zalo
Trẻ 2 tuổi ngủ ngáy - Có bình thường hay không?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 2 tuổi ngủ ngáy - Có bình thường hay không?

Thúy Anh
Thúy Anh

27/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 2 tuổi ngủ ngáy là tình trạng mà nhiều phụ huynh quan tâm, lo lắng. Đây có thể biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngủ ngáy ở trẻ 2 tuổi

Ngủ ngáy là hiện tượng thường xảy ra trong lúc ngủ, chủ yếu là do vùng họng hẹp lại dẫn đến hẹp đường thở, gây nên chứng rối loạn thở trong khi ngủ. Khi ngủ bé hít thở, có lượng khí đi vào, nhưng do chỉ đi qua vùng hẹp nên làm cho các niêm mạc mô xung quanh vùng hẹp có thể là mũi, miệng hoặc ở họng rung lên, tạo ra âm thanh và đó gọi là tiếng ngáy. 

Ngủ ngáy là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ ngáy có thể là do: 

  • Do bẩm sinh: Nếu như ngay khi sinh ra các bé đã bị cuống lưỡi to, cuống họng dài, cổ họng hẹp hoặc có những bất thường nào đó về hàm dưới hoặc lưỡi thì cũng là nguyên nhân ra chứng ngủ ngáy ở trẻ.

  • Bị cảm lạnh: Đa số những trẻ bị cảm lạnh đều sẽ ngáy khi ngủ. 

  • Béo phì: Ngủ ngáy thường gặp ở những bé nặng cân hơn so với những đứa trẻ khác. Lý do là vì lớp mỡ dày bám ở cổ họng làm cho cuống họng hẹp đi gây rối loạn thở ở trẻ bị dẫn đến tình trạng ngáy khi ngủ ở trẻ.

  • Các bệnh về đường hô hấp: Trẻ bị viêm xoang, phong mũi, phì đại amidan, VA,... dẫn đến rối loạn thở trong lúc ngủ gây nên hiện tượng ngáy ở trẻ. 

  • Tư thế ngủ kỳ lạ: Tư thế nằm ngủ cũng ảnh hưởng đến sự hô hấp của trẻ, nếu trẻ ngủ trong tư đầu lộn ngược xuống làm cho lưỡi bị dốc ra đằng sau cổ họng là cho việc thở khó khăn hơn nên trẻ sẽ ngủ ngáy.

  • Đường thở bị tắc: Nếu đường thở của bé bị cản trở bởi dịch hoặc điều tiết nước bọt liên tục sẽ làm cho bé phải cố sức thở và vậy mà dẫn đến tình trạng ngáy khi ngủ. 

  • Sùi vòm họng: Đây cũng là một trường hợp khá nguy hiểm khi sùi vòm họng có thể làm cản trở luồng không khí lưu thông qua hệ hô hấp gây nên tình trạng ngủ ngáy. 

  • Ngưng thở tạm thời trong khi ngủ: Nguy hiểm hơn khi ngủ ngáy có thể là một dấu hiệu ngưng thở tạm thời khi ngủ. Trong trường hợp đó tiếng ngáy sẽ thường to theo từng nhịp đều đều. 

  • Dị ứng khói thuốc: Khói thuốc là sẽ làm cho hệ hô hấp của trẻ yếu đi, gây chứng rối loạn thở, trẻ thường khò khè khi thở và dẫn đến tình trạng ngủ ngáy ở trẻ. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ ngáy. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nhận biết tình trạng ngáy sinh lý và ngáy bệnh lý của trẻ

Bé 2 tuổi ngủ ngáy thường chia thành hai trường hợp đó là ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý.

Ngáy sinh lý

Đây là hiện tượng sinh lý bình thường không chỉ ở trẻ em 2 tuổi ngủ ngáy mà còn thường gặp với người lớn. Nguyên nhân ngáy sinh lý ở trẻ thường là do bị ngạt mũi, có dịch ở mũi, gỉ mũi,...

Đối với trẻ nhỏ thì do khoang mũi và đường thở còn nhỏ, hẹp nên khi luồng hơi di chuyển trong đó dẫn đến sự ma sát không khí với gỉ mũi gây ra tiếng ngáy. Khi bé lớn lên, đường thở và khoang mũi sẽ dần rộng ra và hiện tượng ngáy khi ngủ ở trẻ sẽ biến mất hoặc tiếng ngáy sẽ nhỏ đi. 

Ngoài ra, ngáy sinh lý còn có thể do bé ngủ sâu giấc quá, cơ quan vùng họng ở trạng thái thả lỏng làm cho luồng khí vào va đập với thành họng tạo ra tiếng ngáy. Với hiện tượng ngáy sinh lý, cha mẹ không cần phải quá lo lắng vì sẽ không gây hại đến sức khỏe của trẻ. 

Ngáy sinh lý là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ngáy bệnh lý

Nếu trẻ càng lớn mà vẫn gặp tình trạng ngủ ngáy, tiếng ngáy to, diễn ra thường xuyên hoặc có trường hợp xảy ra tình trạng tạm ngưng thở trong khi ngủ thì đây được xem là ngáy bệnh lý. Các bệnh lý thường gặp có thể là: 

  • Viêm đường hô hấp.

  • Cảm lạnh.

  • Viêm mũi dị ứng.

  • Viêm xoang.

  • Viêm amidan.

  • Có dị vật trong mũi hoặc polyp mũi.

Ngáy bệnh lý là gì? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác hại khôn lường của ngáy bệnh lý ba mẹ cần lưu ý

Nhiều phụ huynh thường lo lắng rằng “bé 2 tuổi ngủ ngáy có sao không?”. Nếu chỉ là hiện tượng ngáy sinh lý bình thường sẽ không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân ngáy do các bệnh lý liên quan có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Tác hại của ngủ ngáy đối với trẻ 2 tuổi

Đừng bao giờ coi thường hiện tượng này. Ngáy ngủ không chỉ khiến cho cơ thể của trẻ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người ngủ cùng bé. 

Nghiêm trọng hơn, trẻ dưới 2 tuổi ngủ ngáy có thể gặp những tác hại đáng lo ngại về sức khỏe như:  

  • Gây cản trở, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và trí não.

  • Trẻ có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và bị ngắt quãng: Do phần mềm và niêm mạc ở cuống họng làm nghẹt khí quản dẫn đến tình trạng phổ và não bị thiếu dưỡng khí. 

  • Bộ não thường xuyên thiếu không khí, thiếu oxy cung cấp cho máu sẽ khiến trẻ mệt mỏi lâu dần có thể làm suy giảm sự phát triển trí tuệ. 

  • Rối loạn thở trong khi ngủ sẽ làm tăng việc sản xuất nước tiểu vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng đái dầm ở trẻ.

  • Việc giảm sản xuất hormone tăng trưởng làm cho trẻ bị chậm phát triển.

  • Nguy cơ mắc các bệnh khác như: Tăng huyết áp, hệ tim mạch bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, bệnh lý ở phổi,… rất nguy hiểm.

Ngủ ngáy có thể gây nên nhiều vấn đề đối với trẻ. (Ảnh: Bold.vn)

Các triệu chứng cần lưu ý

Nếu trẻ chỉ có những triệu chứng ngáy sinh lý bình thường thì không sao nhưng nếu cha mẹ phát hiện những dấu hiệu sau thì cần chú ý và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được khám và tư vấn điều trị: 

  • Ngáy to với tần suất thường xuyên, hơi thở hổn hển, hay khụt khịt và hít mạnh.

  • Thường xuyên đái dầm mà không biết nguyên nhân.

  • Có sự thay đổi đột ngột về tâm lý và hành vi như: Tâm trạng bất ổn, hay cáu gắt, dễ kích động, có dấu hiệu buồn ngủ vào ban ngày,...

Một số triệu chứng bố mẹ cần lưu ý. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ: Nguyên nhân và giải pháp

Mẹo khắc phục tình trạng ngủ ngáy của trẻ 2 tuổi

Một số mẹo giúp khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ ngáy thường xuyên:

  • Giảm cân cho bé nếu có tình trạng bị thừa cân, béo phì.

  • Tuyệt đối cho trẻ tránh tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.

  • Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm trong phòng ngủ giúp bé dễ thở hơn trong khi ngủ. 

  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi mỗi bên từ 5 - 7 giọt để trước khi đi ngủ để giúp bé dễ thở hơn.

  • Dùng dầu khuynh diệp nhỏ lên gối hoặc cổ áo để giúp bé thoải mái và dễ thở hơn trong lúc ngủ.

  • Tập cho trẻ thói quen ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa để dễ thở hơn và hạn chế tiếng gáy. 

  • Dọn dẹp phòng, các vật dựng và chăn ga gối nệm thường xuyên, giữ cho phòng ngủ thoáng mát để tránh các tác nhân gây dị ứng cho trẻ. 

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất nâng cao sức đề khác cho trẻ. Tăng cường bổ sung các chất như: lysine, kẽm, selen, crom, các loại vitamin và khoáng chất,... để hỗ trợ hệ miễn dịch giúp trẻ ít ốm vặt hoặc gắp các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. 

  • Hạn chế sử dụng các loại dụng cụ hút, làm sạch mũi vì có thể gây tổn thương cho niêm mạc mũi.

  • Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé. 

  • Cho bé ngủ trên một chiếc gối nhỏ, mềm, thấp để không gây sức ép lên cổ họng. 

  • Mùa lạnh nên chú ý giữ ấm cổ cho bé.

  • Chữa dứt điểm các chứng viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm đường hô hấp và các bệnh lý khác ở trẻ. 

  • Nếu bé 2 tuổi ngủ ngáy và kèm theo một số biểu hiện về viêm đường hô hấp như: Giọng khàn, thở khò khè, sổ mũi,… thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tiến hành điều trị.

Một số mẹo khắc phục tình trạng ngủ ngáy ở trẻ 2 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ ngáy rất chi tiết và hữu ích. Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh sẽ có thêm thông tin và biết cách điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Snoring in Children - Truy cập ngày 27/05/2022

https://www.sleepfoundation.org/snoring/snoring-children

Does Your Child Snore? 5 Signs of Trouble - Truy cập ngày 27/05/2022

https://health.clevelandclinic.org/does-your-child-snore-5-signs-of-trouble/

Thúy Anh
Thúy Anh

Với kinh nghiệm 3 năm viết bài đa lĩnh vực và thực hành nuôi dạy con thông qua ứng dụng Monkey hàng ngày. Tôi mong muốn chia sẻ những kiến thức dạy trẻ tốt nhất cho các phụ huynh đang đọc bài viết của mình

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!