zalo
Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét phải làm sao?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét phải làm sao?

Lê Hương
Lê Hương

24/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét, không ngon giấc là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân, hậu quả của vấn đề này để có cách khắc phục phù hợp mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cùng Monkey tìm hiểu ngay!

Đặc điểm của việc trẻ 3 tuổi hay quấy khóc 

Đặc điểm của việc trẻ 3 tuổi hay quấy khóc. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét sẽ có những đặc điểm sau:

  • Trẻ đang ngủ ngon bỗng giật mình, lăn lộn, vật vã, nhắm mắt và khóc thút thít.

  • Mẹ ngay lập tức ôm trẻ nhưng trẻ sẽ đạp mạnh hơn, cố gắng cong người để ra khỏi vòng tay của mẹ. Nếu lúc này mẹ buông bé ra, bé có thể túm cổ áo mẹ đòi ôm và sẽ lại vùng vẫy khi ôm.

  • Lúc này mắt trẻ vẫn nhắm nghiền, cau có mặt mày, miệng thút thít, thậm chí có thể kéo dài 30 - 40 phút và chỉ dừng lại khi trẻ đã quá mệt và ngủ thiếp đi.

Hiện tượng này được coi là bình thường vì một nửa bán cầu não của trẻ đang thức và nửa còn lại đang ngủ.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình quấy khóc

Hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét có thể do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Cha mẹ cũng cần đặc biệt để ý đến những nguyên nhân này để có được cách xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhất:

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình quấy khóc. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng

Trẻ quấy khóc có thể do trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chế độ ăn hàng ngày của trẻ không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết hoặc sự phân bố không đồng đều các chất dinh dưỡng. Đặc biệt giai đoạn này trẻ 3 tuổi cần bổ sung canxi và vitamin D để thúc đẩy quá trình phát triển cơ và xương.

Trẻ ngủ chưa sâu hoặc chưa muốn ngủ

Tình trạng này thường do trẻ ngủ nhiều vào ban ngày, còn ban đêm trẻ hay thức, không chịu ngủ. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên xây dựng cho con một thời gian biểu ngủ và nghỉ ngơi phù hợp với trẻ 3 tuổi. 

Cụ thể, bé chỉ cần ngủ khoảng 12 - 13 tiếng mỗi ngày, trong đó cha mẹ chỉ nên cho trẻ ngủ khoảng 2 tiếng vào ban ngày, 10 tiếng còn lại chỉ ngủ vào ban đêm.

Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này thường khó ngủ và hay quấy khóc, và do trẻ ở độ tuổi này thích hoạt động, nghịch ngợm và giàu trí tưởng tượng vào ban đêm nên chúng dễ gặp ác mộng và sợ hãi.

Trẻ ngủ chưa sâu hoặc chưa muốn ngủ là một nguyên nhân khiến bé khóc thét. (Ảnh sưu tầm Internet)

Các vấn đề về bệnh lý

Không thể loại trừ nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét và sợ hãi như: trào ngược dạ dày thực quản, viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu, thiếu canxi, bệnh về thần kinh, mệt mỏi, …

Để biết chính xác nguyên nhân là do đâu, đặc biệt là do bệnh lý gì, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện. Qua thăm khám và kiểm tra, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ.

Những tác động bên ngoài

Các vấn đề về môi trường như không gian ngủ, nhiệt độ, ánh sáng và âm thanh cũng sẽ tác động không tốt đến trẻ vào ban đêm. Trẻ 3 tuổi thường sẽ rất nhạy cảm nên dù chỉ với 1 thay đổi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Trẻ 3 tuổi ngủ hay bị giật mình và khóc đêm lâu dần sẽ hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cha mẹ cần nghiêm khắc hơn với con cái. Mẹ nên hạn chế bế trẻ, dỗ trẻ ngủ, đung đưa khắp nhà và tập cho trẻ thói quen chỉ được vỗ về mới ngủ được.

Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm để tránh bé ngủ quá nhiều vào ban ngày và quấy khóc vào ban đêm. Vì vậy, vào ban ngày, các mẹ thường giữ cho trẻ tỉnh táo bằng cách kéo rèm cửa và chơi với trẻ. Vào ban đêm, cha mẹ cần tắt đèn, giữ phòng yên tĩnh để trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

Trẻ hay giật mình khi ngủ do tác động từ bên ngoài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Do tâm lý, ánh ảnh sợ hãi những hình ảnh ban ngày gặp phải 

Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh của chúng còn rất non nớt và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài.

Vì vậy, nếu trẻ chơi quá nhiều trong ngày hoặc trước khi đi ngủ, bị người khác dọa nạt hoặc bị ảnh hưởng tâm lý từ gia đình sẽ khiến thần kinh của trẻ căng thẳng, khó đi vào giấc ngủ và khiến trẻ 3 tuổi ngủ hay bị giật mình và quấy khóc. 

Để hạn chế hiện tượng ám ảnh, sợ hãi ban ngày khi vô tình (hay bị dọa) nhìn thấy những thứ đáng sợ, ba mẹ có thể cho con tiếp xúc với những bài hát, câu chuyện, hình ảnh hay video vui nhộn phù hợp với lứa tuổi của con. 

Hậu quả khó lường khi trẻ thường xuyên bị giật mình khóc thét

Hậu quả khó lường khi trẻ thường xuyên bị giật mình khóc thét. (Ảnh: sưu tầm internet)

Hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét giữa đêm thường để lại nhiều hậu quả như:

Khiến bé bị chậm tăng cân

Giấc ngủ sâu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ ngon sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao gấp 4 - 5 lần bình thường. 

Điều này sẽ giúp bé tốt hơn trong quá trình phát triển chiều cao và tăng cân. Nếu trẻ quấy khóc nhiều, hay sợ hãi khi ngủ sẽ khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.

Ảnh hưởng đến sự phát triển về nhận thức

Bộ não của trẻ sơ sinh rất mỏng manh vì nó chưa thực sự trưởng thành trong năm đầu đời. Lúc này, sự phát triển của não bộ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các kích thích. Trẻ thức giấc và quấy khóc giữa đêm thường kém khả năng học hỏi và đối phó với nhiều tình huống hơn so với trẻ ngủ ngon trong vài tháng đầu đời. 

Không chỉ vậy, hiện tượng trẻ thức giấc khi ngủ còn là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả như: giảm sản xuất hormone tăng trưởng, hệ miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế khiến trẻ dễ ốm đau, nhiễm trùng, ngưng thở, cao huyết áp,...

Hậu quả khó lường khi trẻ thường xuyên bị giật mình khóc thét. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tăng nguy cơ đột tử ở những trẻ sơ sinh

Hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét, không được giữ vững tâm lý dễ dẫn đến suy hô hấp, ngưng thở, làm tăng nguy cơ đột tử;

Giảm sữa mẹ và trẻ dễ bị đói 

Nhiều trẻ hoảng sợ, quấy khóc giữa đêm khi ngủ nhưng lại không chịu ăn khi đang bú mẹ. Đó là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều tiết cảm giác thèm ăn, dẫn đến phản xạ bú kém đi, hậu quả là lượng sữa mẹ giảm đi, lâu dần mẹ có thể chán ăn. 

Cách xử lý hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình quấy khóc

Cách xử lý hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình quấy khóc. (Ảnh: sưu tầm internet)

Muốn trẻ em 3 tuổi ngủ hay giật mình khắc phục được tình trạng quấy khóc đêm, ngủ ngon thì cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo 1 số cách xử lý sau:

Cho trẻ nạp đầy đủ chất dinh dưỡng

3 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho trẻ như: Vitamin, protein, khoáng chất, chất béo, chất xơ, nguyên tố vi lượng, canxi, sắt, kẽm… để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Cho trẻ 1 môi trường ngủ thoải mái

Không gian yên tĩnh, trong lành giúp con bạn có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Chính vì thế mà cha mẽ sẽ cần tắt các thiết bị điện tử khi trẻ bắt đầu đến giờ đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

Cho trẻ 1 môi trường ngủ thoải mái. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chọn trang phục ngủ phù hợp cho trẻ

Những bộ quần áo phù hợp, với chất liệu vải thoáng mát, thấm mồ hôi sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Không nên cho trẻ đùa nghịch quá nhiều vào ban ngày

Việc trẻ vui chơi và vận động vào ban ngày hoặc trước khi đi ngủ đều có thể kích thích và đánh thức tâm trí của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ vui chơi quá độ trong ngày và hạn chế cho trẻ hoạt động trước giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng.

Vỗ về, cho bé nghe nhạc, nghe kể chuyện để trẻ ổn định về tâm lý

Ba mẹ vỗ về ôm ấp tạo cảm giác an toàn cho con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi đi học, trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng, trẻ sợ bóng tối, trẻ gặp ác mộng ... Vì vậy, trước khi đi ngủ, cha mẹ cần vỗ về, cho bé bé nghe nhạc, nghe kể chuyện để trẻ ổn định tâm lý dần.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ em 3 tuổi ngủ hay giật mình và quấy khóc đêm có thể giúp cha mẹ khắc phục và cải thiện hiệu quả tình trạng của trẻ. Hy vọng qua bài viết của Monkey, các bậc cha mẹ đã có thể có thêm những thông tin hữu ích giúp khắc phục tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét.

Why your baby or toddler wakes up screaming at night - truy cập ngày 30/6/2022

https://www.babycenter.com/toddler/sleep/why-is-my-toddler-suddenly-waking-up-hysterical-at-night_1292621

7 Reasons Your Child May Be Crying - truy cập ngày 30/6/2022

https://www.verywellfamily.com/reasons-your-child-may-be-crying-4157950

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!