zalo
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi: biểu hiện - nguyên nhân - và điều trị
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi: biểu hiện - nguyên nhân - và điều trị

Lê Hương
Lê Hương

24/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi bé 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ về nhận thức và hành vi. Vì thế, các bé thường rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý và hành vi. Một trong những vấn đề khủng hoảng khiến ba mẹ lo lắng nhất chính là rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi. Vậy biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng rối loạn giấc ngủ này như thế nào? Cùng Monkey tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi: biểu hiện - nguyên nhân - và điều trị. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trước khi tìm hiểu về biểu hiện của việc rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi, ba mẹ cùng Monkey tìm hiểu khái niệm về hiện tượng này nhé! 

Các chuyên gia lý giải: Rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ được hiểu để chỉ thời điểm mà bé đang ngủ ngon tự nhiên thức dậy khóc đêm, bé ngủ không sâu giấc, khó ngủ, ngủ trằn trọc…mà không rõ nguyên nhân. Hiện tượng này thường biểu hiện trong thời gian khoảng 1 tháng, thậm chí có trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ lâu hơn thế.

Ba mẹ có thể căn cứ vào thời gian ngủ của từng bé tùy độ tuổi và nhu cầu khác nhau. Ở độ tuổi của trẻ từ 2,5 tuổi - 5 tuổi thì các bé thường ít ngủ ngày mà ưa vận động khám phá mọi thứ xung quanh. Bé sẽ tự ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu bé khó ngủ hoặc ngủ trằn trọc hoặc hay thức dậy khóc đêm khi đang ngủ thì có thể bé đã bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi.

Ngoài ra, ba mẹ cũng nên chú ý những biểu hiện của trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ bao gồm:

  • Sụp mí mắt: Bé ngủ ít thường sẽ bị sụp mí mắt, mắt càng sụp thì bé càng thiếu ngủ.

  • Ngáp nhiều, ngủ gật: Vì ban đêm con ngủ quá ít, giấc ngủ không ngon nên ban ngày con ngáp nhiều và thường xuyên ngủ gật khi đang ăn hoặc đang chơi.

  • Hoảng sợ ban đêm: Bé thường rất sợ bóng tối, không muốn tắt đèn và không thích ngủ một mình một phòng vì con sợ bóng đêm.

  • Chơi đùa ít, giảm linh hoạt: Trẻ 3 tuổi bị khó ngủ thì thường chơi đùa ít, không muốn vận động vì cơ thể mệt mỏi và lúc nào cũng trong tình trạng không tỉnh táo. 

  • Mệt mỏi, lơ đờ: Tình trạng ngủ trằn trọc khiến bé mệt mỏi, lờ đờ, tinh thần lúc nào cũng không được vui vẻ. Trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ thường có biểu hiện này.

  • Ngủ ít: Vì ngủ trằn trọc nên con thường ngủ ít hơn nhu cầu và so với các bạn khác cùng trang lứa. 

  • Khó ngủ ban đêm: Vì ngủ không sâu giấc, không ngon và hay hoảng sợ nên các bé thường không thể ngủ ngon vào ban đêm so với ban ngày.

  • Ngủ trằn trọc, không sâu giấc: Biểu hiện này khá rõ ràng, nếu ba mẹ chú ý có thể nhận thấy bé rất khó vào giấc ngủ và không thể ngủ một mạch đến sáng được. 

  • Cơn miên hành: Biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ đột ngột thức dậy khi đang ngủ rất sâu giấc, trẻ ngồi trên giường hoặc đi lại, mặc quần áo, ăn uống thường sau khi ngủ được khoảng 1-2 giờ. Biểu hiện này thường kéo dài 30 phút, ba mẹ hay ai nói gì bé cũng không đáp lại và sáng hôm sau quên hết. Người ta gọi là hiện tượng mộng du. Có khoảng 10 – 15 % trẻ em độ tuổi 5 – 12 tuổi gặp hiện tượng này, hầu hết là bé trai. 

  • Cơn hoảng sợ vào ban đêm: Cơn hoảng sợ của trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ thường xảy ra vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm. Bé thường đang ngủ được vài giờ thì đột nhiên ngồi dậy hoặc vùng vẫy, la hét khóc lóc. Trẻ thường mắt mở to nhưng dường như vẫn đang thiếp ngủ, ba mẹ không dỗ ngủ hẳn mà cũng không dỗ tỉnh hẳn được. Cơn hoảng sợ xảy ra kéo dài 10 – 15 phút rồi ngủ thiếp đi và sáng hôm sau không nhớ gì nữa.

Giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trên đây là một số biểu hiện rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi mà ba mẹ có thể quan sát và nhận biết để có cách điều trị kịp thời giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn. Cùng tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này ở phần tiếp theo của bài viết.

Nguyên nhân trẻ rối loạn giấc ngủ

Để tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi khiến bé khó ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc, ba mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân chính dưới đây:

Nguyên nhân trẻ rối loạn giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thay đổi tâm lý trẻ lên 3

Đây là nguyên nhân mà nhiều cha mẹ cho rằng khiến cho bé 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ. 3 tuổi là thời điểm con chính thức đi học mầm non và được tiếp xúc với môi trường mới, làm quen với các bạn mới, được gặp thầy cô, được học những điều mới nên tâm lý và cảm xúc của con sẽ có nhiều thay đổi. Chính vì thế, khi tiếp xúc và làm quen ban ngày khiến ban đêm khi ngủ bé thường có những biểu hiện khác bình thường. Não con hoạt động nhiều hơn nên khó ngủ hơn. 

Thay đổi môi trường, tâm sinh lý, thói quen sinh hoạt

Sự thay đổi về các yếu tố xung quanh cũng là nguyên nhân khiến bé 3 tuổi thường có biểu hiện rối loạn giấc ngủ. Bé thay đổi chỗ ở, môi trường học, thói quen sinh hoạt bị thay đổi cũng khiến cho bé bị khủng hoảng.

Do bệnh lý

Nếu bình thường không có gì thay đổi về môi trường, sinh hoạt hay tâm lý bỗng nhiên có rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi thì ba mẹ có thể xét đến nguyên nhân bị bệnh ở bé. Có thể do cơ thể bé đang mệt mỏi, không khỏe nên khó ngủ, ngủ trằn trọc hơn bình thường. Nếu từ nguyên nhân này, ba mẹ nhanh chóng cho con đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra càng sớm càng tốt. 

Bệnh lý tâm lý

Về vấn đề tâm lý cũng có thể khiến cho trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ. Bé có thể mắc các vấn đề về tâm lý. Ba mẹ nên chú ý những biểu hiện để đánh giá chính xác nguyên nhân khiến bé khó ngủ về ban đêm. 

Bệnh lý hệ thần kinh và não bộ

Những bệnh liên quan đến thần kinh và não bộ có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là biểu hiện khi ngủ cơn mộng hành hoặc bé bị hoảng sợ đều có liên quan. Để biết chính xác ba mẹ nên cho bé đi kiểm tra sức khỏe ở các bệnh viện chuyên khoa có chất lượng.

Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bé ngủ trằn trọc, khó ngủ mà còn ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe và gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Đó là:

Rối loạn giấc ngủ nguy hiểm như thế nào? (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bệnh lý bao gồm

  • Bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần: Nếu bé thường xuyên bị khó ngủ, ngủ trằn trọc thì sẽ gây ra một số vấn đề như bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần vì thần kinh lúc nào cũng bị căng thẳng, mệt mỏi và lo lắng quá độ.

  • Suy nhược thần kinh: Trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ thì sẽ thường xuyên khó ngủ, ngủ ban đêm được quá ít khiến cho hoocmon tăng trưởng không thể phát triển làm cho cơ thể suy nhược và thường xuyên bị ốm vặt. 

  • Tim mạch: Rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi sẽ khiến cho bé bị các vấn đề về tim mạch, bị các bệnh về đường tim mạch vì ban đêm bé không ngủ được khiến tim hoạt động quá sức.

  • Đột quỵ: Ngoài bệnh tim mạch thì trẻ thường xuyên mất ngủ ban đêm sẽ có nguy cơ bị đột quỵ vì mạch máu không lưu thông được, tim kiệt sức và cơ thể suy nhược kéo dài.

Tâm lý

Ngoài vấn đề bệnh lý thì bé 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ sẽ bị căng thẳng về tâm lý, khó tính và hay khóc đêm. Bé sẽ trở nên cáu gắt, khó chịu, không thích vận động và không vui vẻ như những đứa trẻ bình thường khác. 

Trên đây là những nguy hiểm mà rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi có thể gặp phải. Bố mẹ cần hết sức chú ý để điều trị cho con càng sớm càng tốt, tránh hệ lụy về sau. 

Điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi

Sau khi tìm hiểu về nguyên nhân, ba mẹ có thể tìm ra hướng điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi. Dưới đây là một số cách cơ bản mà các bạn có thể áp dụng tại nhà:

Hướng dẫn trẻ các thư giãn

Cách đầu tiên để điều trị trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ chính là cho bé ngủ ngon hơn. Bạn hướng dẫn các bé hít sâu thở đều, thả lỏng cơ bắp, nhẩm đếm theo nhịp thở để ngủ tốt hơn. 

Vỗ về an ủi trẻ khi gặp cơn miên hành

Ba mẹ chỉ cần nhẹ nhàng đưa bé về giường, ôm bé và vỗ về để bé ngủ lại là được. Cách này rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng được. Các ba mẹ không cho trẻ nằm giường cao, không để những vật sắc nhọn hoặc dễ vỡ ở gần giường ngủ, đóng lối đi cầu thang và cửa nhà, cửa sổ về ban đêm để trẻ không ra khỏi nhà đảm bảo an toàn.

Ghi chép thời gian ngủ của trẻ

Để theo dõi về quá trình rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi thì ba mẹ đừng quên ghi chép số giờ ngủ của bé. Ba mẹ ghi chép từ khi trẻ bắt đầu ngủ cho đến khi có cơn trong 7 đêm liên tục để biết bé bị thức dậy khi nào để đánh thức bé tỉnh trước 15 phút và để bé tỉnh 5 phút rồi ngủ tiếp.

Điều trị bằng thuốc

Có nhiều trường hợp bé bị rối loạn giấc ngủ nặng thì cần dùng thuốc điều trị. Đó là thuốc giải lo âu như Diazepam, thuốc chống trầm cảm 3 vòng như Amitriptylin, hoặc thuốc ổn định khí sắc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách hạn chế trẻ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ 

Để hạn chế nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi thì ba mẹ nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế thời gian ngủ ngày: Để bé không bị khó ngủ vào ban đêm thì tốt nhất ba mẹ hạn chế để con ngủ ban ngày. Bé vận động nhiều, mệt thì đêm sẽ ngủ ngon hơn và không bị rối loạn giấc ngủ nữa.

  • Tập thói quen ngủ đúng giờ: Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên tập thói quen ngủ đúng giờ cho con để con có thể ngủ dễ hơn, ngủ sâu hơn. Đây là việc làm rất tốt giúp bé không bị ngủ trằn trọc trong đêm. 

  • Tạo không gian ngủ thoải mái: ngoài ra, ba mẹ cũng nên chú ý tạo không gian ngủ thoải mái với chăn gối sạch sẽ cũng như nhiệt độ vừa phải, quần áo của con cũng rộng rãi để con vận động….đây là yếu tố quan trọng giúp bé ngủ ngon hơn. Ánh sáng trong phòng không quá mạnh làm bé ngủ ngon hơn. 

  • Không gây tình trạng kích thích ức chế thần kinh cho trẻ: Điều khiến trẻ 3 tuổi bị rối loạn giấc ngủ cải thiện tốt nhất chính là không gây ra kích thích ức chế thần kinh cho bé. Bé vui vẻ, vận động vừa phải thì sẽ ngủ tốt hơn, sâu giấc hơn. Trước khi ngủ ba mẹ nên chơi cùng con những trò vận động nhẹ nhàng, vui vẻ để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho con.

 Cách hạn chế trẻ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét phải làm sao?

Trên đây là một số cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi. Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin bổ ích về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3 tuổi. Hy vọng bài viết trên đây sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết giúp ba mẹ yên tâm hơn trong hành trình nuôi dạy con nhỏ.

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey