zalo
Trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm ba mẹ nên làm gì?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm ba mẹ nên làm gì?

Lê Hương
Lê Hương

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm, khó ngủ, giấc ngủ không sâu,... là vấn đề đang khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân trẻ khóc đêm là gì và ba mẹ nên làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng Monkey tìm hiểu vấn để trẻ 5 tuổi hay khóc đêm dưới đây để tìm hướng khắc phục nhé!

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm. (ảnh: sưu tầm internet)

Bé đói

Khi đói, bé sẽ khó đi vào giấc ngủ. Và đương nhiên, bé thường thức dậy khóc đòi ăn. Ba mẹ nên cho con ăn no trước khi ngủ, tuy nhiên nên cho con ăn cách giờ ngủ khoảng 1 tiếng nhé!

Hệ tiêu hoá không tốt

Khi bé ăn các loại thức ăn khó tiêu, dẫn đến đầy bụng, khó chịu, khiến bé khóc đêm nhiều. Bé gặp vấn đề về hệ tiêu hoá sẽ khiến thức ăn khó tiêu thụ, chướng bụng, làm cho cơ hoành đội lên, khiến bé khó thở, khó ngủ. Hãy hạn chế cho con ăn đồ ăn khó tiêu trước giờ ngủ. 

Bé tè dầm

Hiện tượng tè dầm rất thường gặp ở trẻ em. Tè dầm khiến quần áo, chăn gối ướt, gây ra cảm giác khó chịu. Vì thế, bé mất ngủ, ngủ tỉnh giấc, và khóc giữa đêm. Ba mẹ không nên cho bé uống quá nhiều nước trước khi ngủ. 

Do bé bị dị ứng

Dị ứng khiến bé hay khóc đêm. (ảnh: sưu tầm internet)

Dị ứng là nguyên nhân ảnh hưởng đến đường hô hấp của bé. Đây là vấn đề về kích ứng, ảnh hưởng từ phấn rôm, mùi nước sơn, thuốc lá, thuốc xịt côn trùng,...  Vì thế, ba mẹ cần đảm bảo cho con tránh xa các tác nhân nguy hiểm này, đảm bảo phòng ngủ không khí sạch sẽ. 

Do bệnh lý hô hấp

Các bệnh lý liên quan đến hô hấp: nghẹt mũi, dị vật đường thở,... gây khó chịu, khiến bé giật mình, khóc giữa đêm. Khi gặp tình trạng này, ba mẹ nên cho con đến khám tại các cơ sở y tế ngay. Đặc biệt là khi bé vừa gặp vấn đề hô hấp vừa sốt cao. 

Do hoạt động quá kích trước giờ ngủ

Hoạt động quá kích trước giờ ngủ: xem các video tác động mạnh, hình ảnh ám ảnh,... sẽ khiến bé giật mình, khóc đêm. Ba mẹ nên hạn chế các vấn đề này, tránh cho con vận động, tiếp xúc với hình ảnh, âm thanh tác động mạnh trước giờ ngủ nhé!

Do tiếng ồn xung quanh 

Những tiếng ồn xung quanh quá lớn sẽ làm bé choàng tỉnh giấc. Khi bị giật mình bất ngờ, bé sẽ rơi vào trạng thái sợ hãi và khóc lớn. 

Bị côn trùng đốt

Không gian ngủ không an toàn, khiến bé bị côn trùng cắn là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ. Côn trùng cắn gây ngứa, đau,... bé sẽ khóc và khó ngủ trở lại. Ba mẹ cần phải mắc màn, xịt muỗi, loại bỏ hết những nguy hại côn trùng cắn cho không gian ngủ của con. 

Do trẻ chưa quen ngủ riêng

Bé chưa quen với việc ngủ riêng một mình - lý do khiến bé khó ngủ, tâm lý sợ hãi. Từ đó, bé hay giật mình dậy khóc nửa đêm. Ba mẹ nên có lộ trình tập cho con quen với việc ngủ riêng dần dần. Tránh tình trạng tác động mạnh tới tâm lý của con.  

Ảnh hưởng của việc trẻ ngủ hay khóc đêm

Trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm ảnh hưởng thế nào đến tâm lý và sức khoẻ. (ảnh: sưu tầm internet)

Ảnh hưởng tới bé

Trước tiên, việc khóc đêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tâm lý của bé: 

Chậm phát triển trí tuệ, giảm nhận thức

Chậm phát triển trí tuệ và nhận thức. Bởi trong quá trình ngủ, giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể tiết ra hoocmon tăng trưởng trí não, giúp não bộ phát triển hơn. Từ đó cải thiện trí thông minh và nhận thức. Nhưng bé hay khóc đêm, giấc ngủ bị gián đoạn, chắc chắn, vấn đề phát triển trí tuệ cũng suy giảm.

Chậm phát triển chiều cao

Khi ngủ cơ thể của bé tiết ra hoocmon giúp bé phát triển toàn diện thể chất. Chiều cao được cải thiện hơn. Giấc ngủ không sâu sẽ làm mất cân bằng hoạt động tiết hoocmon, ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ. 

Giảm hệ miễn dịch

Giấc ngủ không sâu, thức giấc giữa chừng làm giảm hệ miễn dịch của trẻ. Khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh lượng bạch cầu cần thiết. Giấc ngủ không đảm bảo sẽ làm giảm chức năng này, ảnh hưởng đến quá trình tăng cường miễn dịch. 

Ảnh hưởng hệ tiêu hoá

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé. (ảnh: sưu tầm internet)

Giấc ngủ khoảng 3-5h sáng sẽ là thời gian cho hệ tiêu hoá nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu như bé khóc đêm nhiều, ngủ không sâu giấc, hệ tiêu hoá và các bộ phận cơ thể khác sẽ không còn thời gian nghỉ ngơi. Và đương nhiên vấn đề tiêu hoá, hấp thu dưỡng chất sẽ ảnh hưởng. 

Bệnh tim

Mất ngủ, ngủ không sâu, ngủ hay thức giấc, khóc đêm là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp của bé. Hạn chế tình trạng khóc đêm của bé là cách bảo vệ bé tránh khỏi bệnh tim, bệnh huyết áp tốt nhất. 

Ảnh hưởng đến ba mẹ

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của bé, việc bé hay khóc đêm còn ảnh hưởng rất nhiều đến ba mẹ. Bé khóc đêm sẽ dẫn đến ba mẹ mất ngủ theo. Từ đó, có thể khiến ba mẹ mệt mỏi, thậm chí cáu gắt với con. 

Cách khắc phục tình trạng trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm

Làm thế nào để khắc phục tình trạng trẻ ngủ hay khóc đêm. (ảnh: sưu tầm internet)

Chú ý không làm bé giật mình 

Bé khóc đêm chủ yếu là do bị giật mình, tác động mạnh đến tâm lý, cơ thể. Vì thế, để có thể hạn chế và khắc phục tình trạng trẻ giật mình bất ngờ. Ba mẹ có thể sử dụng gối chèn cạnh con hoặc cho con ôm gối ôm khi ngủ. 

Đảm bảo không gian ngủ thoải mái

Không gian ngủ thoải mái, không khí sạch sẽ, thoáng mát, không côn trùng, nhiệt độ phù hợp,... sẽ giúp bé dễ ngủ hơn, ngủ ngon hơn. Phòng sạch sẽ, không khí thoáng sẽ hạn chế vấn đề về côn trùng cắn hay bé bị thiếu oxy trong lúc ngủ. 

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Thiếu vitamin D, canxi là nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất là cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ cho con tốt hơn rất nhiều. Ba mẹ có thể cân bằng lại thực đơn ăn uống hằng ngày của con. 

Tránh cho con hoạt động mạnh trước khi ngủ

Những hoạt động, vận động mạnh có thể khiến bé giật mình khi ngủ. Trước giờ ngủ, ba mẹ chỉ nên cho con nghe nhạc, đọc truyện cho con nghe, cùng con xem các hình ảnh, sách với nội dung nhẹ nhàng. 

Đảm bảo không có tác động âm thanh lớn làm con tỉnh giấc

Những âm thanh lớn, tác động mạnh từ bên ngoài là lý do khiến con tỉnh giấc và giật mình khóc thét. Ba mẹ cần tạo không gian ngủ an toàn, yên tĩnh, ít tác động bởi âm thanh lạ. Hoặc nên chèn cạnh con gối ôm, giảm cảm giác giật mình bất chợt. 

Xem thêm: Cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng ba mẹ nên biết

Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng trẻ 5 tuổi ngủ hay khóc đêm: nguyên nhân, ảnh hưởng và cách hạn chế. Hy vọng kiến thức chăm sóc giấc ngủ của con trên sẽ hữu ích dành cho ba mẹ nhé!

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey