zalo
Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ nên ăn gì để bé nhanh khỏi?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ nên ăn gì để bé nhanh khỏi?

Lê Hương
Lê Hương

30/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trong 6 tháng đầu đời sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi dưỡng trẻ phát triển toàn diện. Vì thế chẳng may con bị tiêu chảy sẽ khiến các mẹ rất lo lắng bởi khi tiêu chảy nhiều lần trong ngày, cơ thể con dễ mất nước gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Vậy khi trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ nên ăn gì? Bài viết dưới đây của Monkey sẽ giải đáp chi tiết, hãy cùng theo dõi!

Những ảnh hưởng sức khỏe khi bé đi ngoài quá nhiều?

Những ảnh hưởng sức khỏe khi bé đi ngoài quá nhiều? (Ảnh: sưu tầm internet)

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn khá non nớt và chưa hoàn thiện trong những năm tháng đầu đời. Do đó rất dễ bị đi ngoài nếu mẹ ăn phải những thực phẩm không tốt rồi cho bé bú hoặc bé bú phải sữa công thức không phù hợp. Khi bị đi ngoài quá nhiều lần trong ngày sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ

  • Ảnh hưởng hoạt động hệ tiêu hoá: Tiêu chảy nhiều cũng là một biểu hiện của viêm nhiễm đường tiêu hoá. Lâu dần dễ khiến hệ tiêu hoá của con bị thương tổn và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.

  • Chậm phát triển cân nặng chiều cao: Khi hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi, từ đó cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ bị chững lại so với các bạn đồng trang lứa.

  • Ảnh hưởng phát triển trí tuệ: Dinh dưỡng thiếu hụt là nguyên nhân chính gây ra sự ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị tiêu chảy kéo dài, tái lại nhiều lần có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ cao hơn những trẻ bình thường.

  • Hệ miễn dịch bị giảm sút: Đây là hệ quả mà nhiều mẹ không mong muốn nhất. Tiêu chảy khiến con mất nước, ảnh hưởng cơ quan nội tạng từ đó làm giảm sức đề kháng, dễ ốm đau.

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ nên ăn gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ nên ăn gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ nên ăn gì là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm nhất hiện nay sau khi tìm hiểu về những hậu quả của việc trẻ đi ngoài nhiều. Các mẹ hãy xây dựng chế độ ăn uống khoa học bằng cách tham khảo những gợi ý dưới đây:

  • Thực hiện chế độ ăn BRAT

Đây là chế độ ăn tập trung dùng 4 loại thực phẩm chính là: Gạo, chuối, táo và bánh mì được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng. Những thực phẩm này dễ tiêu hoá, nhiều chất xơ, ít chất béo và ít đạm giúp cải thiện hệ tiêu hoá và tình trạng đi ngoài hiệu quả.

  • Ăn sữa chua

Mẹ nên ăn sữa chua. (Ảnh: sưu tầm internet)

Lợi khuẩn trong sữa chua có tác dụng rất tốt tới hệ tiêu hoá của trẻ. Khi bị đi ngoài nhiều, đường ruột của trẻ sẽ bị mất đi 1 lượng lớn lợi khuẩn. Vì thế mẹ hãy bổ sung sữa chua ít đường hoặc không đường vào khẩu phần ăn để khi bú mẹ, bé được bổ sung đầy đủ nhé.

  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ

Vitamin và chất xơ trong hoa quả, rau xanh có tác dụng lớn trong việc giúp phân của bé rắn hơn, từ đó giảm dần các triệu chứng đi ngoài phân lỏng. Ngoài ra, mẹ bổ sung đủ nước sau đó cho bé bú cũng là cách bù nước cho trẻ hiệu quả thông qua sữa mẹ.

  • Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau thắt bụng, thư giãn các cơ và lớp lót của thành ruột. Khi mẹ uống trà và cho bé bú liên tục từ 1 – 2 ngày, tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh sẽ được cải thiện đáng kể.

  • Men vi sinh

Với những em bé giai đoạn sơ sinh bị tiêu chảy, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung men vi sinh thay vì men tiêu hoá như người lớn. Men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ sinh đường ruột. Các mẹ hãy ưu tiên chọn các loại men vi sinh đến từ các thương hiệu nổi tiếng, được cấp phép sử dụng và có thành phần tự nhiên.

Những thực phẩm cần tránh để bé không bị đi ngoài

Những thực phẩm cần tránh để bé không bị đi ngoài. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn hợp lý với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng; các mẹ cũng cần tránh các loại thực phẩm sau đây để không làm tình trạng đi ngoài ở trẻ tiến triển nặng:

  • Đồ ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh: Trong các loại thực phẩm này sẽ chứa khá nhiều vi khuẩn có hại cho đường ruột. Vì thế mẹ nên tránh xa trong suốt thời gian cho con bú.

  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Hải sản, trứng, đậu phộng, rau muống, đồ nếp… là những thực phẩm dễ gây dị ứng và có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Vậy nên mẹ hãy hạn chế hoặc không nên ăn cho đến khi sức khoẻ của con ổn định.

  • Thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ gây nhiễm độc cao. Khi ăn phải các loại vi khuẩn sẽ theo đường sữa mẹ tiến vào cơ thể của bé làm tình trạng tiêu chảy trở nặng.

  • Đồ ăn cay nóng, đồ nhiều gia vị, dầu mỡ… ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn sữa mẹ và hệ tiêu hoá của trẻ, mẹ cần lưu ý để tránh.

  • Chất kích thích: Mẹ cần tuyệt đối tránh xa bởi đồ uống có cồn, có gas ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sữa và đường tiêu hoá của trẻ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

  • Đồ ăn chua làm tăng nặng triệu chứng đi ngoài ở trẻ, ngoài phân lỏng còn có thể xuất hiện bọt nhầy, có mùi…

  • Không dùng thuốc kháng sinh hoặc nếu bắt buộc phải dùng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Một số quan niệm sai lầm của mẹ khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài

Thời đại ngày nay các quan niệm nuôi con cổ hủ đang dần được loại bỏ, tuy nhiên vẫn còn nhiều cha mẹ thiếu kiến thức dẫn đến việc kiêng cữ quá mức khi thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài. Những quan niệm sai lầm đó bao gồm:

  • Không cho con bú: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính để con phát triển thể chất và trí tuệ. Khi con bị đi ngoài nhiều bà mẹ vì thiếu kiến thức đã ngay lập tức dừng cho con bú sữa mẹ mà thay vào đó là dùng sữa công thức. Điều này là phản khoa học, mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý và cho bé bú thường xuyên hơn để cung cấp đủ dinh dưỡng và nước.

  • Kiêng ăn sữa chua: Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn tự nhiên tốt cho hệ tiêu hoá. Khi mẹ ăn sữa chua và cho bé bú, lợi khuẩn có thể thông qua sữa mẹ vào cơ thể bé để hỗ trợ đường tiêu hoá hoạt động hiệu quả. Với những trẻ 6 tháng tuổi trở lên có thể cho ăn sữa chua trực tiếp.

Xem thêm: Mẹ nên ăn gì để trẻ sơ sinh ngủ nhiều?

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều mẹ nên ăn gì đã được Monkey giải đáp chi tiết qua bài viết trên đây. Các mẹ nên xây dựng thực đơn ăn khoa học, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và đặc biệt là ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé. Chúc các bé yêu luôn khoẻ mạnh.

Breastfeeding FAQs: Your Eating and Drinking Habits - truy cập ngày 30/7/2022

 

https://kidshealth.org/en/parents/breastfeed-eating.html 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey