuổi ngủ ngáy. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bậc phụ huynh có con em trong tình trạng này biết cách chữa trị và chăm sóc sức khỏe con yêu tốt hơn.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!