zalo
Bé 3 tuổi ngủ muộn ba mẹ nên làm gì?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Bé 3 tuổi ngủ muộn ba mẹ nên làm gì?

Lê Hương
Lê Hương

21/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bé về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, hiện tượng bé 3 tuổi ngủ muộn rất hay gặp và khiến ba mẹ đau đầu. Cha mẹ đừng lo lắng, hay theo dõi bài viết sau đây để tìm ra nguyên nhân và đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng này nhé.

Nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ngủ muộn?

Nguyên nhân bé 3 tuổi ngủ muộn là gì?

Ban ngày bé ngủ quá nhiều 

Ban ngày là thời gian dành cho bé vận đồng, tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh. Và, thời gian ngủ trưa lý tưởng chỉ khoảng 30 phút - 1 tiếng. Việc cha mẹ để bé ngủ “không giờ giấc” vào ban ngày sẽ khiến ban đêm trẻ không buồn ngủ nữa và gây ra tình trạng ngủ muộn.

Trước khi ngủ bé kích thích vận động nhiều 

Một nguyên nhân mà các bậc phụ huynh thường hay mắc phải chính là cho trẻ vận động nhiều trước khi đi ngủ khiến thần kinh kích thích và khó đi ngủ sớm. Ngoài ra, nếu chơi các trò chơi vận động trí não thì đầu óc cũng phải làm việc nhiều hơn và trở nên hứng thú hơn nên dẫn tới khó ngủ.

Thói quen, khung giờ ngủ không khoa học

Nhiều cha mẹ không hình thành cho trẻ một thời gian biểu sinh hoạt khoa học, cụ thể nên dẫn tới khung giờ ngủ cũng “vô tội vạ”. Trẻ ngủ không đúng giờ vào ban ngày có ảnh hưởng rất lớn tới giấc ngủ ban đêm. Giờ ngủ buổi trưa và buổi tối không được phân bổ hợp lý dẫn tới việc trẻ không thể đi ngủ sớm.

Do trẻ thay đổi tâm sinh lý trong từng độ tuổi

Bé càng lớn thì tâm sinh lý càng thay đổi và kéo theo thời gian ăn uống, ngủ nghỉ cũng thay đổi cùng. Do đó, sẽ không có gì là lạ nếu thấy càng lớn thì bé càng ngủ muộn hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý về nguyên nhân này để sau đó có cách khắc phục hợp lý.

Tác hại của việc ngủ muộn ở trẻ?

Tác hại của việc trẻ ngủ muộn. (Ảnh: sưu tầm internet)

Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Các nhà khoa học nhận thấy, cơ thể tiết ra nhiều hơn các hormone tăng trưởng trong khi ngủ nhằm kích thích sụn khớp và xương mềm phát triển. Tuy nhiên, việc tiết ra hormone này sẽ giảm dần theo thời gian khi trẻ lớn lên dần. Ngoài ra, khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 1 giờ sáng là thời gian lý tưởng mà hormone tiết ra nhiều nhất.

Hơn nữa, cơ thể khi chìm vào trạng thái ngủ say thì mới có thể hơn 70 phút thì mới bắt đầu tiết hormone. Vì thế, nếu trẻ thường xuyên đi ngủ muộn hoặc gặp tình trạng thiếu ngủ ngay từ nhỏ sẽ ảnh hưởng lớn đến chiều cao trong tương lai.

Ảnh hưởng đến tính cách và tâm lý hàng ngày của trẻ

Tính khí của bé 3 tuổi ngủ muộn và thường xuyên ngủ ít thì thường sẽ khá nóng nảy. Biểu hiện cụ thể trong trường hợp này chính là dễ tức giận, cáu gắt, gào khóc, thiếu kiên nhẫn, dễ bỏ cuộc và thích đánh người khác,...Đây đều là những điều không tốt cho sự phát triển của trẻ về sau.

Ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và sự phát triển não bộ

Những ảnh hưởng đến phát triển tư duy. (Ảnh: sưu tầm internet)

Đã từng có nghiên cứu với hơn 10.000 trẻ và có thể thấy rằng, các bé thường xuyên đi ngủ muộn sau 9 giờ tối khá kém và các môn đọc và tính toán. Vì thế, họ cho rằng việc ngủ muộn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phản ứng cùng với năng lực nhận thức không gian, về lâu ngày sẽ không hề có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ.

Giảm sức đề kháng cơ thể

Giấc ngủ là quá trình giúp cơ thể phục hồi và nạp lại thể lực cùng năng lượng cho các chức năng khác bên trong cơ thể. Vì thế, trẻ cần phải ngủ đủ thì mới khỏe mạnh. Những trẻ ngủ muộn thường sẽ có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm bệnh, nhiễm vi khuẩn cùng những chất ô nhiễm ở môi trường bên ngoài do chức năng miễn dịch của cơ thể lâu dài không được hồi phục.

Làm thế nào giúp trẻ ngủ sớm và đúng giờ?

Khi bé cảm thấy buồn ngủ, hãy cho bé đi ngủ ngay

Cách giúp trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nếu trẻ vận động nhiều vào ban ngày thì buổi tối cơ thể không còn năng lượng và cảm thấy mệt mỏi dẫn tới việc buồn ngủ sớm. Do đó, trẻ sẽ cảm thấy buồn ngủ và khi đó cha mẹ nên cho trẻ đi ngủ sớm. Tuyệt đối không ép trẻ thức vì như thế khi quá giấc thì trẻ sẽ không cảm thấy buồn ngủ nữa và dẫn tới tình trạng bé đi ngủ rất muộn.

Hạn chế cho trẻ dùng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử đã được chứng minh là rất có hại cho cơ thể của con người, đặc biệt là trẻ em. Do đó, trước khi đi ngủ từ 1 - 2 tiếng, cha mẹ không nên cho trẻ dùng các thiết bị điện tử. Về lâu dài thì không chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ mà còn có những tác hại sâu xa như khó tăng chiều cao, phản ứng chậm, kém nhận thức,...

Không cho trẻ vận động mạnh trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ cha mẹ không nên cho trẻ xem TV, không được vận động mạnh cũng như chơi các trò chơi kích thích bộ não. Hãy cho bé nghe các bản nhạc nhẹ, chơi các trò chơi không phải suy nghĩ nhiều như xếp hình, ghép gỗ. Việc vận động mạnh có thể sẽ khiến bộ não hứng thú hơn và dẫn tới tình trạng khó ngủ vì không có nhu cầu nghỉ ngơi nữa.

Cho trẻ uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ 30 phút

Một lý sữa vừa đủ nóng sẽ mang lại rất nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể của trẻ. Đây vừa là cách để trẻ vực lại năng lượng sau một ngày dài vận động và vừa là cách để duy trì một thân nhiệt vừa đủ để có thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Đồng thời, việc cho trẻ uống sữa trước khi đi ngủ cũng giúp cơ thể bé phát triển một cách toàn diện về lâu dài hơn. 

Đọc sách cho bé nghe trước khi ngủ khoảng 30 phút 

Vì không được vận động mạnh nên cha mẹ hãy chọn cách đọc cho bé nghe những cuốn sách thú vị hoặc hát cùng bé một bài hát yêu thích để tinh thần được thư giãn và ngủ ngon hơn. Theo nhiều nghiên cứu, việc đọc sách trước khi đi ngủ rất có lợi và giúp trí não của trẻ phát triển, đồng thời phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.

Tạo không gian ngủ đúng sở thích của con

Tạo không gian ngủ thoải mái cho con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Để bé có thêm hứng thú và thực hiện theo thời gian biểu đi ngủ của cha mẹ đưa ra thì hãy chuẩn bị một không gian ngủ theo đúng sở thích của con. Cha mẹ hãy cùng bé trang trí cho phòng ngủ theo phong cách mà bé thích. Một vài chú gấu bông, siêu nhân, búp bê hay những chiếc đèn ngủ xinh xắn sẽ khiến bé vui vẻ hơn và cảm nhận được sự quan tâm mà cha mẹ dành cho mình.

Tập cho bé ngủ riêng

Khi trẻ trong khoảng độ tuổi từ 3 - 5 tuổi thì cha mẹ cần tập cho trẻ ngủ riêng bởi khi lớn hơn thì trẻ đã có nhận thức về việc đó nên sẽ không thực hiện theo. Hãy chuẩn bị cho bé một phòng ngủ riêng theo sở thích cùng và cùng bé trò chuyện trước khi đi ngủ để bé không cảm thấy sợ hãi nữa. 

Xem thêm: [Giải đáp] Trẻ 3 tuổi ngủ nhiều có tốt không?

Như vậy, có thể thấy tình trạng bé 3 tuổi ngủ muộn có ảnh hưởng rất tiêu cực mà lại chỉ xuất phát từ những nguyên nhân tưởng chừng như vô hại. Cha mẹ hãy lưu ý các phương pháp trên để giảm thiểu tình trạng ngủ muộn và tốt nhất là nên rèn luyện để trẻ có thể ngủ sớm và ngủ đúng giờ. Từ đó, sự phát triển toàn diện của trẻ về cả thể chất và tinh thần mới được đảm bảo. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!