Mỗi bé sẽ có thời điểm mọc răng khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như việc mẹ bổ sung canxi trong quá trình mang thai. Thông thường, trẻ bước sang giai đoạn từ 4 - 6 tháng sẽ nhú chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, nếu bé 1 tuổi chưa mọc răng thì được coi là chậm mọc răng. Vậy ba mẹ cần làm gì nếu bé 1 tuổi mà chưa mọc răng? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thời gian chuẩn mọc răng của bé
Thời gian mọc răng của mỗi bé sẽ không giống nhau, một số bé có thể mọc răng từ lúc 3,4 tháng nhưng cũng có trẻ đến 7,8 hay 9 tháng mới mọc răng. Đây là tình trạng vô cùng bình thường và sẽ không gây ảnh hưởng gì đến sự phát triển của con. Trong 12 tháng đầu đời, con sẽ có khoảng 6 chiếc răng. Đến khi 2 tuổi, con sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa chia đều cho hai hàm trên và dưới.
Nguyên nhân khiến bé 1 tuổi chưa mọc răng?
Nếu trẻ 1 tuổi chưa mọc răng thì chứng tỏ bé chậm mọc răng. Lúc này, ba mẹ cần xem xét và tìm hiểu nguyên nhân để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp:
Bé mọc răng chậm do di truyền
Yếu tố di truyền có những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển trẻ. Như vậy, tình trạng bé 1 tuổi mà chưa mọc răng cũng có thể là do di truyền. Nếu người thân trong gia đình, đặc biệt là những người có quan hệ huyết thống gần gũi như ông bà, ba mẹ cũng đã từng mọc răng chậm thì con cháu cũng có thể thừa hưởng đặc điểm này. Như vậy, mẹ không cần quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian để xem tình trạng mọc răng của con như thế nào.
Ba mẹ có thể hỏi người thân, họ hàng xem trong gia đình có ai chậm mọc răng không. Nếu có, khả năng chậm mọc răng ở trẻ 1 tuổi có thể do yếu tố di truyền.
Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài mà con vẫn chưa mọc răng thì ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác.
Do thiếu dinh dưỡng: canxi, vitamin
Bé hơn 1 tuổi chưa mọc răng có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi và vitamin.
Canxi là thành phần rất cần thiết để con có một hàm răng chắc khỏe nên mẹ hãy bổ sung đầy đủ canxi cho con nhé! Sữa là thực phẩm có chứa rất nhiều canxi, nên mẹ có thể cho trẻ uống nhiều sữa và ăn nhiều chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua, váng sữa. Nếu con không bú đủ sữa mẹ hay sữa công thức, hoặc sữa công thức không đủ chất dinh dưỡng thì rất có thể khiến con bị thiếu chất. Hoặc trong trường hợp con có hấp thụ dinh dưỡng kém cũng có thể dẫn tới tình trạng này.
Do lợi của bé cứng quá
Một trong những nguyên nhân khiến bé 1 tuổi chưa mọc răng là do cấu trúc lợi của con cứng quá. Vì để răng mọc lên thì nướu lợi phải nứt ra. Các biểu hiện thường gặp mẹ có thể nhận ra là nướu của con bị sưng đỏ, gây ngứa lợi. Khi nướu quá cứng, sẽ khiến mầm răng sữa của trẻ bị kìm hãm bên dưới và rất khó mọc lên. Mẹ nên kiểm tra nướu lợi của con, nếu cảm thấy lợi của con quá cứng, hãy đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra nhé!
Mắc hội chứng Down
Nếu trẻ mắc hội chứng Down hoặc có bất cứ vấn đề bất thường về tuyến yên cũng khiến cho khiến răng của con mọc chậm hơn so với các trẻ phát triển bình thường khác.
Bé 1 tuổi chưa mọc răng ảnh hưởng như thế nào?
Ba mẹ không nên quá lo lắng vì chậm mọc răng là hiện tượng khá phổ biến và không gây nguy hiểm cho con. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng không nên so sánh con với những em bé khác thì thời gian phát triển của mỗi bé là khác nhau. Nếu ba mẹ vẫn không yên tâm thì có thể dẫn con đi chụp X-quang để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra tư vấn chính xác nhất. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không được xem nhẹ việc con mọc răng chậm thì nếu hiện tượng này diễn ra quá lâu có thể dẫn đến một tố ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của con về sau như:
-
Làm lệch răng vĩnh viễn do răng sữa mọc chậm.
-
Tạo hàm răng đôi, khiến bé có 2 hàm răng do răng sữa mọc đồng thời cùng răng vĩnh viễn. Từ đó dẫn đến việc con có 2 hàm khiến cho việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, gây mất thẩm mỹ.
-
Viêm quanh thân răng do răng của con nằm bên dưới bề mặt nướu.
-
Dễ bị sâu răng ngay cả khi răng vẫn còn đang nằm dưới bên dưới bề mặt nướu, vi khuẩn có hại gây sâu răng của con vẫn có thể phát triển. Đặt biệt, tình trạng có thể nghiêm trọng hơn do có khả năng lây lan, khiến con bị sâu nhiều răng cùng một lúc.
Làm thế nào để tránh tình trạng bé mọc răng chậm sau 1 tuổi
Bổ sung vitamin D cho bé
Vitamin D có tác dụng giúp cơ thể con hấp thụ tốt canxi và photpho, đồng thời hỗ trợ quá trình hình thành xương và răng, giúp xương và răng chắc khỏe hơn. Do đó, ba mẹ cần bổ sung vitamin D cho con bằng cách cho trẻ tắm nắng vào thời điểm thích hợp mỗi ngày.
Mẹ có thể cho con tắm nắng nhẹ vào mỗi buổi sáng từ lúc 1 tháng tuổi và tiếp tục duy trì thói quen này đều đặn cho đến khi con biết đi. Tuy nhiên, mẹ hãy lưu ý rằng chỉ nên tắm nắng trong khoảng 15-30 phút khi nắng mới lên, tránh để con ở dưới nắng quá lâu mẹ nhé!
Cân đối khẩu phần ăn và dinh dưỡng
Cân đối khẩu phần và dinh dưỡng cũng là một trong những phương pháp quan trọng giúp tránh tình trạng bé 1 tuổi chưa mọc răng. Ba mẹ hãy bỏ túi một số lưu ý sau:
-
Hãy cải thiện khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, thức ăn động vật, chất béo,…
-
Thực đơn cần đảm bảo có đủ các yếu tố tinh bột, đạm, chất béo, chất đường, nhất là đạm động vật. Mẹ cũng có thể thêm dầu ăn trong cháo hoặc bột của con.
-
Mẹ hãy cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc ép thành nước uống hay xay cả bã cho con ăn.
-
Hãy cho con ăn thêm phomai và sữa chua mẹ nhé!
-
Ba mẹ nên tăng cường 500-800ml sữa mỗi ngày cho con. Đặc biệt không pha sữa bằng các loại nước bột, nước rau củ, nước khoáng, nước rau củ… bởi nó có thể làm giảm việc hấp thụ canxi của con.
-
Ngoài ra, ba mẹ cần cho con đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và khuyến khích con vận động để giúp con ăn ngon miệng, tránh suy dinh dưỡng.
Tập cho bé ăn uống đúng giờ, tránh ăn vặt
Để tránh tình trạng trẻ 1 tuổi chưa mọc răng, mẹ nên tập cho con thói quen ăn uống khoa học, đúng giờ, tránh ăn vặt để giúp con tập trung ăn uống. Qua đó giúp hệ tiêu hóa của con tốt hơn và tránh được những thực phẩm gây hại đến sức khỏe của con.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ
Dù con chưa mọc răng nhưng ba mẹ vẫn nên quan tâm và chú trọng đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con. Sau khi bú hoặc ăn thì cặn sữa và thức ăn có thể vẫn còn đọng lại trong miệng trẻ.
Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển, có thể gây ra viêm lợi. Vì vậy, ba mẹ cần làm sạch thức ăn thừa sau khi ăn bằng các dụng cụ chuyên dụng như lau nhẹ nhàng bằng khăn thấm nước sạch, mật ong hoặc cho con uống qua nước lọc nếu con đủ tháng tuổi.
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để giúp con hấp thu dinh dưỡng gián tiếp
Mẹ hãy nhớ bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để giúp con hấp thu dinh dưỡng gián tiếp nhé. Mẹ cần bổ sung cho con 3 nhóm dinh dưỡng chính là dinh dưỡng để tăng trưởng (có nhiều trong thịt, tôm, cua, cá,…), dinh dưỡng để tạo ra năng lượng cho cơ thể (có nhiều trong thực phẩm chứa chất béo như sữa, phomai, bơ,…), dinh dưỡng bảo vệ (có nhiều trong các loại rau quả tươi, nước khoáng chứa ion,…).
Xem thêm: [Chuyên gia giải đáp] Răng hàm mọc khi nào: dấu hiệu và cách chăm sóc cho bé
Bé 1 tuổi chưa mọc răng được coi là tình trạng chậm mọc răng. Tuy không gây nguy hiểm cho con, nhưng để tránh nguy cơ biến chứng xấu về sau này, ba mẹ nên đưa con thăm khám nha sĩ khi quá 1 tuổi mà con chưa mọc răng. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên cải thiện dinh dưỡng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giúp hệ răng của con phát triển tốt hơn.
1. When Do Babies Usually Start Teething? - truy cập ngày 26/9/2022
https://www.healthline.com/health/parenting/when-do-babies-start-teething
2. Baby’s First Tooth: 7 Facts Parents Should Know - truy cập ngày 26/9/2022
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx