zalo
Bé 2 tuổi ngủ thở mạnh có nguy hiểm không?
Trẻ tập đi & Mẫu giáo (2-5 tuổi)

Bé 2 tuổi ngủ thở mạnh có nguy hiểm không?

Lê Hương
Lê Hương

05/04/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Bé 2 tuổi ngủ thở mạnh khiến ba mẹ lo lắng, không biết con có gặp vấn đề gì về sức khỏe hay không? Trẻ ngủ thở mạnh là triệu chứng của các vấn đề về bệnh hô hấp, điển hình là viêm phổi. Vì thế ba mẹ phải thực sự chú ý để tránh những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể trạng của con. Dưới đây là những kiến thức liên quan đến vấn đề bé ngủ thở mạnh mà ba mẹ nên tham khảo qua. 

Nhịp thở của trẻ như thế nào là bình thường?

Nhịp hô hấp hay còn gọi là nhịp thở được biết là số lần thở của 1 người trong 1 phút và là dấu hiệu sinh tồn quan trọng. Nhịp thở bình thường đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng oxy và cacbon dioxit.  

Nhịp thở của trẻ như thế nào là bình thường. (Ảnh: sưu tầm internet)

Với trẻ em, ở mỗi độ tuổi, nhịp thở sẽ có sự thay đổi khác nhau, cụ thể đó là: 

  • Trẻ 0 đến 6 tháng tuổi có nhịp thở 30-60 nhịp/phút. 

  • Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi có nhịp thở từ 20-30 nhịp/ phút. 

  • Trẻ từ 6 tuổi đến 12 tuổi có nhịp thở từ 12-20 nhịp/ phút. 

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên có nhịp thở từ 12-20 nhịp/ phút. 

Bé 2 tuổi ngủ thở mạnh có sao không?

Bé 2 tuổi ngủ thở mạnh - nguy hiểm như thế nào. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bé 2 tuổi ngủ thở mạnh, thở hắt là hiện tượng khiến ba mẹ lo lắng. Vấn đề này chứng chỉ bé đang có vấn đề về hô hấp. Cụ thể, ba mẹ theo dõi biểu hiện thở mạnh của bé và xác định nguyên nhân để có thể khắc phục tình trạng này. 

Biểu hiện trẻ thở mạnh khi ngủ là gì?

  • Âm thanh tiếng thở: Trẻ thở rên, thở rít và thở khò khè. 
  • Mũi, miệng bé: bé há miệng thở, hoặc phần mũi phập phồng. Khi hít vào phần mũi của bé phình ra - đây là khi bé đang cố gắng sức để thở. 
  • Chuyển động bụng của bé: Bụng bé phập phồng, thì thở vào hóp bụng mạnh - quan sát kỹ sẽ thấy bé có vẻ khó khăn trong quá trình hít và thở ra bằng phần bụng. 

Trẻ ngủ thở mạnh khi nào nên lo lắng?

Khi trẻ 2 tuổi ngủ thở mạnh bụng phập phồng là dấu hiệu rất đáng lo. Nếu như hiện tượng này chỉ thỉnh thoảng mới xảy ra thì đó là vấn đề sinh lý bình thường. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ ngủ thở mạnh, thở hắt và có các hiện tượng kèm theo như sốt, bỏ bú, hoặc ngủ li bì khó đánh thức thì mẹ cần lưu ý. Bởi đây là dấu hiệu của việc hệ hô hấp gặp vấn đề, sức khoẻ của bé đang không tốt. 

Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ thở mạnh

Nguyên nhân chủ yếu khiến bé thở mạnh bụng phập phồng khi ngủ đó là các vấn đề liên quan đến bệnh lý hô hấp: 

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi ngủ thở mạnh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bé bị sốt 

Khi bị sốt, cơ thể bé đang bị viêm nhiễm, hệ thống đường hô hấp bị ảnh hưởng. Lúc này, bé sẽ bị ảnh hưởng đến phần tai mũi họng - đường thở dẫn đến hiện tượng khó thở, thở mạnh khi ngủ. Ngoài ra, ba mẹ sẽ cảm nhận hơi thở của bé nóng hơn, bởi phản ứng thoát bớt nhiệt của cơ thể. 

Trẻ bị viêm phổi

Bé thở nhanh, mạnh là dấu hiệu điển hình khi bị viêm phổi. Bởi lúc này, phổi giảm bớt đi tính đàn hồi và giãn nở kém, cơ thể đáp ứng lại bằng cách tăng nhịp thở lên để bù đắp tình trạng thiếu oxy. Và lúc này trẻ thở mạnh, gấp, nhanh hơn. Ba mẹ lưu ý để tránh diễn biến nặng dẫn đến bé bị suy hô hấp. 

Trẻ bị viêm phế quản

Khi mắc bệnh viêm phế quản, bé sẽ thở khò khè, khó khăn. Lúc này, bé sẽ khó thở do tắc đường thở, dẫn đến thiếu oxy. Đây là vấn đề nghiêm trọng, cần cho bé nhập viện để theo dõi ngay. 

Trẻ bị giãn phế nang

Khi bị giãn phế nang, cơ thể bé sẽ phải liên tục thở mạnh, để có thể đáp ứng nhu cầu oxy. Lúc này, phế nang bị xơ hoá sẽ khiến tiếng thở có phát ra tiếng rít, khò khè. Bệnh lý này rất nguy hiểm vì thế cần được chẩn đoán kịp thời để điều trị.

Cách khắc phục tình trạng bé 2 tuổi ngủ thở mạnh tốt nhất

Khi ba mẹ thấy con thở mạnh khi ngủ hoặc phát ra những âm thanh lạ lúc ngủ, có thể thực hiện theo các cách sau đây để giúp con dễ chịu và thoải mái hơn:

Cách khắc phục tình trạng trẻ 2 tuổi ngủ thở mạnh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thay đổi tư thế ngủ

Ba mẹ có thể thay đổi tư thế ngủ cho con, giúp con có tư thế nằm thoải mái nhất. Sau khi thay đổi tư thế nằm của con, ba mẹ quan sát và theo dõi xem con có còn thở gấp, thở mạnh nữa hay không. Nếu như vẫn nghe thấy tiếng thở mạnh thì đây là vấn đề bệnh lý cần điều trị. 

Vệ sinh mũi, họng

Vệ sinh mũi họng sạch sẽ, loại bỏ các chất nhờn, bụi bẩn trong mũi, họng là cách giúp việc hô hấp dễ dàng hơn. Giữ gìn khoang mũi sạch sẽ là cách ngăn chặn, phòng ngừa bệnh về hô hấp phổ biến. Ba mẹ nên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ tuần. 

Cho trẻ đi khám

Khi triệu chứng thở mạnh, thở gấp kéo dài và không có hiện tượng suy giảm kèm theo trẻ ngủ li bì, sổ mũi, mặt tím tái,... Ba mẹ ngay lập tức phải đưa con đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bởi đây là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, ba mẹ không thể tự điều trị được. 

Trên đây là những thông tin lý giải hiện tượng bé 2 tuổi ngủ thở mạnh: nguyên nhân, giải pháp mà ba mẹ cần biết. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc, quan sát con mỗi ngày, kỹ lưỡng để có thể phát hiện các vấn đề sức khoẻ sớm và điều trị tốt nhất. Hy vọng những chia sẻ của Monkey sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình đồng hành nuôi dưỡng con! 

Snoring Or Noisy Breathing In Children - truy cập ngày 30/6/2022

https://www.kidshealth.org.nz/snoring-or-noisy-breathing-children 

Is My Baby’s Fast Breathing Normal? Baby Breathing Patterns Explained - truy cập ngày 30/6/2022

https://www.healthline.com/health/baby-breathing-fast

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!