Trẻ 5 tuổi ngủ bị giật chân có thể là một trong những báo động về tình trạng sức khoẻ của bé. Khi phát hiện thấy có biểu hiện như thế này ba mẹ nhất định phải tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp nhất. Monkey sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này ngay sau đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân trẻ 5 tuổi ngủ bị giật chân
Theo nghiên cứu của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bé, tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ bị giật chân xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuỳ vào từng nguyên nhân sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất như sau:
Các tác nhân từ bên ngoài
Do phản xạ moro kích thích đột ngột như tiếng ồn bên ngoài quá lớn hoặc do tác động mạnh vào cơ thể khi bé đang ngủ. Bé sẽ có phản ứng chuyển động đối xứng tột ngột cả tay phía trên, co mình lại rồi tay dần dần quay về trạng thái chéo cơ thể.
Bên cạnh đó, các bé sơ sinh cũng hay bị giật mình và run chi, đây là những cử động cùng biên độ, cùng hướng ba mẹ chỉ cần nắm giữ chi đang run hoặc ôm trẻ vào lòng để tình trạng này chấm dứt. Đây là biểu hiện hết sức bình thường của trẻ, an toàn không để lại di chứng nên ba mẹ không nên quá lo lắng.
Thiếu ngủ
Thiểu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý. Khi trẻ thiếu ngủ vì một nguyên nhân nào đó cũng sẽ xuất hiện tình trạng giật chân. Nếu vì nguyên nhân này ba mẹ có cách khắc phục ngay đó là hãy cho bé ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ và ngủ ở một không gian yên tĩnh để bé ngủ ngon hơn.
Khi cơ thể bé thiếu ngủ, đầu óc bé mơ màng, giấc ngủ chập chờn sẽ khiến tình trạng co giật diễn ra nhiều hơn. Vì thế, ba mẹ hãy sắp xếp thời gian để con yêu ngủ đủ giấc mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tới giấc ngủ và sức khỏe của bé. Nếu quá trình mang thai của mẹ bị thiếu hụt dinh dưỡng không đủ canxi và dưỡng chất cần thiết sẽ có nguy cơ hạ canxi máu điều này sẽ dẫn tới tình trạng bé hay bị co giật chân tay.
Vitamin D là một trong những dưỡng chất có ảnh hưởng tới sự phát hiện hệ xương, răng của bé và điều hoà nồng độ canxi trong máu. Vì thế, ngay khi phát hiện bé thiếu hụt canxi hãy cho trẻ uống vitamin D dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bé. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên bổ sung qua nguồn thức ăn với các đồ ăn giàu vitamin D chẳng hạn như dầu gan cá, lòng đỏ trứng, các loại cá hồi, cá thu, cá trích,....Và nhiều loại hoa quả sạch như cam, sữa tươi,...
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt canxi cũng khiến trẻ 5 tuổi ngủ bị giật chận, nếu như là nguyên nhân này sẽ có nhiều cách khắc phục bằng cách tắm nắng cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh, bổ sung nguồn dinh dưỡng để bổ sung canxi cho bé.
Biểu hiện của bệnh động kinh
Khi trẻ ngủ bị giật chân tay cũng là một biểu hiện rõ rệt của bệnh động kinh. Theo đó ba mẹ có thể nhận biết được dấu hiệu này của trẻ bởi hai yếu tố sau.
Thời điểm xảy ra
Sóng điện não của con người sẽ biến đổi trong các trạng thái từ ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu rồi đến ngủ mơ. Chu kỳ này sẽ lặp lại 3 đến 4 lần mỗi đêm, khi trẻ động kinh thường xảy ra thời điểm dưới đây:
-
Trong vòng 1 đến 2 giờ đầu sau khi bé đi vào giấc ngủ ban đêm tức là lúc bé đang ở trạng thái ngủ nông.
-
Một đến hai giờ trước và sau khi thức giấc lúc này là vào thời điểm sáng sớm hoặc buổi trưa.
Dấu hiệu nhận biết
Ba mẹ có thể nhận biết con mình bị bệnh động kinh thông qua những dấu hiệu dưới đây:
-
Giai đoạn trương lực cơ: Tình trạng này sẽ xuất hiện khi trẻ phát bệnh với khoảng thời gian 30s. Trẻ sẽ bị ngất đi đột ngột mặc dù lúc trước đang còn vui chơi thoải mái và lúc này bé sẽ co cứng chân tay, da tái xanh, thở dốc, hai hàm răng nghiến chặt và mắt trợn ngược lên.
-
Giai đoạn giật rung: Cơ thể bé sẽ co giật mạnh, răng nghiến, chân tay cho cắp, lưỡi chuyển động, mặt méo và sủi bọt mép. Thời gian này thường kéo dài khoảng 3 phút và rơi vào trạng thái hôn mê.
-
Giai đoạn hôn mê: Lúc này các cơ dẫn giãn mềm ra, miệng thở khò khè, da tái xanh trong khoảng 15 phút đến 1 giờ. Lúc tỉnh dậy bạn sẽ mệt mỏi và không còn nhớ chuyện gì đã xảy ra.
-
Trường hợp con co giật của bé kéo dài hơn 5 phút và thường xuyên chứng tỏ tình trạng bệnh của bé chuyển biến nặng nếu không kipk thời cứu chữa sẽ ảnh hưởng đến não bộ và tính mạng của bé.
Cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ giật tay chân
Từ những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ bị giật chân ba mẹ cần tìm ra những hướng giải quyết đúng đắn nhất. Dưới đây là một số chia sẻ giúp ba mẹ có thể khắc phục tình trạng này giúp bé có giấc ngủ ngon và sức khoẻ tốt hơn.
Tư thế nằm ngủ đúng
Trước tiên ba mẹ hãy tạo cho con một không gian ngủ yên tĩnh, thoáng đãng, không có đồ vật nguy hiểm xung quanh để bé luôn cảm nhận được sự an toàn. Đồng thời, hãy cho bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm nghiêng ôm các thú cưng hoặc nằm thẳng và có chiếc chăn nhẹ qua bụng để bé không bị giật mình.
Hơn thế, hãy nằm ở một giường êm, không gồ ghề, nằm đúng tư thế, tay không để lên ngực ảnh hưởng tới sự co thắt mạch máu. Nằm ngủ đúng tư thế giúp máu lưu thông tốt, quá trình chuyển hoá năng lượng tốt giúp giấc ngủ ngon hơn.
Bổ sung dưỡng chất
Nguồn dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới sự phát triển toàn diện của trẻ và đẩy lùi bệnh tật. Do đó, đối với những trẻ ở độ tuổi lên 5 ba mẹ cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng của bé. Đặc biệt khi trẻ 5 tuổi ngủ bị giật chân lại cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn.
Ba mẹ hãy bổ sung đầy đủ dinh dưỡng qua thực đơn hằng ngày nhất là bổ sung nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Hai nhóm dưỡng chất này có vai trò quan trọng trong hình thành cơ xương, răng của bé giúp bé không chỉ phát triển chiều cao mà còn đủ hàm lượng canxi cho các hoạt động chuyển hoá cải thiện tình trạng giật chân tay.
Một số loại thức ăn giàu dưỡng chất tốt cho bé có thể kể đến như trứng, sữa, rau củ họ đậu, cá hồi, hải sản, tôm và nhiều hoa quả sạch. Nếu bé biếng ăn ba mẹ cũng có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Tránh kích thích tinh thần trước khi ngủ
Để hạn chế ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, giúp bé ngủ sâu hơn không được tác động tâm lý ảnh hưởng tới bé. Ví dụ như việc cha mẹ thường xuyên quát nạt, doạ hoặc ép con học quá sức cũng khiến giấc ngủ con bị ám ảnh, ngủ không sâu giấc và dễ dẫn tới bệnh. Vì vậy, hãy tạo một không khí vui vẻ, thoải mái bằng tình thương của cha mẹ dành cho con để con chìm vào giấc ngủ sâu hơn.
Ngoài ra, trong quá trình trẻ vui chơi, không nên trẻ chơi quá đà với những trò chơi ảnh hưởng mạnh tới tâm lý. Chẳng hạn như cho bé đi cáp treo hoặc bơi lội nguy hiêm, điều này khiến bé hay ngủ mơ và thường xuất hiện tình trạng co giật nhẹ.
Đảm bảo giấc ngủ đủ 11 -12 tiếng cho trẻ
Trẻ nhỏ cần phải ngủ nhiều ngủ đủ giấc và ngủ sâu giấc, mỗi ngày ba mẹ nên cho con ngủ đủ 11 đến 12 tiếng. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, phát triển tốt hơn bởi lúc ngủ là khoảng thời gian cơ thể trao đổi và hấp thu dinh dưỡng. Cũng là lúc não bộ cần được nghỉ ngơi để tiếp tục cho một ngày mới.
Đối với trẻ nhỏ hơn, trẻ sơ sinh phụ huynh nên để con ngủ nhiều hơn có thể lên tới 18 đến 20 giờ mỗi ngay. Giấc ngủ của bé phải đảm bảo trong môi trường yên tĩnh, thoáng mát. Không nên cho bé ngủ quá khuya hoặc dậy quá sớm cũng khiến sức khoẻ bé có sự thay đổi bất thường.
Xem thêm: Bé 5 tuổi không chịu ngủ riêng: ba mẹ phải làm sao?
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp ba mẹ tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục khi trẻ 5 tuổi ngủ bị giật chân. Mong rằng những thông tin bài viết giúp bạn có nền tảng kiến thức chăm sóc sức khỏe con yêu tốt hơn.