zalo
[Giải đáp] Bé ăn dặm 2 ngày không ị có phải do táo bón?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

[Giải đáp] Bé ăn dặm 2 ngày không ị có phải do táo bón?

Lê Hương
Lê Hương

29/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ là hiện tượng trẻ đi ngoài có phân cứng và ít nhu động ruột so với trẻ bình thường khác. Đây là vấn đề khiến không ít ba mẹ lo lắng và hoang mang. Vậy việc bé ăn dặm 2 ngày không ị có được xem là bé đang bị táo bón hay không? Cùng Monkey tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Biểu hiện bé bị táo bón

Biểu hiện của bé bị táo bón. (Ảnh: sưu tầm internet)

Đại tiện 2,3,4 ngày 1 lần

Một trong những biểu hiện đầu tiên chứng tỏ bé bị táo bón chính là bé ăn dặm 4 ngày không ị. Đúng hơn là mẹ nhận bé đi ngoài 2 - 3 - 4 ngày/1 lần. So với tiêu chuẩn bình thường thì bé bị táo bón khi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Tuy nhiên số lần này thay đổi ở từng trẻ nên ba mẹ cần quan sát con để đánh giá chính xác nhất. .

Đại tiện ra phân cứng, kích thước lớn

Biểu hiện tiếp theo ở một bé bị táo bón cũng được đánh giá ở bé ăn dặm 2 ngày không ị. Ngoài ra, bé còn có biểu hiện là đi ngoài ra phân cứng, kích thước lớn. Nếu bé có thêm biểu hiện nay thì có thể bé bị táo bón. 

Đại tiện khó và gây đau

Ba mẹ cần quan sát biểu hiện thường thấy ở những trẻ bị táo bón là bé đi đại tiện khó khăn, bé thường bị đau rát khi cố gắng để đi ngoài. Điều này khiến bé bị mất sức mỗi lần đi tiêu hơn so với các bé bình thường khác. 

Thời gian đại tiện kéo dài

Biểu hiện tiếp theo giúp ba mẹ đánh giá bé có bị táo bón hay không ở chỗ thời gian đại tiện của bé kéo dài. Nếu như các bé khác chỉ mất vài phút thì bé bị táo bón lại mất cả nửa tiếng để đi ngoài xong. Đây là biểu hiện cơ bản nhất của một bé đang bị táo bón. 

Trẻ gồng mình và khóc thét khi đại tiện 

Nếu ba mẹ quan sát thấy có các biểu hiện trên mà bé phải  gồng mình, gắng sức và khóc thét khi đại tiện chứng tỏ bé đang gặp vấn đề khó khăn khi đi ngoài. Đó là biểu hiện chứng tỏ con bạn đang bị táo bón.

Với những biểu hiện như trên thì ba mẹ có thể nhận thấy bé ăn dặm 2 ngày không ị chưa hẳn là táo bón. Nếu có tất cả các biểu hiện trên thì mới khẳng định bé có bị táo bón hay không.  

Tại sao bé ăn dặm lại bị táo bón 2 ngày không ị?

Tại sao bé ăn dặm lại bị táo bón 2 ngày không ị? (Ảnh: sưu tầm internet)

Hệ tiêu hoá chưa kịp thích nghi với thức ăn mới

Điều đầu tiên dẫn đến việc bé ăn dặm 2 ngày không ị chính là bé mới bắt đầu làm quen với thức ăn khác sữa mẹ. Độ đặc và thành phần của cháo ăn dặm, bột ăn dặm khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi nên chưa thể tiêu hóa ngay. Điều này dẫn đến việc bé ị khác thường so với giai đoạn chỉ bú sữa mẹ. 

Ba mẹ cho con ăn dặm quá sớm

Điều khiến bé không thể đi ngoài mỗi ngày chính là ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm. Khi bé chưa sẵn sàng để ăn dặm thì ba mẹ không nên cho bé làm quen với thực phẩm ngoài sữa và cho ăn lượng lớn. Điều này làm cho hệ tiêu hóa bị quá tải và dẫn đến việc táo bón. Biểu hiện bé ăn dặm 2 ngày không ị.

Thậm chí có trường hợp bé ăn dặm 5 ngày không ị. Ba mẹ nên điều chỉnh sớm để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé ngay từ ban đầu. 

Bé bị thiếu nước

Ngoài nguyên nhân làm quen với thức ăn đặc hơn, cứng hơn so với sữa thì bé bị thiếu nước trong khẩu phần sẽ làm cho phân bị khô cứng khó đẩy ra ngoài, dần dần bé sẽ bị táo bón. 

Vì vậy, để tránh bị táo bón khi ăn dặm thì khi chế biến món ăn, ba mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước trong thức ăn và trong các món canh và từ hoa quả tươi. Không chỉ giúp bé hấp thu đủ chất mà còn hạn chế bị thiếu nước gây táo bón. 

Chế độ ăn dặm thiếu chất xơ 

Chất xơ là thành phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt giúp bé có thể đi ngoài dễ dàng hơn. Nếu bé ăn chế độ thiếu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây…thì bé ăn dặm 2 ngày không ị sẽ dễ bị táo bón hơn. 

Những loại đồ ăn dễ gây táo bón cho bé

Những loại đồ ăn dễ gây táo bón cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Sữa công thức và bột công thức

Sai lầm đầu tiên khi bé bắt đầu ăn dặm khiến bé bị táo bón chính là cho bé ăn sữa công thức và bột công thức. Nếu sản phẩm chứa thành phần protein phức tạp và đường lactose có thể khiến trẻ khó tiêu và đầy hơn so với các sản phẩm không có. Vì thế, trước khi dùng cho bé ba mẹ cần chú ý đọc kỹ thành phần này. 

Phô mai và chế phẩm từ sữa

Bé 2 ngày không ị nếu ăn quá nhiều phô mai và các sản phẩm từ sữa thì có thể bị táo bón cao hơn. Bởi vì đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhiều béo nhưng lại ít chất xơ nên bé đại tiện sẽ khó khăn hơn.

Táo

Các nhà khoa học khẳng định trong thành phần của quả táo chứa protein pectin có khả năng làm cứng phân, dễ gây táo bón. Vì thế, khi bé bắt đầu ăn dặm tốt nhất ba mẹ hạn chế tối đa cho bé ăn táo. 

Cà rốt

Ba mẹ cần biết khi hấp hoặc chế biến chín cà rốt thì khiến cho phân cứng và trẻ khó đi tiêu hơn gây ra tình trạng táo bón. Bởi vậy, bé hạn chế ăn cà rốt khi bắt đầu ăn dặm để đại diện dễ dàng hơn. 

Nên bổ sung cho bé những dưỡng chất gì để phòng táo bón?

Nên bổ sung cho bé những dưỡng chất gì để phòng táo bón? (Ảnh: sưu tầm internet)

Chất sắt

Nhằm giúp các bé ăn dặm 2 ngày không ị đại diện dễ hơn và hạn chế nguy cơ bị táo bón thì các ba mẹ nên bổ sung sắt đầy đủ cho bé. Đây là dưỡng chất quan trọng và cần thiết giúp bé phát triển tốt và hạn chế bị táo bón. 

Ba mẹ nên thay đổi chế độ ăn bao gồm các chất: Thịt, cá, trứng, bơ hạt, các loại đậu, đậu phụ... (và ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh) trong khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp. Trước khi bổ sung sắt cho bé thì mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tránh gây táo bón cho con. 

Chất xơ và vitamin

Nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ và vitamin trong khẩu phần ăn của bé hàng ngày bao gồm trái cây, rau xanh. Đặc biệt trái cây chứa nhiều vitamin C, giúp hấp thu sắt có chứa các chất xơ hữu ích để ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

Ba mẹ nên bổ sung các loại hạt xay, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì nướng, các loại đậu nấu chín và đậu...để bé có nguồn chất xơ đủ chống lại nguy cơ bị táo bón. 

Chất lỏng trong thức ăn 

Bé ăn uống đủ nước thì phân mềm và đại tiện dễ dàng hơn. Đó cũng là cách để giúp các bé ăn dặm 4 ngày không ị hạn chế bị táo bón. Chất lỏng bao gồm các dạng: Nước (nước lọc, các loại nước ép trái cây tươi), sữa mẹ và sữa công thức hàng ngày. 

Cách đơn giản nhất là các mẹ nên cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn và cho bé uống nước trước, trong và sau bữa ăn dặm hàng ngày. Chuyên gia khuyên chỉ cho bé uống sữa bò từ 9 tháng tuổi để đảm bảo hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt nhất có thể. 

Những điều nên làm để tránh trường hợp bé ăn dặm 2 ngày không ị

Những điều nên làm để tránh trường hợp bé ăn dặm 2 ngày không ị. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho bé ăn bột sợi

Nhằm tránh nguy cơ bị táo bón, tốt nhất ba mẹ không nên cho bé ăn bột có chứa thành phần chất xơ (bột nở) như Metamucil TM hoặc bột protein có chứa chất xơ. Vì thành phần này không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

Có thể sử dụng men vi sinh cho bé

Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan mật và Dinh dưỡng Bắc Mỹ (NASPGHAN) và Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa Châu Âu đã thông qua khuyến cáo được công bố vào năm 2018. Theo đó, ba mẹ nên dùng men vi sinh cho các bé 2 ngày không ị và có biểu hiện bị táo bón. 

Có thể cho bé dùng thuốc nhuận tràng 

Trước khi cho bé dùng thuốc, các ba mẹ nên cho bé thăm khám ở bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Ba mẹ nhận thấy bé có vấn đề tiêu hóa như táo bón có thể tham khảo bác sĩ cho bé dùng thuốc nhuận tràng để khắc phục. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách có thể gây hại cho cơ thể của bé.

Cho bé uống đủ nước

Khi bé ăn dặm 2 ngày không ị thì cách đơn giản nhất mà các ba mẹ để khắc phục là cho bé uống đủ nước. Nước từ nhiều nguồn khác nhau như sữa mẹ, sữa công thức, sinh tố hoa quả, nước trái cây, nước canh, nước rau, nước lọc…tùy thuộc vào độ tuổi để sử dụng với lượng nước vừa đủ. 

Mat-xa bụng cho bé 

Ba mẹ cũng có thể mát xa cho bé ở phần bụng theo chiều kim đồng hồ để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn. Bé đỡ đầy bụng hơn sẽ tiêu hóa tốt hơn. 

Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho bé

Táo bón cũng có thể do bé đi đại tiện giờ giấc không ổn định làm cho bé nhịn thành thói quen. Để cải thiện, ba mẹ nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho bé bằng cách dậy bé và cho bé ăn uống đúng giờ khoa học. 

Xem thêm: Trẻ sơ sinh 8 tháng không chịu ăn dặm phải làm sao?

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin chi tiết về việc bé ăn dặm 2 ngày không ị có phải là do táo bón không? Từ đó ba mẹ nhận biết được các dấu hiệu của bé bị táo bón và cách khắc phục khi trẻ bị táo bón hiệu quả và đơn giản. Hy vọng bài viết trên đây sẽ có ích cho ba mẹ có con trong độ tuổi ăn dặm.

Your Baby’s Not Pooping but Passing Gas? Here’s What You Should Know - truy cập ngày 29/6/2022

https://www.healthline.com/health/baby/newborn-not-pooping-but-passing-gas 

Baby Hasn’t Pooped after Starting Solids? What You Should Do! - truy cập ngày 29/6/2022

 

https://www.easybabylife.com/started-solids-and-baby-has-not-pooped-in-a-couple-days.html 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!