Ác mộng xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ mới tập đi và trẻ mầm non khiến bé luôn hoảng sợ và ngủ không ngon giấc. Vậy bé 3 tuổi ngủ hay mơ ba mẹ nên làm gì, Monkey sẽ giúp bạn bạn tìm ra phương án chữa trị phù hợp nhất giúp bé có chất lượng giấc ngủ tốt nhất thúc đẩy phát triển toàn diện.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Dấu hiệu bé 3 tuổi ngủ mơ
Bé ngủ hay giật mình khóc thét
Khi bé 3 tuổi ngủ hay mơ thường có dấu hiệu giật mình thức dậy, trẻ khóc, có vẻ sợ hãi, bám lấy bạn và khó ngủ trở lại. Thông thường, thời điểm xảy ra ác mộng là gần sáng sớm, ở giai đoạn sau giấc ngủ say. Bé khóc thét mà khó có thể dỗ dành ngay được phải mất một lúc sau mới trấn an được tinh thần của con.
Bé luôn sợ hãi, bám ba mẹ
Ác mộng khách với chứng kinh hoàng ban đêm, rối loạn giấc ngủ và xảy ra vào đầu giấc ngủ ban đêm ở độ tuổi mới biết đi và trẻ mầm non. Trẻ bị chứng kinh hoàng bạn đêm vẫn ngủ say, không mơ nhưng có biểu hiện của kích động mạnh và không thể an ủi, vỗ về. Sau đó, trẻ tự trở lại giấc ngủ và không nhớ gì về sự việc đã xảy ra vào ngày hôm sau.
Bé hay bị kích động mạnh
Một trong những biểu hiện của giấc ngủ mơ đó là bé bị kích động mạnh. Khi mơ bé bàng hoàng tỉnh giấc, chỉ cần một hành động vuốt ve hoặc âm ấp, những nụ hôn của ba mẹ cũng khiến bé tỉnh giấc đột ngột và giật mình. Hoặc chỉ một tiếng ồn nhẹ, tiếng gió thổi cũng không thể nào làm bé yên giấc.
Bé hay khóc đêm, khó dỗ
Khi con của bạn thường hay khóc đêm, khó dỗ dùng mọi biện pháp nhưng bé vẫn không thôi khóc. Liên tục khóc đêm và ba mẹ sẽ phải bế bồng ra khỏi phòng ngủ bật điện sáng, quát nạt mọi thứ bé mới đỡ. Và còn nhiều biểu hiện bất thường khác cha mẹ cần nắm rõ để tìm ngay giải pháp khắc phục cho con.
Nguyên nhân nào khiến bé 3 tuổi ngủ hay mơ?
5 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi theo các chuyên gia
Trả lời: Có nên cho bé 3 tuổi học tiếng Anh? Nên cho bé bắt đầu học từ đâu?
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi: biểu hiện - nguyên nhân - và điều trị
Bé bị kích kích cảm giác sợ hãi
Khi bé nghe một câu chuyện khiến trẻ sợ hãi, hoặc bé xem một chương trình tivi nào đó có ảnh hưởng đến tinh thần của bé. Cảm giác sợ hãi sẽ ám ảnh bé vào trong giấc ngủ khiến bé ngủ không ngon và thường xuyên mơ về điều đó.
Những yếu tố từ bên ngoài
Khi thay đổi môi trường sống có thể bé phải ở một mình hoặc sự thay đổi về âm thanh, ánh sáng khi ngủ cũng khiến bé thường xuyên ngủ mớ trong tình trạng sợ hãi. Cũng có thể do bé bị rối loạn sức khỏe khiến bé dễ ngủ mơ. Âm thanh quá lớn, rùng rợn từ bên ngoài hoặc vào đêm không có đèn ngủ cũng dễ khiến bé sợ hãi trong giấc ngủ.
Bé phải xa bố mẹ
Nếu vì điều kiện hoàn cảnh gia đình, bé đang trong vòng tay bố mẹ đột nhiên phải xa bố mẹ bé chắc chắn sẽ hoảng sợ, lo lắng và đi kèm là những giấc ngủ mơ. Xa bố mẹ ở độ tuổi lên 3 sẽ thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc, bé sẽ cảm thấy lo lắng và không an tâm khi không có ba mẹ bên cạnh cũng khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút.
Chưa quen ngủ riêng
Tiếp theo nguyên nhân trẻ 3 tuổi hay ngủ mơ đó là vì bé chưa quen với việc ngủ riêng. Lâu nay bé đang được ôm ấp, ngủ chung với ba mẹ yên tâm vì mọi thứ đã có bố mẹ bên cạnh. Thế nhưng bỗng một ngày bố mẹ cho con ngủ riêng khiến bé bị ảnh hưởng đến tâm lý, sợ sãi và bé thường ngủ mơ khóc thét trong giấc ngủ.
Bé thay đổi môi trường, không gian ngủ
Có thể bé sẽ lạ lẫm với môi trường và không gian ngủ mới, chẳng hạn lâu nay bé ngủ ở phòng ngủ nhà bạn quen rồi. Nhưng vì đi chơi xa đâu đó bé không quen với không gian ngủ mới, lạ lẫm và sợ hãi với mọi thứ xung quanh cũng khiến bé ngủ mơ.
Tâm lý của bé không ổn định
Ba mẹ nên tìm hiểu xem thời gian gần đây tâm lý bé có ổn định không, bé đang bị tác động bởi điều gì mà thường xuyên ngủ mơ. Ba mẹ hay bạn bè có quát mắng con, thầy cô có hành động đe doạ gì khiến bé sợ hãi và thường ngủ mơ, khóc thét vào ban đêm.
Ảnh hưởng của việc trẻ ngủ mơ ác mộng
Rối loạn lo âu
Nếu bé ngủ mơ, thường xuyên thức giấc vào ban đêm sẽ khiến tinh thần bé không ổn định, rối loạn lo âu. Bé sẽ thường xuyên cảm thấy sợ hãi và không có đêm nào ngủ ngon, luôn thấp thỏm bởi trạng thái lo âu ngay cả trong giấc ngủ của mình.
Ảnh hưởng đến tăng trưởng thể chất và trí não
Tất nhiên, chất lượng giấc ngủ của bé có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng về thể chất và phát triển trí não. Khi bé không có được giấc ngủ ngon, thường xuyên ngủ mơ và sợ hãi khiến cơ thể kém trao đổi chất, không tăng trưởng về chiều cao và cân nặng. Kèm theo đó, trí não của bé không thể phát triển toàn diện và lành mạnh, thần kinh bé luôn bị ảnh hưởng nặng nề từ giấc ngủ mơ.
Kém linh hoạt
Khi bé luôn trong trạng thái ngủ mơ sẽ khiến đầu óc bé không tỉnh táo, mất tập trung và kém linh hoạt. Nếu cứ để tình trạng đó kéo dài khiến bé chậm phát triển hơn những trẻ bình thường.
Bé thường xuyên mệt mỏi
Khi trẻ 3 tuổi ngủ mơ khóc, thức giấc vào ban đêm sẽ khiến bé ngủ không đủ giấc, chập chờn trong giấc ngủ sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ốm yếu. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển, biếng ăn và không được vui chơi, hồn nhiên như những trẻ khác.
Cách giúp con hạn chế ngủ mơ
Tạo không gian ngủ an toàn và thoải mái cho con
Ba mẹ hãy tắm nước ấm cho con thư giãn cơ thể, giảm bớt sự căng thẳng và âi lo. Khi lên giường hãy kể cho con nghe một câu chuyện êm dịu, nghe một bài hát nhẹ nhàng hoặc đọc sách liên quan tới giấc ngủ của con chẳng hạn như Goodnight Moon của Margaret Wise Brown. Hãy tạo cho con một không gian ngủ với ánh sáng lý tưởng, tránh tiếng ồn lớn để bé cảm nhận thấy sự an toàn khi ngủ.
Tránh những tác động tâm lý mạnh cho con trước giờ ngủ
Ba mẹ hãy dành những lời nhẹ nhàng, quan tâm con trong cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, lúc đi ngủ không nên dùng những lời quát mắng, doạ nạt con khiến con hoảng sợ, lo lắng và ám ảnh trong cả giấc mơ.
Thêm những người bạn cho con: gấu ôm
Con cần có điểm tựa, nếu ba mẹ đã cho con ngủ riêng hãy cho con thêm những người bạn là gấu bông để ôm, con sẽ cảm nhận sự an toàn hơn. Hoặc ba mẹ cũng có thể nằm ôm con ngủ để cảm nhận được tình yêu thương, sự che chở bao bọc dành cho con của mình.
Mở nhạc nhẹ nhàng cho con
Trước khi ngủ để con dễ đi vào giấc ngủ hãy mở nhạc nhẹ nhàng cho con nghe, giúp con thư giãn và lãng quên mọi thứ, ngủ ngon hơn. Bé sẽ không còn nghĩ về những điều tiêu cực ảnh hưởng tới tâm lý con nữa.
Ba mẹ cần làm gì khi con mơ ác mộng?
Ôm ấp vỗ về trấn an tinh thần con
Khi bé ngủ mơ, ba mẹ hãy ôm hoặc xoa lưng con để con lấy lại sự bình tĩnh, hãy đưa cho con một con thú bông yêu thích để trẻ cầm. Luôn dành sự quan tâm, tình yêu bằng cử chỉ nhẹ nhàng, nói những câu nói trấn an tinh tần của con để bé cảm nhận được ba mẹ luôn bên con và sẽ không có bất cứ chuyện gì xảy ra với con yêu.
Sắp xếp lại không gian ngủ cho con
Phụ huynh cũng nên kiểm tra lại không gian ngủ của con, xem đèn ngủ có bật không, cửa phòng có mở để bé cảm thấy an toàn hơn. Nếu trẻ sợ bóng tối hãy bật đèn ngủ, cũng không nên chiều chuộng đưa con vào ngủ chung với bố mẹ dỗ dành sẽ tạo thành thói quen và bé sẽ chẳng chịu ngủ riêng sau này. Vậy nên, mẹ hãy dành thời gian, kiên nhẫn giúp con vượt qua nỗi sợ hãi này.
Điều trị tâm lý cho con với bác sĩ tâm lý
Nếu đã thực sự cố gắng làm mọi cách nhưng trẻ vẫn không thể nào cải thiện được tình trạng này chắc chắn ba mẹ cần phải điều trị tâm lý cho con với bác sỹ tâm lý. Ba mẹ hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để giúp trấn an tinh thần và điều trị dứt điểm tình trạng này. Ba mẹ sẽ là người đồng hành cùng con trong suốt chặng đường điều trị này để mang lại kết quả tốt hơn.
Xem thêm: Bé 3 tuổi ngủ muộn ba mẹ nên làm gì?
Trên đây là toàn bộ những thông tin về nguyên nhân, giải pháp khắc phục bé 3 tuổi ngủ hay mơ. Nếu con yêu của bạn cũng đang gặp phải tình trạng này hãy thực hiện theo những giải pháp trên để giúp con có được giấc ngủ an toàn nhất nhé.