zalo
Cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng ba mẹ nên biết
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng ba mẹ nên biết

Lê Hương
Lê Hương

06/05/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Đến một độ tuổi nhất định, các bé nên ngủ riêng. Ở độ tuổi lên 3, nhiều ba mẹ đã tập cho con thói quen ngủ riêng để có thể giúp con cải thiện hơn về chất lượng giấc ngủ cũng như tập cho con tâm lý ổn định. Ba mẹ có thể tham khảo các tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng dưới đây nhé!

6 lợi ích của việc tập cho trẻ 3 tuổi ngủ riêng 

Trước hết, chúng ta tìm hiểu đôi chút về lợi ích của việc cho bé ngủ riêng sớm:

Lợi ích của việc tập cho trẻ ngủ riêng sớm. (ảnh: sưu tầm internet)

Tăng thời gian ngủ cho bé

Cho bé ngủ riêng sớm sẽ giúp bé có thể tự chủ động hơn trong giấc ngủ. Bé có thể tự đi ngủ, tự thức giấc, như vậy thời gian ngủ được cải thiện hơn. Bé không cần phụ thuộc vào khung giờ của ba mẹ. 

Khi tự ngủ riêng, bé sẽ tự ý thức được thời gian đi ngủ mà không cần mẹ ru, vỗ về. Điều này vừa tăng thời gian ngủ cho con vừa giảm được thời gian ru con ngủ cho ba mẹ. 

Tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn cho bé

Khi ngủ riêng, con sẽ không bị ảnh hưởng bởi những cuộc trò chuyện của ba mẹ. Điều này không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Ngoài ra, khi được ở không gian riêng yên tĩnh, con sẽ không bị tác động nhiều, giấc ngủ dễ dàng hơn, sâu giấc hơn. Bé cũng sẽ hạn chế được tình trạng bị giật mình thức giấc giữa chừng. 

Rèn luyện tính tự tin, tự lập cho bé

Cho con ngủ riêng, tách bố mẹ, là cách để bé có thể rèn được tính tự lập từ sớm. Ba mẹ không cần dỗ dành con quá nhiều mỗi lần con tỉnh giấc. Dần dần con có thể khắc phục được những sợ hãi vô hình, tự tin hơn, mạnh mẽ hơn. 

Tăng khả năng sáng tạo cho bé

Giúp tăng khả năng sáng tạo cho bé. (ảnh: sưu tầm internet)

Khi ngủ riêng, trẻ còn có thể cải thiện được khả năng tư duy sáng tạo. Bởi các đồ dùng, đồ trang trí phòng ngủ hay màu sắc xung quanh sẽ thu hút ánh nhìn của bé, giúp bé quan sát tưởng tượng tốt hơn. 

Điều này, ba mẹ có thể cùng con xây dựng, trang trí không gian ngủ theo ý thích. Từ đó, giúp con chủ động hơn trong việc xây dựng không gian ngủ cho mình. 

An toàn cho bé

Nhiều phụ huynh vẫn thường nghĩ rằng, cho con ngủ chung giường sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, việc cho bé ngủ riêng mới là phương án an toàn hơn cả. Bởi ba mẹ có thể gặp phải các bệnh nhiễm trùng, bệnh lây nhiễm hô hấp cho con. Để tránh lây bệnh từ ba mẹ, nên cho con ngủ ở không gian riêng an toàn, thoáng mát. 

Hạn chế ảnh hưởng tâm lý do những vấn đề hôn nhân của ba mẹ

Ngoài ra, bố mẹ có thể sẽ có các trao đổi, tranh luận, thậm chí xích mích. Nếu như con thường xuyên nghe, chứng kiến vấn đề này sẽ dẫn đến ảnh hưởng tâm lý của con. Thậm chí còn tác động cả hành vi, thói quen, suy nghĩ của con. 

Cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng ba mẹ tham khảo

Khi mới ngủ riêng, bé sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề tâm lý. Dưới đây là hướng dẫn cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng hiệu quả mà ba mẹ nên biết: 

Cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng hiệu quả. (ảnh: sưu tầm internet)

Không nên vội vàng, cùng con thay đổi thói quen ngủ riêng dần dần

Mới đầu, con sẽ chưa thể thích nghi với việc rời xa vòng tay ba mẹ. Thậm chí, con có tâm lý sợ hãi khi ngủ một mình mà không có ba mẹ nằm cạnh. Vì thế, ba mẹ không nên nóng vội, tách con ngủ riêng ngay. Ban đầu có thể cho con ngủ riêng giường, nằm cạnh giường ba mẹ. 

Ngủ cùng con ở phòng riêng của con trong thời gian đầu

Sau đó mới tách phòng. Khi tách phòng, trong thời gian đầu, ba mẹ vẫn nên ngủ cùng con vài ngày. Sau đó để con tập quen dần với không gian riêng. Như vậy, con sẽ không bị thay đổi đột ngột, dễ dàng thích nghi hơn. 

Tạo sự an tâm cho con

Bé sẽ có tâm lý vô cùng sợ hãi khi đột nhiên ngủ riêng. Vì thế, ba mẹ cần tạo sự an tâm cho con. Sự an tâm cho con có thể là tạo không gian phòng ngủ được che chắn cẩn thận. Có thể vỗ về, ôm con, ru con ngủ trong thời gian đầu. 

Không dùng giấc ngủ để đe doạ con

Nhiều ba mẹ nghĩ rằng, đe doạ con sợ mới dễ tách con ngủ riêng. Đây là suy nghĩ sai lầm. Cách làm này sẽ khiến bé thêm sợ hãi và ám ảnh. Hãy nhẹ nhàng, tâm sự với con về lý do tại sao con nên ngủ riêng, từ từ cùng con thay đổi nơi ngủ,... không nên dùng phương pháp đe doạ con nhé!

Tạo thói quen sinh hoạt giấc ngủ tốt cho con

Tạo thói quen sinh hoạt giấc ngủ tốt cho con. (ảnh: sưu tầm internet)

Một giấc ngủ khoa học là giấc ngủ có khung giờ cố định rõ ràng. Ba mẹ nên thiết lập khung giờ ngủ cho con rõ ràng đảm bảo đủ 12h mỗi ngày. Sáng có thể thức dậy lúc 6-8h, tối ngủ vào khoảng 7-9h. 

Tặng con những người bạn gấu bông

Các bé nhỏ thường thích những người bạn đáng yêu. Gấu bông là món quà ba mẹ nên tặng con. Bởi nó như người bạn đồng hành cùng con trong giấc ngủ, giúp con ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và giảm tâm lý lo sợ. 

Tạo không gian ngủ theo sở thích của con: âm thanh, ánh sáng, màu sắc

Một không gian ngủ thoải mái nhất là khi đúng với sở thích của con. Ba mẹ có thể cùng con trang trí không gian ngủ sao cho hợp ý muốn của con nhất. Như vậy, sẽ giúp tạo hứng thú cho con khi được ngủ trên chiếc giường đáng yêu của mình. 

Một số lưu ý khi cho con ngủ riêng

Một số lưu ý khi tập cho con ngủ riêng ba mẹ cần biết. (ảnh: sưu tầm internet)

Hãy xem con đủ khả năng ở 1 mình hay chưa

3 tuổi là độ tuổi có thể đủ khả năng ngủ 1 mình rồi. Tuy nhiên, ba mẹ nên xem xét các khía cạnh về thể trạng của con, tâm lý của con, điều kiện phòng ngủ cho con,... Từ đó có thể xác định con đủ khả năng ngủ 1 mình hay chưa. Như vậy mới đảm bảo sự an toàn và phù hợp khi tập cho con ngủ riêng. 

Cho con ngủ riêng giường trước khi riêng phòng

Hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc, ngủ riêng giường trước khi riêng phòng. Cho con ngủ riêng giường trước là bước đầu tiên, bước đệm giúp con có thể sẵn sàng tâm lý ngủ riêng giường - 1 không gian lớn hơn, xa bố mẹ hơn. 

Đảm bảo phòng ngủ, chỗ ngủ an toàn cho con

Phòng ngủ của con cần được chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo sự an toàn trên hết. Bởi vì khi cho con ngủ riêng, ba mẹ sẽ không thể quan sát, bên cạnh con cả đêm. Vì thế, giữ an toàn cho con là điều đặt lên hàng đầu. 

Ba mẹ cần kiểm tra xung quanh con có vật nặng có thể cản trở oxy hay đè lên con hay không. Kiểm tra cửa thông gió, các vật dụng điện,... xung quanh. Ba mẹ nên sắp xếp phòng ngủ thoáng khí, ít đồ đạc, giường rộng, có thanh chắn nhé!

Xem thêm: Trẻ 3 tuổi ngủ li bì: những kiến thức quan trọng ba mẹ cần biết

Trên đây là những thông tin chia sẻ cách tập cho bé 3 tuổi ngủ riêng mà ba mẹ nên tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên của Monkey sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình luyện tập ngủ riêng cho con. 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey