zalo
Bé mọc răng không chịu bú bình ba mẹ phải làm sao? [Chuyên gia tư vấn]
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Bé mọc răng không chịu bú bình ba mẹ phải làm sao? [Chuyên gia tư vấn]

Lê Hương
Lê Hương

28/09/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thời điểm các bé mọc răng đầu tiên thường rơi vào khoảng từ 4-8 tháng tuổi. Đây được coi là khoảng thời gian khủng hoảng đối với cả bé lẫn ba mẹ vì trong thời gian này, bé thường có các biểu hiện như quấy khóc, không chịu bú. Vậy trong trường hợp bé mọc răng không chịu bú bình, ba mẹ cần phải làm gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây. 

Các thời kỳ bé mọc răng - thời điểm khủng hoảng của con  

Vào tháng tuổi thứ 6 của bé, thông thường đây sẽ là thời điểm mà bé mọc chiếc răng đầu tiên. Mỗi bé đều có một khoảng thời gian mọc răng khác nhau, thời điểm bé mọc chiếc răng đầu tiên đến chiếc cuối cùng có thể rơi vào khoảng 4-9 tháng tuổi. Theo các chuyên gia, răng bé sẽ mọc theo từng thời kỳ:

  • 2 chiếc răng đầu tiên: khoảng từ 4 - 8 tháng tuổi

  • Giai đoạn mọc nhiều răng hơn: khoảng từ 8 tháng - 1 năm

  • Bé bắt đầu có từ 6-8 chiếc răng: Khoảng từ 9 tháng đến khoảng 13 tháng tuổi

  • Răng bé mọc hoàn thiện đầy đủ các răng: Khoảng 12 - 20 tháng tuổi

Khoảng thời gian này có thể được coi là một trong những khoảng thời gian “khủng hoảng” đối với cả bé lẫn ba mẹ. Bé khi mọc răng xong thường có các biểu hiện như bỏ bú, không chịu uống sữa dù cho mẹ làm đủ mọi cách. Điều này khiến ba mẹ vô cùng đau đầu, lo lắng cũng như sốt ruột.

Chính vì vậy, khi biết được cách chăm sóc đúng cũng như nắm bắt rõ lộ trình mọc răng của con, ba mẹ có thể dễ dàng chuẩn bị được tinh thần cũng như nắm bắt được tâm lý của con mỗi khi một chiếc răng mới sắp mọc, giúp con giảm bớt sự khó chịu đến từ cơn đau cũng như giúp con ăn ngon hơn, không bỏ bú bình.

Các thời kỳ mọc răng và sự khủng hoảng của con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên nhân bé mọc răng không chịu bú bình

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bỏ bú bình khi mọc răng. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng biết để có thể đưa ra hướng giải quyết cũng như giảm thiểu sự lo lắng. Đa phần, việc bé mọc răng bỏ bú bình sẽ do những nguyên nhân dưới đây:

  • Do bé thiếu enzym tiêu hoá thức ăn, hệ tiêu hoá không tốt: Khi mọc răng, enzyme trong cơ thể bé sẽ tập trung để hỗ trợ cho răng nhô lên, vượt qua lợi. Do đó, thiếu enzyme tiêu hóa thức ăn sẽ khiến trẻ bú không ngon, không tiêu hóa được dẫn đến việc bỏ bú bình.

  • Cùng với đó, khi đang trong quá trình mọc răng, bé sẽ luôn cảm thấy ê buốt, đau nhức và luôn kháng cự, không muốn bất cứ thứ gì chạm vào nướu. Điều này sẽ khiến bé luôn cảm thấy sợ khi phải bú bình vào mỗi bữa ăn mặc Dù bình thường bé vẫn ăn được cháo hoặc vẫn bú rất ngoan.  

Bé mọc răng không chịu bú bình ảnh hưởng thế nào?

Việc bé mọc răng không chịu bú mẹ có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến cơ thể cũng như sự phát triển của bé, khiến cho sức khỏe của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những hậu quả để lại thường thấy có thể kể đến:

  • Khiến bé trở nên biếng ăn dẫn đến việc bị thiếu hụt chất dinh dưỡng làm cho cơ thể bé có thể bị suy nhược từ mức độ nhẹ đến nặng. 

  • Việc bé bỏ bú bình, thiếu chất dinh dưỡng sẽ khiến cho hệ miễn dịch của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này sẽ khiến bé dễ mắc bệnh viêm nhiễm hơn bình thường. 

  • Ngoài ra, việc bé bỏ ăn, bỏ bú bình sẽ khiến cho việc ăn dặm của bé bị giảm hiệu quả đi một cách đáng kể. Bé sẽ cảm thấy chán ăn và thường sẽ có hành vi quấy khóc, không chịu khi ba mẹ cho bé ăn dặm về sau này.

Bé mọc răng không chịu bú bình kéo dài sẽ ảnh hưởng ra sao? (Ảnh: sưu tầm internet)

Bé mọc răng không chịu bú bình, ba mẹ phải làm sao? 

Mẹ nên vệ sinh răng miệng cho bé đúng cách

Sau khi cho bé bú bình hoặc ăn xong, mẹ nên cho bé uống nước ấm, sau đó dùng khăn mềm hoặc miếng gạc nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay rồi lau quanh vùng miệng bé để vệ sinh răng miệng cho bé. 

Việc này sẽ không chỉ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ mọc răng không chịu bú bình mà còn giúp bé có thể hạn chế được vi khuẩn viêm nhiễm từ bên ngoài. Ngoài ra, khi bé ăn, mẹ cũng nên chuẩn bị một chiếc khăn mềm để có thể lau nước dãi khi bé ăn.

Ba mẹ cũng cần lưu ý không nên cho bé ngậm bình sữa hay núm vú cao su khi đi ngủ bởi điều này sẽ khiến cho khoang miệng bé dễ dàng bị tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài hơn.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng đặc biệt, đầy đủ cho bé

Ba mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất quan trọng cho bé. Trong thời điểm bé mọc răng bị đau nướu, ba mẹ nên cho bé ăn những món mềm, loãng như cháo, súp để bé hạn chế việc nhai khiến thức ăn va chạm với nướu.

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mọc răng của bé nên ba mẹ phải chú ý bổ sung cho bé hàng ngày. Vì thế, phô mai, váng sữa, tôm, cua sẽ là những món ăn lý tưởng cho bé đang mọc răng.

Ba mẹ cũng nên chú ý thời điểm con mọc răng, bé sẽ rất dễ bị sốt dẫn đến tình trạng mất nước. Để có thể bù nước cho bé kịp thời, mẹ nên tăng cường cho con bú sữa, uống nước lọc, nước trái cây,....

Ngoài ra, để bé ăn ngon miệng hơn, ba mẹ cũng có thể sử dụng các loại men tiêu hóa vi sinh, cho bé uống kẽm, vitamin A,.... Ba mẹ nên lưu ý không cho con ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh bởi sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng của bé.

Ba mẹ cần thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho con. (Ảnh: sưu tầm internet)

Đồng hành cùng con, thay bình bú bằng thìa

Khi bé mọc răng, bé sẽ luôn cảm thấy đau nhức, khó chịu dẫn đến tình trạng quấy khóc. Chính vì thế khi trẻ mọc răng không chịu bú mẹ, ba mẹ có thể cho bé ăn bằng thìa, trộn sữa bột với cháo.

Ba mẹ hãy đồng hành, cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn, giúp con không còn thấy sợ mỗi khi có chiếc răng mới chuẩn bị mọc lên. Trong khoảng thời gian này, hãy kiên nhẫn dỗ dành bé và không để bé phải bỏ bữa. Tuy nhiên, ba mẹ cũng lưu ý tuyệt đối không ép bé ăn vì sẽ rất dễ gây nên tình trạng biếng ăn tâm lý ở bé.

Ngoài ra, khi  mọc răng, bé sẽ có cảm giác ngứa lợi và sinh ra xu hướng cắn bất cứ đồ vật gì xung quanh mà bé cầm được. Chính vì vậy, ba mẹ có thể thay thế những vật dụng bằng các loại trái cây mềm cho bé. Điều này sẽ giúp bé vừa được thoải mái, vừa có thêm vitamin và chất dinh dưỡng từ trái cây mà không sợ bé cắn những đồ chơi thiếu vệ sinh. 

Mẹo giúp con giảm đau khi mọc răng 

Sử dụng lá hẹ

Đây là một phương pháp Đông Y vô cùng phổ biến. Lá hẹ là một loại lá loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất tốt. Trong khi đó, khi mọc răng, lợi của bé sẽ rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng đau, sốt. 

Vì vậy, sử dụng lá hẹ đúng cách sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở phần lợi bị sưng, giúp bé giảm sốt, đau lợi và đồng thời giúp bé giảm tình trạng chảy nước dãi khi mọc răng và từ đó cải thiện tình trạng trẻ mọc răng bỏ bú mẹ.

Cách thực hiện vô cùng đơn giản:

Chọn một vài cọng lá hẹ tươi, rửa sạch sẽ, cắt nhỏ và giã lấy nước hoặc có thể xay mịn. Sau khi bé bú xong 30 phút, hãy rửa tay thật sạch và quấn gạc. Sau đó, chấm tay vào nước cốt lá hẹ và thoa đều lên khu vực lợi của bé vài lần là được.

Ngoài cách trên, mẹ cũng có thể đổ một chút nước nóng vào lá hẹ, sau khi lá chín rồi đem giã nát và lọc lấy nước. Cách này có thể đảm bảo vệ sinh cho bé mà vẫn giữ được hiệu quả mang lại.

Mẹo với hạt đậu xanh

Đậu xanh là một trong những loại hạt ngũ cốc cực kỳ giàu dinh dưỡng mà vô cùng an toàn với bé. Khi nhận thấy bé có dấu hiệu mọc răng như chảy nước dãi, lợi bị sưng, các mẹ có thể sử dụng hạt đậu xanh để giúp con không sốt khi mọc răng.

Cách thực hiện:

Lấy khoảng 100g đậu xanh nguyên hạt loại đẹp, ngâm nước ấm khoảng 30 phút, sau đó đun đậu chín nhừ rồi tiến hành giã nát hoặc xay mịn. Rửa sạch tay, quấn gạc quanh ngón tay trỏ và thoa đều đậu xanh vào phần lợi có răng đang mọc của bé.

Mẹo giúp con giảm đau khi mọc răng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Mẹo dùng rau ngót

Trong Đông Y, lá rau ngót có tính mát, vị ngọt và có tác dụng giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ máu, nhuận tràng, sát khuẩn và tiêu viêm. Chính vì thế mà loại rau này cũng được rất nhiều ba mẹ dùng để giúp con giảm đau, giảm sốt khi mọc răng.

Cách thực hiện:

Rửa sạch lá rau ngót và xay nhuyễn ra. Rửa thật sạch tay, sau đó đeo gạc và nhúng vào nước rau ngót tươi vừa xay nhuyễn, thoa đều lên lợi cho bé nhiều lần sẽ giúp bé giảm các triệu chứng sưng hay đau nướu, lợi khi mọc răng.

Cha mẹ cũng cần lưu ý, chỉ tiến hành thoa lợi cho bé khi bé vừa bú sau 30 phút. Động tác khi thoa phải thật nhẹ nhàng, nhanh để bé không cảm thấy khó chịu và sợ hãi. Cùng với đó, các nguyên liệu chuẩn bị cần phải được làm sạch kỹ càng, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết những vi khuẩn gây hại.

Xem thêm: [ Tư vấn từ chuyên gia ] Bé 9 tháng chưa mọc răng có phải hiện tượng chậm mọc răng?

Hy vọng bài viết sẽ giúp ba mẹ có thể hiểu nguyên nhân bé mọc răng không chịu bú bình, cách giảm thiểu cơn đau trong giai đoạn mọc răng. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thể nắm rõ được tình trạng của bé cũng như giúp bé có một quá trình phát triển thật tốt nhé!

Feeding and teething: how to help them with the pain - truy cập ngày 28/9/2022

https://www.nct.org.uk/baby-toddler/teething/feeding-and-teething-how-help-them-pain 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey