Trẻ 2 tuổi thức khuya khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, phiền muộn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Do đó dù ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ cần giấc ngủ sâu, đủ giấc để có thể trưởng thành thật khỏe mạnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích về vấn đề trẻ 2 tuổi ngủ muộn cần thiết mà các bậc phụ huynh cần biết.
Trẻ 2 tuổi ngủ muộn gây hại gì cho sức khỏe ?
Trẻ 2 tuổi ngủ muộn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ, cụ thể như sau:
1. Hạn chế phát triển chiều cao
Khoa học đã chứng minh, trong quá trình ngủ, cơ thể của trẻ sẽ sản sinh hormone tăng trưởng giúp trẻ phát triển về chiều cao. Do đó, việc trẻ ngủ muộn dẫn đến tình trạng rút ngắn thời gian ngủ của trẻ. Trẻ không ngủ đủ giấc đồng nghĩa với việc cơ thể không sản sinh đủ hormone tăng trưởng, tầm vóc của trẻ trong tương lai sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
2. Ảnh hưởng đến trí não và nhận thức của trẻ
Bé 2 tuổi ngủ muộn, cụ thể là ngủ sau 9 giờ tối, khả năng tư duy sáng tạo cũng như ghi nhớ bị giảm đi rất nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. Trẻ thức khuya tức đang tăng lượng thông tin và thời gian làm việc cho não bộ.
Trong khi, thực tế đó là khoảng thời gian mà hệ thần kinh trung ương cần được nghỉ ngơi. Lâu ngày, trí não của trẻ sẽ bị yếu đi, khả năng tư duy logic và phân tích vấn đề giảm sút rất nhiều. Trẻ khó có thể ghi nhớ và tiếp cận cặn kẽ với các kiến thức được học hằng ngày.
3. Giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh vặt
Trong quá trình ngủ, cơ thể của trẻ sẽ phục hồi và nâng cao thể lực, tiếp thêm năng lượng cho ngày dài hoạt động tiếp theo. Trẻ 2 tuổi ngủ trễ đã vô tình khiến cho việc tăng cường hệ miễn dịch bị hạn chế rất nhiều. Khi cơ thể thiếu đi sức đề kháng, trẻ trở nên yếu ớt và khó chống chọi được với các căn bệnh như cảm cúm, sốt, viêm nhiễm,...
4. Ảnh hưởng tới tính cách của trẻ
Trẻ 2 tuổi ngủ muộn khi thức dậy vào sáng hôm sau sẽ cảm thấy khó chịu trong người, cơ thể uể oải, không có sức sống. Trẻ trở nên thụ động, không còn linh hoạt và hứng khởi trong các hoạt động vui chơi, học tập.
Mặt khác, vì không thoải mái trong người nên trẻ thường xuyên cáu gắt, quấy khóc, giận dỗi vô cớ. Nếu ba mẹ không kịp thời giáo dục và sửa đổi, những điều này sẽ ăn sâu vào nét tính cách của trẻ, hình thành nên lối sống tiêu cực và khả năng tiết chế cảm xúc kém khi trẻ lớn lên.
5. Tác động xấu đến hệ tiêu hóa, chậm tăng cân
Các bác sĩ nghiên cứu ra rằng, các tế bào dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ tự động hồi phục, tái tạo chức năng trong lúc ngủ vào ban đêm. Việc trẻ 2 tuổi ngủ trễ, thức khuya khiến cho hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi đầy đủ, lâu dần sẽ dẫn đến suy yếu.
Hơn hết, các bé có thể bị viêm loét dạ dày nếu tình trạng này kéo dài. Một khi đã mắc phải các vấn đề về hệ tiêu hóa, các bé sẽ biếng ăn vì không cảm thấy ngon khi ăn uống. Theo thời gian, cơ thể bé không nạp đủ các chất dinh dưỡng dẫn đến việc suy dinh dưỡng, chậm tăng cân, vóc dáng gầy gò, ốm yếu.
Vì sao trẻ 2 tuổi ngủ muộn?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ muộn, ngủ chập chờn, ngủ không đủ giấc:
-
Trẻ chưa thực sự muốn đi ngủ: có thể vì trước đó trẻ làm quen và tiếp xúc với một trò chơi hay, một câu chuyện thú vị, một động tác mới lạ nào đó. Do đó, trẻ háo hức, hưng phấn muốn được tiếp tục vui đùa và thực hành điều trẻ vừa học được nên không thể đi ngủ ngay.
-
Trẻ cảm thấy đói: Vì ban ngày trẻ chưa được ăn no hoàn toàn nên đến tối hệ tiêu hóa phản ứng, trẻ cảm thấy cồn cào và khó ngủ. Lúc này ba mẹ chỉ cần cho trẻ ăn ít đồ ăn nhẹ hoặc uống sữa để lấp đầy chiếc bụng đói của con.
-
Trẻ thiếu đi cảm giác an toàn khi ngủ: trẻ chưa quen và sợ bóng tối, nên lúc ngủ trẻ không cảm thấy an tâm, dẫn đến chứng khó ngủ, ngủ trễ ở trẻ 2 tuổi.
-
Do điều kiện xung quanh không thích hợp: ánh đèn quá sáng, có tiếng ồn lọt vào, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, trang phục chưa thật sự thoải mái,...
-
Do trước đó trẻ tiếp xúc với ánh sáng hoặc chơi đùa quá vui: Các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy game,... và những trò chơi vận động mạnh đã làm hạn chế sự sản sinh hormone ru ngủ trong cơ thể trẻ. Trẻ sẽ tỉnh táo và hứng khởi hơi bình thường, khó chìm sâu vào giấc ngủ đúng giờ
-
Trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày nên vào buổi tối, trẻ không cảm thấy buồn ngủ nữa. Vì vậy, trẻ ngủ muộn, thức khuya là hậu quả không thể tránh khỏi.
-
Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý gây nên tình trạng bé 2 tuổi ngủ muộn như: sốt, ho, khó thở, viêm tai, nhiễm khuẩn,... Ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được trị dứt điểm
4 phương pháp điều chỉnh thói quen đi ngủ của trẻ 2 tuổi ngủ muộn
Không cho trẻ ăn quá nhiều vào buổi tối
Ba mẹ đừng nên vì quá lo lắng cho vấn đề sức khỏe và sợ bé đói mà cho bé ăn một lúc quá nhiều, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Vì như vậy, hệ tiêu hóa của bé sẽ chưa kịp tiêu hóa thức ăn, dẫn đến đầy bụng, trào ngược dạ dày, gây khó chịu và làm trẻ mất ngủ.
Thay vào đó, ba mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn. Mỗi bữa ăn chưa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Món ăn thay đổi thường xuyên để trẻ không cảm thấy ngán. Ưu tiên các món ăn trẻ yêu thích và khuyến khích trang trí thật bắt mắt để bé có hứng ăn.
Xem thêm:
- Trẻ 2 tuổi ngủ hay mơ: Nguyên nhân và giải pháp
- Bé 2 tuổi ngủ mớ: Vì sao trẻ lại gặp ác mộng khi ngủ?
Không cho con vận động, cười đùa hay xem TV trước khi ngủ
Việc vận động mạnh hay vui đùa trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ tỉnh táo, tinh thần sảng khoái và muốn tiếp tục trò chơi. Ba mẹ sẽ rất khó dỗ trẻ đi ngủ ngay lập tức, trẻ sẽ ngủ muộn và thiếu giấc. Ngoài ra, trẻ rất dễ bị thu hút bởi các chương trình truyền hình trên tivi. Một khi nhắc nhỏ trẻ đi ngủ trong lúc trẻ đang coi tivi, trẻ sẽ khó chịu và không chịu đi ngủ ngay.
Mặt khác, ánh sáng từ các thiết bị điện tử cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản sinh hormone ru ngủ tự nhiên cho cơ thể. Trẻ dễ rơi vào trạng thái trằn trọc khi ngủ hoặc thức khuya, ngủ muộn
Đẩy dần giờ đi ngủ đêm của con sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 20h
Đối với trẻ 2 tuổi ngủ muộn, việc tập cho trẻ đi ngủ ngay vào lúc 20h sẽ khá khó khăn. Monkey gợi ý ba mẹ có thể cho trẻ làm quen dần với giờ ngủ sớm bằng cách luyện tập từng ngày, đẩy dần giờ đi ngủ của con sớm hơn 15 phút. Dần dần, bé sẽ dễ dàng thích nghi và có thể chìm sâu vào giấc ngủ vào lúc 20h.
Massage, kể chuyện cho bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn
Massage và kể chuyện là những cách được ba mẹ áp dụng nhiều nhất trong việc chăm sóc giấc ngủ ngon cho con. Massage không chỉ giúp tuần hoàn máu tốt, mà còn giúp trẻ thư giãn gân cốt sau một ngày dài hoạt động. Bé sẽ không bị mỏi hoặc đau nhức cơ thể trong lúc ngủ, hỗ trợ giấc ngủ được ngon hơn.
Kể chuyện cho bé nghe cũng có thể giúp bé dễ đi vào giấc ngủ mà còn tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích, vừa mở mang trí tuệ của bé, vừa thư giãn và giáo dục trẻ thật tốt. Monkey Stories chính là sự lựa chọn lý tưởng nhất cho các bậc phụ huynh bởi ứng dụng tổng hợp tất cả những câu chuyện hay, lý thú, phù hợp cho trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Lời kết
Monkey hi vọng với những kiến thức bổ ích trên, ba mẹ đã có thể tìm ra giải pháp chăm sóc thật tốt giấc ngủ của bé. Tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ muộn từ đây sẽ không còn là nỗi lo lắng và trăn trở của các bậc phụ huynh.