zalo
Trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Đào Nhàn
Đào Nhàn

30/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ em có rất nhiều tư thế ngủ khác nhau, có bé thích nằm vung tay, có bé thích nằm co người, có bé thích nằm nghiêng khi ngủ, nhưng cũng có nhiều bé cảm thấy thoải mái khi nằm sấp. Điều này khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng, rằng không biết con mình nằm sấp liệu có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé không. Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho ba mẹ về vấn đề trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp.

Vì sao trẻ 2 tuổi ngủ hay nằm sấp?

Trẻ 2 tuổi ngủ chổng mông nằm sấp có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc do bệnh lý.

1. Do bẩm sinh hoặc do trẻ cảm thấy an toàn khi nằm ngủ sấp

Nguyên nhân bé 2 tuổi ngủ hay nằm sấp được lý giải là do thói quen tự bảo vệ bản thân ngay khi còn nằm trong bụng mẹ của bé. Vì bụng là phần mềm, lưng là phần cứng. Nên trong lúc ngủ, bé sẽ có xu hướng che dấu phần bụng và dùng phần lưng để che chắn. Khi bé nằm, bé cuộn tròn cơ thể hoặc nằm sấp để bản thân cảm thấy được che chở và an toàn khi ngủ. 

2. Do các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa

Trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp còn có thể do trẻ gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Vì tuổi còn nhỏ, trẻ vẫn chưa ý thức được việc lấy tay xoa bụng hoặc đè bụng để ngăn chặn cơn đau như người lớn. Thay vào đó, trẻ sẽ áp phần bụng xuống như một cách đề khắc chế cơn đau đến từ dạ dày, bụng và hệ tiêu hóa nói chung.

Bé nằm sấp do thói quen bẩm sinh hoặc do vấn đề về hệ tiêu hóa (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp có sao không?

Đối với trẻ 2 tuổi, việc nằm ngủ sấp tác động rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Ba mẹ cần chú ý và điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ nếu phát hiện bé 2 tuổi ngủ hay nằm sấp. 

1. Ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và xương mặt

Trẻ 2 tuổi ngủ sấp sẽ dẫn đến tình trạng chèn ép một bên mặt, khiến cho khung xương mặt phát triển không đều. Tình huống nặng hơn, khi trẻ trưởng thành, xương hàm sẽ bị lệch gây mất thẩm mỹ trên gương mặt của trẻ.

Mặt khác, khi bé 2 tuổi ngủ hay nằm sấp, cột sống cổ sẽ vô tình bị vặn vẹo và cong hơn bình thường. Điều này khiến cho máu ở cột sống cổ khó lưu thông, dễ dẫn đến hậu quả là chấn thương ở trẻ.

2. Giảm lượng khí lưu thông do hẹp đường hô hấp

Khi nằm sấp, đồng nghĩa với việc trẻ 2 tuổi ngủ chổng mông, đè ép phần mặt và ngực xuống dưới. Luồng khí cung cấp oxy cho bé khi ngủ sẽ gặp khó khăn do diện tích tiếp xúc hẹp, không đủ không gian để lưu thông khí. 

Hơn thế nữa, một phần mũi của bé cũng sẽ bị tiếp xúc quá sát với mặt gối. Nếu để lâu thì trẻ sẽ bị khó thở, ngột ngạt do hàm lượng dưỡng khí quá thấp. Mặc dù nằm sấp có thể giúp trẻ ngủ ngon nhưng não không được cấp đủ oxy thì vẫn trong trạng thái mệt mỏi. Sáng khi thức dậy, trẻ sẽ bị cạn kiệt năng lượng và sụt giảm tinh thần.

Nằm sấp làm giảm lượng khí lưu thông do hẹp đường hô hấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

3. Giảm sức đề kháng, dễ mắc bệnh vặt 

Trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Một khi trẻ không được đáp ứng về giấc ngủ sâu và ngon, cơ thể sẽ rệu rạo, uể oải, thiếu sức sống. Cơ thể không đủ nguồn năng lượng để sản sinh ra hormone tăng trưởng và các chất đề kháng cần thiết cho sức khỏe. Hậu quả là hệ miễn dịch của trẻ làm việc không hiệu quả, kém khỏe mạnh và khó chống chọi được với các bệnh như cảm mạo, cảm cúm, sốt nhẹ,...

4. Gây hại đến tim và giảm chất lượng giấc ngủ

Trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp có thể gây tác động tiêu cực đến hệ hô hấp và làm suy giảm hệ tim mạch. Vì tư thế nằm sấp trẻ sẽ đè phần ngực xuống dưới, làm hạn chế sự co bóp của tim. Áp lực lên ngực lâu này sẽ làm ảnh hưởng đến nhịp tim, gây ép tim, khiến trẻ gặp ác mộng khi ngủ và đau ngực sau khi tỉnh dậy.

5. Tăng nguy cơ đột tử

Rất nhiều nghiên cứu và báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng, phần lớn nguyên nhân gây ra đột tử ở trẻ em chủ yếu bắt nguồn từ việc nằm sấp. Lý giải cho điều này, Healthy Children cho biết khi bé ngủ nằm sấp, lượng khí lưu thông bị tắc nghẽn do diện tích thông khí bị hẹp lại. Do đó, bé sẽ hít lại luồng khí mà mình vừa thở ra.

Đột tử ở trẻ em chủ yếu bắt nguồn từ việc nằm sấp (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lâu dần, lượng khí hít thở bị hạn hẹp, phổi của bé không được cung cấp đủ oxy nên gây nên tình trạng ngạt thở, khó thở. Hậu quả nghiêm trọng đó là dẫn đến đột tử ở trẻ 2 tuổi. Vì vậy, ba mẹ hãy điều chỉnh tư thế ngủ của bé để tránh những việc đáng tiếc xảy ra. 

Xem thêm:

Mẹo giúp bé thay đổi thói quen ngủ sấp

Dưới đây là một số giải pháp hiệu quả cho vấn đề bé 2 tuổi ngủ hay nằm sấp mà các bậc phụ huynh cần biết để có thể áp dụng và chăm sóc giấc ngủ ngon cho con của mình:

  • Để khắc phục thói quen ngủ sấp, ba mẹ cần tập cho bé thói quen nằm ngửa ngay khi bé còn thức. Hãy đảm bảo rằng luôn có người trông chừng và điều chỉnh tư thế ngủ của bé khi bé có biểu hiện nằm sấp, chổng mông. Hạn chế cho trẻ nằm nghiêng vì đây là tư thế thuận lợi cho việc trẻ xoay người, lật người nằm sấp

  • Lựa chọn những chiếc nệm có độ cứng cao, độ lún vừa phải. Xung quanh bé phải thông thoáng, rộng rãi để đảm bảo trẻ cảm thấy thoải mái khi ngủ. Ga giường và gối phải thường xuyên được dọn vệ sinh sạch sẽ, không gian phòng ngủ lý tưởng như: nhiệt độ vừa phải, ánh sáng thích hợp,... để bé không bị khó chịu và thay đổi tư thế quá nhiều trong lúc ngủ.

  • Trước khi đi ngủ, ba mẹ cần tắm cho trẻ bằng nước ấm, kết hợp với massage thư giãn để thư giãn, giúp trẻ dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ mà không cần phải “nhờ” đến tư thế nằm sấp

  • Ngoài ra, trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp rất cần ba mẹ bên cạnh. Thứ nhất là để có cảm giác an toàn khi ngủ, trẻ có thể nằm ngửa thoải mái, khắc phục tình trạng nằm co người, nằm sấp, chổng mông khi ngủ.

Ngoài ra, ba mẹ ở bên cạnh trẻ trong giai đoạn này để theo dõi và điều chỉnh tư thế nằm cho bé. Tránh cho bé tập thành thói quen nằm sấp khi ngủ, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất cũng như sức khỏe của trẻ.

Ba mẹ cần tập cho bé thói quen nằm ngửa khi ngủ (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nếu ba mẹ đã thử hết các cách nhưng bé vẫn thường xuyên nằm sấp khi ngủ thì rất có thể bé đang mắc phải những vấn đề không tốt về hệ tiêu hóa. Lúc này, ba mẹ cần dẫn bé đi khám sớm nhất có thể để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Lời kết
Nằm ngủ sấp đối với trẻ em hại nhiều hơn lợi. Vì vậy, ba mẹ đừng nên chủ quan mà hãy cẩn trọng và quan tâm chu đáo để nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé. Tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ nằm sấp hoàn toàn có thể cải thiện được nếu ba mẹ kiên nhẫn và thường xuyên điều chỉnh thói quen nằm ngủ của trẻ. Hy vọng qua bài viết trên, Monkey đã mang đến thật nhiều điều bổ ích cho cả bé và gia đình.

Đào Nhàn
Đào Nhàn

Tôi là Đào Nhàn, biên tập viên có hơn 3 năm kinh nghiệm viết bài nhiều lĩnh vực như giáo dục, sức khỏe, công nghệ...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey