Tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ li bì rất thường gặp và đây cũng là mối lo lắng của nhiều ba mẹ. Vậy, trẻ 3 tuổi ngủ li bì là do đâu? Làm thế nào để có thể khắc phục tình trạng này? Cùng Monkey lắng nghe giải đáp trong bài viết sau đây nhé!
Biểu hiện trẻ 3 tuổi ngủ li bì mệt mỏi
Trẻ thường ngủ giấc dài hơn bình thường
Trẻ có biểu hiện ngủ giấc dài, ngủ nhiều hơn so với bình thường. Trẻ 3 tuổi ngủ chỉ khoảng 10-11h mỗi ngày. Nếu như ba mẹ thấy con ngủ quá thời gian mà vẫn không tỉnh, ngủ kéo dài thì nên chú ý. Ngoài ra, ba mẹ có thể kiểm tra nhiệt độ của con xem con có gặp vấn đề sức khỏe nào không nhé!
Khó đánh thức trẻ dậy
Rất khó để có thể đánh thức con dậy. Có lẽ đây cũng là biểu hiện dễ phát hiện ra. Biểu hiện rõ thấy hơn đó là khi bị mẹ gọi dậy, con sẽ khóc, ăn vạ và tiếp tục ngủ.
Trẻ mệt mỏi, không tỉnh táo, không vui chơi hoạt bát
Ngủ li bì là tình trạng sức khỏe giấc ngủ không đảm bảo, dẫn đến nhiều hệ luỵ trong quá trình phát triển não bộ của trẻ. Bé thường sẽ có các biểu hiện như mệt mỏi, mắt lờ đờ, không tỉnh táo. Bé có các thao tác đi lại, hoạt động không hoạt bát, chậm chạp hơn hằng ngày. Biểu hiện này khá nguy hiểm, ba mẹ cần lưu ý.
Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi ngủ li bì
Thể trạng bé không khỏe
Nguyên nhân đầu tiên khiến bé ngủ li bì đó là thể trạng không tốt. Trẻ không có năng lượng, kém hoạt động, kém tinh thần vui chơi. Khi cơ thể không đủ năng lượng, trẻ sẽ lười hoạt động, chỉ thích nằm nghỉ ngơi. Lúc này, ba mẹ nên để con dưỡng sức để lấy lại nguồn năng lượng. Ba mẹ không nên lo lắng quá nhiều, nên để con nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để có thể giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
Trẻ bị mất nước
Trẻ bị mất nước, cơ thể yếu ớt, dẫn đến cơ thể mệt mỏi ngủ li bì. Biểu hiện này có thể dẫn đến vấn đề da khô, chân tay khô lạnh, mặt mũi tím tái và mắt bé lờ đờ.
Trẻ bị sốt
Khi cơ thể sốt, bé sẽ ngủ li bì do mệt mỏi và mất nước. Lúc này, cơ thể bé ngủ mê mệt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, kèm các triệu chứng ho, khò khè, có đờm,...
Cơ thể thiếu oxy
Cơ thể của bé khi bị thiếu oxy sẽ khiến bé ngủ giấc dài, khó tỉnh. Nếu như không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, xuất huyết não rất nguy hiểm. Thậm chí có thể khiến bé tử vong. Ba mẹ nên tạo không gian phòng ngủ thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, để tránh tình trạng thiếu oxy cho bé.
Do mắc bệnh lý nền khác
Khi trẻ mắc phải những bệnh nhiễm trùng thường gặp như: viêm tai, viêm phế quản, nhiễm khuẩn, thủy đậu, chân tay miệng … cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ mệt mỏi ngủ nhiều, đôi khi là hôn mê sâu. Những lúc như vậy, bố mẹ cần đặc biệt quan sát, theo dõi sức khỏe của trẻ để đưa ra các giải pháp xử lý kịp thời và an toàn nhất đối với trẻ
Trẻ bị viêm màng não
Viêm màng não là loại bệnh nguy hiểm ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh này xuất hiện do nhiễm trùng nặng, vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong rất cao. Trẻ ngủ li bì cũng là biểu hiện thường gặp khi bị viêm màng não. Ba mẹ cần phải theo dõi kịp thời, điều trị sớm bằng kháng sinh để tránh các di chứng nguy hiểm.
Viêm màng não thể tiến triển nhanh
Đối với viêm màng não thể tiến triển nhanh, trẻ sẽ trong tình trạng sốc, xuất huyết dưới da, và ban xuất huyết hoại tử. Bé có biểu hiện lờ đờ, ngủ li bì, hôn mê, có thể tử vong trong vòng 24h đầu tiên. Đây là hậu quả của việc nhiễm trùng huyết não.
Thể thông thường
Đối với thể thông thường, trẻ sẽ có các biểu hiện như sốt, chán ăn, ho, chảy nước mũi. Biểu hiện nặng hơn là co giật và rối loạn ý thức. Bé dễ bị kích động, không những thế còn hay lờ đờ và hôn mê. Ngoài ra, bé còn có các biểu hiện liệt mặt, giảm vận động chân tay,...
Thể trẻ sơ sinh
Đối với viêm màng não ở trẻ sơ sinh, biểu hiện ban đầu đó là không đặc hiệu, khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Ở trẻ sơ sinh thường sẽ ngủ li bì, thóp phồng, co giật và co cứng gáy.
Ba mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ li bì không tỉnh?
Hãy cố gắng đánh thức con
Khi thấy con ngủ li bì không tỉnh, ba mẹ nên đánh thức con dậy và cho con ăn. Nếu như con không thức dậy, ba mẹ có thể dùng các món đồ chơi con thích hay hoạt động con thích để kích thích con. Nên cho con đi dạo, hít thở không khí trong thành thoải mái.
Cho con uống nhiều nước
Ba mẹ nên cho con uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể tốt hơn. Đồng thời đây cũng là cách điều hoà nhiệt độ tốt, thúc đẩy quá trình ra mồ hôi ở trẻ. Từ đó, đem lại giấc ngủ chất lượng, giúp cơ thể con dễ chịu hơn.
Rửa mặt, tắm cho trẻ
Khi thấy con ngủ li bì, không tỉnh táo, ra nhiều mồ hôi, ba mẹ có thể rửa mặt cho con. Đồng thời khi con ngủ ra nhiều mồ hôi, ba mẹ cũng có thể dùng khăn mềm để lau mồ hôi cho con. Như vậy sẽ phòng được trường hợp con bị cúm, sốt.
Ba mẹ cũng nên mặc đồ thoáng khi con ngủ. Đặc biệt nên chọn quần áo vải cotton, đảm bảo khả năng hút ẩm tốt, giảm kích ứng. Điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải cũng là cách giúp con có giấc ngủ ngon, chất lượng hơn.
Bổ sung vitamin và dưỡng chất tăng đề kháng
Bổ sung đầy đủ vitamin, dưỡng chất cho con là cách giúp con tăng cường sức đề kháng, giúp con khỏe mạnh hơn. Đây cũng là cách giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ của trẻ.
Thăm khám bác sĩ kịp thời : khi trẻ ngủ li bì kết hợp sốt
Trong trường hợp con bạn ngủ li bì, kèm theo sốt, hãy đem con đến thăm khám bác sĩ ngay. Bởi đây là dấu hiệu trẻ đã bị bệnh. Đem trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt nhé!
Xem thêm: Trẻ 5 tuổi ngủ hay nghiến răng: những điều ba mẹ cần biết
Trên đây là những thông tin cơ bản chia sẻ về vấn đề trẻ 3 tuổi ngủ li bì ba mẹ nên biết. Hãy theo dõi, chăm sóc con chu đáo, quan sát các biểu hiện bất thường của con để tránh các vấn đề nguy hiểm nhé!