zalo
Dạy trẻ chậm nói - Bí kíp giúp con tự tin giao tiếp
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Dạy trẻ chậm nói - Bí kíp giúp con tự tin giao tiếp

Phương Hoa
Phương Hoa

25/04/20243 phút đọc

Mục lục bài viết

Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 10% trẻ em Việt Nam gặp vấn đề về ngôn ngữ, trong đó bao gồm cả trẻ chậm nói. Chậm nói có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức, giao tiếp và học tập của trẻ. Vậy trẻ như thế nào được coi là chậm nói? Có những cách nào để dạy trẻ chậm nói đơn thuần tại nhà?

Trẻ mấy tuổi được coi là chậm nói?

Trẻ được coi là chậm nói (chậm phát triển ngôn ngữ) khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, nhưng với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác. 

Thông thường, các chuyên gia sẽ xem xét mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ dựa trên khoảng thời gian và khả năng giao tiếp. Tuy nhiên, không có một tuổi cụ thể để đánh giá vấn đề chậm nói ở trẻ vì mỗi trẻ có sự phát triển riêng biệt. 

Trẻ có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ chậm hơn các trẻ khác (Nguồn: Sưu tầm internet)

Nếu ba mẹ lo lắng về sự phát triển ngôn ngữ của con, ba mẹ có thể tham khảo các dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm nói theo từng giai đoạn dưới đây:

  • 3 tháng: Trẻ không phản ứng với tiếng động mạnh hay phát ra âm thanh gừ gừ. 
  • 4 tháng: Không bắt chước âm thanh
  • 7 tháng: Không phản ứng với tiếng động.
  • 12 tháng: Không có phản ứng khi được gọi tên, không thích giao tiếp bằng âm thanh hay cử chỉ như chào tạm biệt, chỉ tay,.. không quan tâm mọi thứ xung quanh. 
  • 15 tháng: Không nói được từ nào, không biết chỉ vào những đồ vật muốn có, không hiểu hay phản ứng khi được hỏi.
  • 18 tháng: Không nói được quá 6 từ, không giao tiếp bằng bất cứ cách nào. Không đáp lời bằng lời nói khi được hỏi và thậm chí là chưa nói được các từ đơn giản như “bà” hay “mẹ”.
  • 19-23 tháng: Hạn chế về khả năng tiếp thu từ mới.
  • 24 tháng: Không tự nói được quá 15 từ và chỉ nhắc lại lời nói của người khác. Không thể thực hiện các cuộc hội thoại đơn giản hay không thể chỉ vào một bức tranh trong sách khi được gọi tên.
  • 25-35 tháng: Không nói được câu đơn giản, không thể gọi tên các bộ phận trên cơ thể. Không thể nhớ nổi dù chỉ là một bài thơ ngắn. Không thể đặt câu hỏi hay giao tiếp với những người trong gia đình khiến cho không ai có thể hiểu bé. 
  • 3 tuổi: Không sử dụng đại từ nhân xưng (ví dụ như xưng con, gọi mẹ). Không biết ghép các từ thành câu ngắn. Thường xuyên lắp bắp, lời nói không rõ ràng. Không hiểu những chỉ dẫn hay câu hỏi ngắn. Không giao lưu với các trẻ khác và luôn phải có bố mẹ bên cạnh. Ít quan tâm tới sách, truyện.
  • 4 tuổi: Phát âm chưa chuẩn và thành thục các phụ âm. Chưa hiểu khái niệm giống nhau, khác nhau. Gặp khó khăn trong giao tiếp và né tránh giao tiếp với người khác.

Lưu ý: Đây chỉ là những dấu hiệu chung, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói và tầm quan trọng của việc can thiệp sớm

Mặc dù chậm nói ở trẻ có thể chỉ mang tính chất tạm thời, tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên xem nhẹ vấn đề này. Bởi lẽ, trẻ chậm nói có thể là dấu hiệu cảnh báo cho những rắc rối nghiêm trọng hơn. Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói có thể kể đến như: 

Nguyên nhân bệnh lý

  • Vấn đề về cơ quan phát âm: Một số trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm đúng cách do vấn đề ở tai, mũi, họng. Ví dụ, trẻ mất thính lực hoặc có vấn đề về cơ quan phát âm.
  • Cơ quan chỉ huy bị tổn thương: Trẻ có thể gặp vấn đề về não, gây khó khăn trong việc điều khiển cơ quan phát âm. Ví dụ như trẻ bị dị tật bẩm sinh, bại não, hoặc di chứng sau xuất huyết não.

Nguyên nhân tâm lý

  • Cha mẹ cưng chiều quá mức hoặc bỏ bê, không tạo môi trường giao tiếp, thúc đẩy trẻ nói chuyện. Ví dụ như việc cha mẹ quá bận rộn với công việc nên thường để trẻ chơi một mình, khiến con ít có cơ hội được giao tiếp.
  • Trẻ đã gặp phải một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, làm trẻ chậm nói. 

Tác động từ môi trường bên ngoài

  • Môi trường giao tiếp kém: Trẻ không được tiếp xúc với ngôn ngữ đúng mức độ, ít nghe người khác nói chuyện, không được tham gia vào các hoạt động tương tác.
  • Thiếu kích thích ngôn ngữ: Môi trường thiếu điều kiện để kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ như: hoạt động vui chơi, đồ chơi, sách truyện.

Việc tìm ra nguyên nhân chính xác rất quan trọng. Quá trình chậm nói nếu kéo dài và không được điều trị sớm, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tiếp thu kiến thức. Điều này thậm chí còn có thể gây khó khăn trong việc điều trị và khiến trẻ trở nên tự ti, cô lập, khó  hòa nhập xã hội.

Vậy nên, cha mẹ cần có sự can thiệp, dạy trẻ chậm nói càng sớm càng tốt để trẻ có thể mau chóng phát triển ngôn ngữ bình thường.

Trẻ chậm nói có thể đến từ những nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng (Nguồn: Sưu tầm internet)

Các phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhất

Dạy trẻ chậm nói như thế nào? Đó là câu hỏi mà rất nhiều ba mẹ quan tâm. Nếu con chỉ gặp khó khăn trong việc nói chuyện mà không có các dấu hiệu của bệnh lý bẩm sinh hoặc tự kỷ, ba mẹ có thể áp dụng một số cách dạy trẻ chậm nói tại nhà sau đây:

Trò chuyện với bé

Thực tế, bé có khả năng "hóng chuyện" từ rất sớm. Những âm thanh, lời nói của ba mẹ chính là những giai điệu diệu kỳ kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Ba mẹ hãy biến mọi khoảnh khắc bên con thành cơ hội giao tiếp, trò chuyện với bé mọi lúc mọi nơi bằng những câu đơn giản dễ hiểu.

Hát cho bé nghe

Các chuyên gia ngôn ngữ khẳng định rằng âm nhạc chính là một trong những phương pháp hiệu quả giúp bé "bứt phá" ngôn ngữ. Việc hát cho bé nghe không chỉ tạo sự tương tác với con mà còn giúp con hứng thú hơn trong việc tiếp thu. Ba mẹ nên lựa chọn những bài hát thiếu nhi, đồng dao với giai điệu vui nhộn, vần điệu dễ nhớ. 

Âm nhạc giúp con tiếp cận ngôn ngữ một cách dễ hiểu và thú vị (Nguồn: Sưu tầm internet)

Đọc sách cùng con

Đây là phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà rất hiệu quả. Thông qua việc đọc sách cùng nhau, ba mẹ sẽ tạo dựng được mối quan hệ tốt với con. Và hơn thế nữa, việc này sẽ giúp con đến gần với thế giới ngôn ngữ, “lật mở” kiến thức về thế giới xung quanh và tăng khả năng tưởng tượng, tư duy ở trẻ. 

Ba mẹ có thể tham khảo kho truyện trên VMonkey - ứng dụng với nhiều đặc điểm nổi bật như:

  • Tính năng đánh vần chuẩn Bộ Giáo dục giúp bé phát triển kỹ năng nói và sử dụng ngôn ngữ linh hoạt.
  • Kho truyện khổng lồ với nội dung gần gũi, thân thuộc. Sử dụng từ ngữ đơn giản, phù hợp độ tuổi giúp bé dễ hiểu và mở rộng vốn từ.
  • Hình ảnh đẹp mắt, game tương tác: Giúp bé hứng thú, tăng khả năng đọc hiểu và kích thích sáng tạo.
  • Giọng đọc đa dạng, truyền cảm: Phát triển khả năng thẩm âm, định hình phát âm, ngữ điệu của trẻ.

Chi tiết về ứng dụng tại: VMonkey

VMonkey giúp trẻ phát triển kỹ năng nói hiệu quả (Nguồn: Monkey)

Ngoài ra, Monkey Stories cũng là một lựa chọn khó có thể bỏ qua nếu cha mẹ mong muốn dạy trẻ chậm nói hiệu quả. Monkey Stories sẽ giúp bé phát triển toàn diện 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết thông qua việc sở hữu hơn 1000 truyện tranh tiếng Anh với 11 chủ đề thân thuộc cho bé. Ứng dụng còn có 6 hình thức truyện tương tác như truyện hoạt hình, truyện series, truyện nhạc, truyện icon… giúp bé có hứng thú và tự giác học tập. 

Ba mẹ có thể tìm hiểu thông tin về ứng dụng qua đường link: Monkey Stories

Chủ đề và câu chuyện gần gũi giúp bé tiếp thu kiến thức về ngôn ngữ dễ dàng (Nguồn: Monkey)

Cho bé ra ngoài thường xuyên

Ba mẹ nên dành thời gian đưa con đi chơi công viên, khu vui chơi thay vì chỉ ở nhà. Tạo môi trường cho bé có thể hòa mình vào thiên nhiên, có cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Như vậy, bé sẽ được lắng nghe, quan sát, phát huy trí tưởng tượng. Điều này cũng sẽ kích thích đa giác quan: nhìn ngắm, nghe, ngửi, chạm,... giúp bé phát triển ngôn ngữ toàn diện.

Áp dụng kỹ thuật tự nói chuyện 

Kỹ thuật "Tự nói chuyện" là phương pháp dạy trẻ chậm nói đơn giản nhưng hiệu quả được các chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu thế giới khuyên dùng. Đây cũng là kỹ thuật được sử dụng trong các hoạt động trị liệu ngôn ngữ. Ba mẹ có thể hiểu đơn giản là nói cho con nghe về những gì ba mẹ đang làm. 

Ví dụ khi bạn và bé đang đọc sách, hãy mô tả về hình ảnh thấy trong cuốn sách đó.

Mô tả nó là gì: Đây là một con mèo 

Nói cho con biết bạn nhìn thấy gì: Một con mèo có bộ lông màu trắng và đôi mắt xanh

Mô tả hành động bạn đang thực hiện: Giờ ta sẽ lật sang trang tiếp theo xem chú mèo này sẽ làm gì nhé.

Bạn cảm thấy thế nào khi đọc sách: Ba/ mẹ thấy đọc sách rất thú vị

Nói với con về âm thanh bạn nghe thấy: Khi lật những trang sách, ta sẽ nghe thấy tiếng xoạt xoạt.

Việc tương tác giúp ba mẹ dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ dễ dàng hơn (Nguồn: Sưu tầm internet)

Áp dụng kỹ thuật nói chuyện song song

Trong trường hợp bé đã có thể nói được một số từ nhất định, ba mẹ có thể dạy trẻ chậm nói bằng cách áp dụng kỹ thuật nói chuyện song song. Ví dụ như nếu con nói từ “đi”, ba mẹ có thể hỏi lại rằng là “con muốn đi đâu?”. Kỹ thuật này sẽ hiệu quả hơn khi sử dụng các câu ngắn để trò chuyện với bé.

Tăng cường tương tác với trẻ

Tương tác là một trong những yếu tố then chốt giúp dạy trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường tương tác tích cực cho trẻ. Thông qua các trò chơi, ba mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ để mô tả hành động, đặt câu hỏi và hướng dẫn trẻ, bên cạnh đó là khuyến khích trẻ giao tiếp và hợp tác với ba mẹ trong trò chơi.

Không giả giọng ngọng nghịu của con

Một số ba mẹ thường có thói quen giả giọng ngọng nghịu khi nói chuyện với con, vì cho rằng đây là một sự… dễ thương. Tuy nhiên, thực tế là việc này có thể gây hại cho sự phát triển ngôn ngữ của bé. 

Khi bạn nói chuyện với con bằng giọng ngọng nghịu, bé sẽ quen tai và bắt chước theo. Dần dần, việc này trở thành một thói quen khó sửa đổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm và hiểu biết ngôn ngữ của bé. Vì vậy, hãy luôn phát âm thật chuẩn và rõ ràng khi trò chuyện với bé. 

Ba mẹ cần phát âm chuẩn để trẻ học theo (Nguồn: Sưu tầm internet)

Hạn chế dùng TV, điện thoại

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ em dưới 18 tháng tuổi không nên tiếp xúc với màn hình điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác nhiều quá mức, vì điều này có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Đối với trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi, thời gian sử dụng thiết bị điện tử nên được giới hạn tối đa khoảng 1 giờ mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo thay vì chỉ dán mắt vào màn hình, tương tác với người khác chính là chìa khóa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả.

Tham khảo sách, video dạy trẻ chậm nói

Hiện nay trên thị trường không khó để tìm kiếm sách, giáo án dạy trẻ chậm nói mà ba mẹ có tham khảo. Ví dụ như: Sách “Cùng con học nói” của Tiến sĩ Sally Ward; “Giúp con phát triển ngôn ngữ” của Kato Kumiko; Combo 7 cuốn “Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ” của Mi-ok Jin & Yuri Hwang.

Bên cạnh đó, nếu thấy rằng việc đọc các giáo án dạy trẻ chậm nói rất khó hiểu, khó đọc thì ba mẹ cũng có thể xem các video cách dạy trẻ chậm nói như “Hướng dẫn cách điều trị trẻ chậm nói theo từng độ tuổi?” của Dược sĩ Trương Minh Đạt; hay các video thuộc các kênh Youtube như: Dạy trẻ thông minh sớm, Mẹ Việt – Trẻ chậm nói,...

Nếu thực hiện các phương pháp dạy trẻ chậm nói trên nhưng vẫn chưa đem lại sự tiến triển ở trẻ, ba mẹ hãy đưa con đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để bé được kiểm tra và tìm ra nguyên nhân cùng cách khắc phục hiệu quả.

Lưu ý khi dạy trẻ chậm nói tại nhà

Dạy trẻ chậm nói tại nhà chưa bao giờ là một vấn đề đơn giản. Đây là quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn. 

Sự đồng hành của ba mẹ là yếu tố quan trọng trong việc dạy trẻ chậm nói (Nguồn: Sưu tầm internet)

Để có thể dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Đồng lòng hợp sức: Tất cả thành viên trong gia đình nên áp dụng cùng một phương pháp để phát triển tư duy ngôn ngữ của bé.
  • Tập trung vào phát âm: Trò chuyện với bé bằng từ ngữ đơn giản, câu văn ngắn gọn, và phát âm rõ lời. Nhìn thẳng vào mắt bé để tăng sự tập trung.
  • Kiên nhẫn và nhẹ nhàng: Dạy bé từ từ, không nản chí khi bé không nói theo. Trò chuyện thường xuyên để tăng hiệu quả.
  • Để bé có sự tương tác với người khác: Cho bé đi lớp nhà trẻ hoặc mầm non để tiếp xúc với cô giáo và bạn đồng trang lứa.
  • Khám sức khỏe cho bé: Nếu bé chậm nói kèm các biểu hiện tự kỷ hoặc bệnh lý bẩm sinh, hãy đưa bé đi khám sớm.

Có thể thấy, trong hành trình dạy trẻ chậm nói, sự kiên nhẫn và tình yêu thương của cha mẹ chính là chìa khóa. Bằng cách tạo môi trường giao tiếp, khuyến khích bé tự nói, ba mẹ hoàn toàn có thể giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Hãy nhớ rằng, mỗi bước tiến nhỏ đều đóng góp vào sự phát triển của bé trong tương lai.

Phương Hoa
Phương Hoa

Các chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!