Tình trạng trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân khiến ba mẹ lo lắng, không rõ nguyên nhân vì sao và cải thiện như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp và gợi ý phương pháp khắc phục vấn đề trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân hoặc tăng cân chậm hiệu quả.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Nguyên nhân và cách khắc phục trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân
Tình trạng trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân khiến ba mẹ lo lắng, không rõ nguyên nhân vì sao và cải thiện như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp và gợi ý phương pháp khắc phục vấn đề trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân hoặc tăng cân chậm hiệu quả.
1. Trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân có đáng lo?
Lo lắng thực tế không giúp bé cải thiện cân nặng tốt hơn mà còn khiến ba mẹ đi sai hướng trong việc tìm giải pháp khắc phục. Do vậy, bạn cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng thứ 3.
1.1. Trẻ sơ sinh không tăng cân tháng thứ 3 có phải suy dinh dưỡng?
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ diễn ra rất chậm và trong 3 tháng đầu nếu bé không tăng cân nào thì tỷ lệ mắc bệnh khá chắc chắn. Mặt khác, nếu con chỉ không tăng cân hoặc tăng chậm trong tháng thứ 3 thì bạn không nên vội lo lắng.
Theo đó, chỉ số cân nặng trung bình chuẩn cho trẻ 3 tháng tuổi là 6.4kg với bé trai và 5.8kg với bé gái. Giới hạn trọng lượng cho phép đối với bé trai khoảng 5.7 - 7.2kg và bé gái đạt 5.2 - 6.6kg.
1.2. Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Tình trạng không tăng cân chưa thể khẳng định bé bị suy dinh dưỡng nhưng nếu con có các dấu hiệu dưới đây thì ba mẹ nên cho bé đi khám:
-
Cuống rốn trẻ bị teo nhỏ.
-
Con bị hạ đường huyết khiến nhịp thở bị rối loạn
-
Hạ canxi máu khiến trẻ bị co giật và xuất hiện cơn ngừng thở.
-
Thường xuyên hạ thân nhiệt đột ngột.
Xem thêm: Bảng cân nặng bé 3 tháng tuổi, chiều cao và dinh dưỡng chuẩn 2022
2. Nguyên nhân trẻ 3 tháng không tăng cân hoặc tăng cân chậm
Thay vì quá lo lắng, bạn cần xác định nguyên nhân trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân hoặc tăng chậm do đâu. Dưới đây là một số nguyên nhân được bác sĩ chẩn đoán phổ biến nhất.
2.1. Sức khỏe của mẹ trong thai kỳ
Trong thời gian mang bầu, nếu mẹ xuất hiện tình trạng suy nhược cơ thể, ốm nghén hay các bệnh lý khác thì em bé mới sinh rất dễ nhẹ cân. Sau 3 tháng, cân nặng của trẻ có thể không đạt chuẩn trung bình.
2.2. Sinh non hoặc có dị tật bẩm sinh
Trẻ sinh non hay có dị tật phải can thiệp sinh sớm thì cân nặng lúc chào đời chưa đạt mức chuẩn và thường nhẹ hơn so với những em bé đủ tháng khoảng 0.5kg. Mặt khác, do ảnh hưởng từ sinh thiếu tháng và có dị tật, bệnh lý bẩm sinh nên bé sẽ bú kém, cơ thể mệt mỏi dẫn đến tăng cân rất chậm hoặc không tăng trong 3 tháng liền.
2.3. Hội chứng colic
Colic hay còn gọi là khóc dạ đề là tình trạng bé quấy khóc liên tục suốt một khung giờ nhất định trong ngày và kéo dài hơn 3 tháng, thậm chí 6 tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân được chẩn đoán là do bé bị kích thích hoặc do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hấp thu dưỡng chất khiến trẻ thiếu cân trầm trọng. Khóc gào quá nhiều cũng làm trẻ bị mệt, bỏ bú và khó tăng cân.
2.4. Thời gian khó chịu của bé
Thời gian khó chịu là khi bé phải trải qua những tuần khủng hoảng (wonder week), càng về sau thì mức độ càng tăng. Biểu hiện của trẻ trong giai đoạn này là lịch sinh hoạt thay đổi liên tục, bé có thể bỏ bú, không chịu chơi và hay quấy khóc, làm nũng bố mẹ. Vấn đề này khiến trẻ khó tăng cân trong 3 tháng đầu sau sinh.
2.5. Dinh dưỡng của mẹ và bé
Vì sao trẻ 3 tháng không tăng hay tăng chậm lại là do dinh dưỡng của cả mẹ và con? Thứ nhất, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa đủ các nhóm chất lại chứa các thực phẩm khó tiêu thì chất lượng sữa của bé bị ảnh hưởng. Khi trẻ bú mẹ, các thành phần khó tiêu đó cũng khiến bé tiêu hóa kém, không hấp thu được đầy đủ dẫn đến không tăng cân.
Thứ hai, về dinh dưỡng của trẻ, nếu sữa mẹ chưa đủ chất mà mẹ kiên quyết không dặm thêm sữa công thức hoặc sữa ngoài không phù hợp với cơ địa của con thì toàn bộ thành phần trong đều bị bỏ phí vì bé không thể hấp thụ. Mặt khác, vấn đề còn khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, v.v… ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng cân nặng cũng như sức khỏe của con.
2.6. Môi trường sống
Môi trường sống gồm không gian ngủ và những khu vực bé hay hoạt động nếu không đảm bảo các vấn đề về vệ sinh, an toàn rất dễ làm suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bụi bẩn, vi khuẩn tích tụ còn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm, hô hấp ở trẻ sơ sinh và ba mẹ cần chú ý nếu muốn con tăng cân khỏe mạnh.
2.7. Lịch ngủ và sinh hoạt
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 16h - 18h/ngày và trong thời gian đó bé vẫn đang “lớn” lên, phát triển cả cân nặng và chiều dài. Nếu thời gian ngủ của bé không đủ hoặc chất lượng giấc ngủ không tốt, bé ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc thì hiệu quả tăng trưởng cũng suy giảm, bé có thể tăng cân rất chậm, gần như không tăng.
Bên cạnh đó, nếu trẻ thiếu ngủ thì lịch sinh hoạt cũng bị ảnh hưởng. Trẻ 3 tháng đã bắt đầu thức nhiều hơn để chơi, mỗi cữ bé tỉnh khoảng 20 - 30 phút để ăn và thư giãn trước khi vào giấc tiếp theo. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ chưa đủ dài thì trẻ dễ bị mệt, thời gian ăn kéo dài và lịch sinh hoạt của con cũng bị thay đổi ảnh hưởng đến trọng lượng.
3. Nên làm gì khi trẻ không tăng cân hoặc tăng chậm trong tháng thứ 3?
Ba mẹ hãy cùng Monkey tham khảo những giải pháp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh 3 tháng tăng cân chậm hoặc không tăng cân và áp dụng ngay cho bé nhé!
3.1. Chú ý chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng của trẻ 3 tháng tuổi chủ yếu là sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Nếu bú mẹ, con cần được bế đúng tư thế sao cho miệng ngậm chuẩn khớp vú để đảm bảo lực mút giúp con nhận đủ lượng sữa cần thiết. Ngoài ra, mẹ cần cho bé bú hết một bên để con được uống cả sữa đầu và sữa cuối nhằm tăng cường miễn dịch, cải thiện trọng lượng của trẻ.
Đối với trẻ dặm thêm sữa ngoài hoặc dùng sữa công thức hoàn toàn, bạn nên chọn sữa phù hợp với cơ thể của bé. Bằng cách theo dõi cân nặng và biểu hiện sức khỏe của trẻ, nếu con không tăng cân hoặc tăng quá mức kèm các tình trạng tiêu hóa kém thì nên cân nhắc thay đổi.
3.2. Các hoạt động bổ ích cho trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều
Hoạt động bổ ích gồm bài tập nhẹ nhàng hoặc các hoạt động giúp nâng cao tinh thần của trẻ. Ba mẹ có thể kết hợp trò chuyện, hát cho bé nghe và tập cho bé các bài nhẹ nhàng theo nhịp điệu để con vừa được thư giãn vừa vui vẻ. Mặt khác, việc tập luyện cũng sẽ cải thiện sự linh hoạt, nhanh nhạy cho bé.
3.3. Chăm sóc con trong giai đoạn khó chịu
Trong tuần khủng hoảng hoặc nếu bé xuất hiện hiện tượng khóc dạ đề (colic) thì cách tốt nhất là ba mẹ nên ôm bé, an ủi con. Qua giai đoạn khó khăn này, con có thể sẽ phát triển vượt bậc cả về cân nặng và các kỹ năng mới nên ba mẹ không nên lo lắng nhé!
3.4. Cân bằng lịch ngủ và sinh hoạt khoa học
Hãy cố gắng tập cho bé thói quen ăn, ngủ, chơi đúng giờ. Lưu ý không cần quá chuẩn giờ, có thể lệch 15 - 30 phút nhưng cần đảm bảo khoảng thời gian cho mỗi hoạt động trên. Trường hợp trẻ bị rối loạn do wonder week thì ba mẹ hãy chịu khó dỗ con và áp dụng những phương pháp giúp bé ăn ngoan, ngủ ngon như tiếng ồn trắng, bản nhạc nhẹ nhàng, v.v…
3.5. Cải thiện môi trường sống
Cuối cùng, việc đảm bảo không gian hoạt động của con vệ sinh và an toàn rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Hãy lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ chăn mền, gối nằm để bé luôn khỏe mạnh và tăng trưởng tốt theo mỗi giai đoạn.
Hi vọng những chia sẻ về vấn đề trẻ sơ sinh 3 tháng không tăng cân, tăng chậm trên đây sẽ giúp ba mẹ phần nào bớt lo lắng và tìm được giải pháp cải thiện tốt nhất cho con.
Chúc ba mẹ thành công!