9 tháng là thời điểm lý tưởng để bố mẹ thay đổi độ thô trong các món ăn dặm truyền thống cho bé. Bởi vì bé đã có răng nhiều hơn và kỹ năng nhai nuốt cũng đã thuần thục hơn. Cùng Monkey tham khảo thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng từ tham vấn của các chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết dưới đây nhé!
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng
Duy trì sữa mẹ
Trước khi chính thức áp dụng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng cho bé thì ba mẹ cần nhớ nhu cầu dinh dưỡng của bé thời điểm này vẫn phải duy trì lượng sữa mẹ theo yêu cầu.
Mặc dù bé đã răng cửa, kỹ năng cầm nắm đồ ăn đã dần dần chuyên nghiệp và đang tập đứng, tập đi nhưng ăn dặm vẫn đang là quá trình hoàn thiện. Bé vẫn chưa thể thay thế thực phẩm ăn dặm cho phần sữa hoàn toàn.
Vì thế, khi cho bé ăn dặm thời gian này, mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm để dần dần tăng độ thô cũng như lượng thức ăn. Bên cạnh đó, cần duy trì lượng sữa mẹ trong ngày cho bé đầy đủ.
Bổ sung bột đường
Ngoài sữa mẹ thì bé 9 tháng tuổi khi ăn dặm truyền thống cần được bổ sung chất bột đường. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng đòi hỏi số lượng lớn trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ giúp bé có năng lượng để phát triển các kỹ năng vận động.
Theo đó, chất bột đường có trong các thực phẩm như gạo, ngô, khoai, sắn… dưới dạng phù hợp với bé 9 tháng tuổi. Đó là chế biến thô hơn, đặc hơn và chỉ cần xay nhuyễn chứ không cần rây.
Bổ sung đạm
Yêu cầu trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng phải cung cấp lượng cất đạm cho bé. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng giúp bé phát triển về chiều cao, cân nặng và trí thông minh vượt trội.
Cụ thể, mẹ cần xây dựng các món ăn dặm cho bé 9 tháng từ các thực phẩm giàu đạm như: Thịt, cá, trứng, sữa, thủy hải sản…vv trong bữa ăn dặm hàng ngày với lượng phù hợp với nhu cầu của các bé đang cần cung cấp dưỡng chất để tập đứng, tập đi.
Bổ sung chất béo
Các bé ăn dặm truyền thống giai đoạn 9 tháng tuổi cần bổ sung lượng chất béo để cơ thể khỏe mạnh. Thiếu chất béo, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng nhất định, đặc biệt trí thông minh cũng sẽ bị hạn chế nhất định.
Theo đó, khi chế biến các món ăn cho bé, mẹ nhớ sử dụng thêm dầu ăn hoặc mỡ dành riêng cho bé để cung cấp lượng chất béo cơ thể cần vừa tăng hương vị thơm ngon, hấp dẫn cho món ăn dặm cho bé.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Nhóm chất cuối cùng mà các bé cho bé ăn dặm truyền thống giai đoạn 9 tháng cần bổ sung đầy đủ chính là các loại vitamin và khoáng chất. Mặc dù chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu vi chất này thì các chất dinh dưỡng sẽ không thể hấp thu tốt vào cơ thể bé.
Theo đó, 9 tháng là lúc ba mẹ cần bổ sung cho bé lượng trái cây chín, rau củ quả giàu vitamin cho bé mỗi ngày bằng cách chế biến thô hơn như cắt nhỏ hoặc hấp chín để bé có thể cầm nắm ăn trực tiếp.
Hàm lượng dưỡng chất cần thiết mỗi ngày là bao nhiêu?
Để xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng vừa đầy đủ lại khoa học thì ba mẹ cần xác định đúng hàm lượng các chất mà các bé cần được cung cấp mỗi ngày. Cụ thể như sau:
-
Sữa mẹ hoặc sữa công thức: Từ 500 - 700ml trong ngày.
-
Các thực phẩm chất bột đường cần cung cấp 40g/ngày.
-
Các thực phẩm thuộc chất đạm cung cấp 30g.
-
Các thực phẩm thuộc nhóm chất béo từ 6 - 10ml dầu hoặc mỡ cho bé.
-
Các thực phẩm thuộc nhóm vitamin và khoáng chất cần bổ sung cho bé 9 tháng với lượng rau củ các loại đạt 20g và quả chín đạt từ 50 - 100g.
Khi cho bé 9 tháng ăn dặm thì các bữa ăn chính cần đáp ứng hàm lượng như trên sẽ là điều kiện thuận lợi giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng toàn diện và cân đối, hạn chế tối đa mắc bệnh vặt.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng tuổi
Cháo bí đỏ thịt gà
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, gà, bí đỏ, dầu ăn trẻ em.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo và nước vào nấu thành cháo chín nhừ hợp với 9 tháng tuổi của bé sau đó xay nhuyễn.
-
Bước 2: Mẹ gọt vỏ bí đỏ rồi rửa sạch, cắt nhỏ sau đó đem xay nhỏ, thịt gà sơ chế rồi đem xay nhuyễn.
-
Bước 3: Mẹ cho các nguyên liệu đã sơ chế bao gồm bí đỏ, thịt gà xay nhuyễn vào cháo rồi nấu cho chín đều rồi tắt bếp.
-
Bước 4: Mẹ múc cháo ra bát, cho thêm chút dầu ăn lên trên rồi trộn đều và cho bé ăn khi cháo còn ấm ấm.
Cháo tôm cải
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, nước, tôm, cải bẹ, dầu ăn trẻ em.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi sau đó nấu chín sau đó mang đi xay nhỏ.
-
Bước 2: Mẹ nhặt và rửa sạch rau cải bẹ dưới vòi nước, sau đó cắt nhỏ rồi cho vào nồi nước luộc chín.
-
Bước 3: Sơ chế tôm sạch sau đó băm nhuyễn và cho vào nồi nước rau ở trên cho đến khi tôm chín thì tắt bếp.
-
Bước 4: Cho hỗn hợp gồm rau cải bẹ và tôm ở trên vào nồi cháo rồi trộn đều.
-
Bước 5: Múc cháo ra bát cho bé, cho thêm dầu ăn rồi trộn đều, chờ nguội và cho bé ăn trực tiếp.
Cháo khoai tây thịt bò
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, nước, khoai tây, thịt bò.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi nước rồi nấu chín thành cháo rồi sau đó mang đi xay nhuyễn.
-
Bước 2: Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
-
Bước 3: Khoai tây mẹ đem gọt vỏ, rửa sạch rồi sau đó đem vào nồi hấp chín và tán nhuyễn bằng thìa khi vẫn còn nóng.
-
Bước 4: Cho thêm một chút nước vào thịt bò đã xay sau đó đem đi hấp chín.
-
Bước 5: Cho tất cả nguyên liệu gồm cháo, thịt bò, khoai tây vào nâ cho chín rồi cho thêm dầu ăn nấu chút rồi tắt bếp ngay.
-
Bước 6: Mẹ múc cháo ra bát, chờ nguội rồi cho bé ăn khi vẫn còn hơi ấm.
Chỉ cần các bước đơn giản trên đây mẹ đã có được thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng vừa đủ chất lại thơm ngon.
Cháo bí đỏ cá hồi
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, bí đỏ, cá hồi, dầu ăn của bé, hành tím, hành lá, tỏi.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi nước sau đó nấu thành cháo chín rồi xay nhỏ.
-
Bước 2: Mẹ sơ chế cá hồi cho sạch rồi phi lê cá hồi bằng cách lọc hết xương sau đó rửa bằng sữa hoặc chanh để cho hết tanh. Sau đó mẹ đem cá đi băm nhuyễn rồi hấp chín cá.
-
Bước 3: Mẹ đun nóng dầu ăn của bé sau đó phi thơm tỏi rồi cho cá đã hấp chín vào đảo đều cho thơm.
-
Bước 4: Bí đỏ mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ rồi sau đó hấp chín mềm rồi dùng thìa tán nhuyễn.
-
Bước 5: Cháo chín, mẹ cho cá hồi, bí đỏ vào cháo rồi trộn đều nấu sôi lại và tắt bếp.
-
Bước 6: Mẹ múc cháo ra bát chờ nguội và cho bé thưởng thức khi vẫn còn ấm nóng.
Các chuyên gia đánh giá thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng không thể thiếu món ăn thơm ngon, hấp dẫn và giàu dưỡng chất này.
Cháo nấm thịt heo
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, nước, nấm rơm, thịt heo, dầu ăn, hành tím.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ cho gạo vào nồi rồi ninh nhừ thành cháo rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
-
Bước 2: Mẹ rửa sạch nấm rồi cắt nhỏ, thịt heo mẹ rửa sạch, băm nhỏ rồi phi thơm hành tím và dầu ăn, sau đó cho thịt và nấm vào xào chín.
-
Bước 3: Cho hỗn hợp vừa xào xong vào cháo rồi trộn đều lên, nấu sôi lại và tắt bếp.
-
Bước 4: Mẹ múc hỗn hợp cháo ra bát cho nguội rồi cho bé ăn khi còn nóng để thưởng thức đầy đủ hương vị của các nguyên liệu.
Cháo cua rau ngót
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, nước, cua, rau ngót, dầu ăn, hành tím.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ nấu cháo bằng gạo và nước sau đó đem xay nhỏ.
-
Bước 2: Mẹ sơ chế cua, lọc lấy phần nước và thịt cua. Sau đó mẹ cho dầu ăn vào nồi, phi thơm hành tím rồi cho nước cua vào nấu sôi lên.
-
Bước 3: Tuốt rau ngót sau đó rửa sạch, băm nhỏ, đem hấp chín rồi xay nhuyễn.
-
Bước 4: Cho nước cua, rau ngót đã sơ chế như trên vào cháo và trộn đều hỗn hợp lên.
-
Bước 5: Múc hỗn hợp trên ra bát ăn dặm chờ nguội và cho bé ăn khi còn ấm. Không nên cho ăn khi nguội vì cua dễ bị tanh.
Cháo trai rau cải
-
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, trai, rau cải, nước, dầu ăn, hành tím.
-
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ nấu cháo bằng gạo cho chín rồi xay nhỏ bằng máy xay sinh tố.
-
Bước 2: Mẹ sơ chế rau cải, rửa sạch rồi thái nhỏ sau đó hấp chín rồi xay nhỏ.
-
Bước 3: Mẹ làm sạch trai, luộc chín, tách phần thịt trai để riêng rồi băm nhỏ. Phi thơm hành tím với dầu ăn rồi cho vào hỗn hợp rau cải xay nhỏ.
-
Bước 4: Cho rau cải và thịt trai, nước trai vào cháo rồi trộn đều, nấu sôi lại rồi tắt bếp.
-
Bước 5: Múc cháo ra bát ăn dặm rồi sau đó cho bé ăn. Đây được xem là một trong những món ăn hấp dẫn nhất trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng mà ba mẹ nên áp dụng.
Cháo chim hạt sen
Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Gạo, chim bồ câu, hạt sen, hành tím, dầu ăn cho bé.
Cách thực hiện như sau:
-
Bước 1: Mẹ ninh sẵn cháo từ gạo rồi xay nhỏ. Chim bồ câu làm sạch, lọc riêng xương và thịt.
-
Bước 2: Mẹ làm sạch sen rồi đem hấp chín nghiền nhuyễn. Còn thịt chim băm nhỏ sau đó phi thơm hành tím sau đó xào thịt chim chín.
-
Bước 3: Mẹ cho thịt chim và hạt sen đã sơ chế vào nồi cháo rồi trộn đều lên. Sau đó múc ra bát và cho bé thưởng thức.
Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Nên thay đổi thực đơn liên tục để tránh nhàm chán
Bé ăn dặm kiểu truyền thống thường mắc nhược điểm là rất dễ biếng ăn do cách chế biến món ăn chung chung giữa tất cả các loại thực phẩm. Theo đó, nếu ba mẹ không xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng thay đổi liên tục thì rất dễ gây ra cảm giác nhàm chán, biếng ăn sinh lý kéo dài.
Thay vì cho bé ăn một nhóm thực phẩm trong thời gian liên tục thì ba mẹ nên cho bé ăn đa dạng các món, đa dạng trong cách chế biến, cách kết hợp các nguyên liệu để cho ra đời các món ăn dặm mới lạ, thơm ngon và hấp dẫn.
Không nên cho bé ăn quá nhiều đạm
9 tháng là thời điểm bé đã có thể nhai nuốt tốt hơn thời điểm 6 tháng nhưng hệ tiêu hóa của bé chưa thể trưởng thành như người lớn nên sẽ rất nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Vì thế, chế độ ăn trong khẩu phần ăn dặm truyền thống cho các bé 9 tháng tuyệt đối không nên quá nhiều chất đạm.
Các chuyên gia cho rằng đạm ở trong các thực phẩm có cấu trúc phức tạp, khó tiêu hóa hơn các nhóm chất khác như tinh bột, vitamin. Nếu bé ăn quá nhiều chất đạm sẽ rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh về hệ tiêu hóa bao gồm khó tiêu, đầy bụng, đi ngoài. Mẹ chỉ cần cho bé ăn lượng vừa đủ để cung cấp dưỡng chất mà cơ thể bé cần.
Không đạm dụng xay nhuyễn thức ăn
Dù thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng gồm những món gì thì cách chế biến ban đầu vẫn luôn là nấu chín rồi xay nhuyễn tất cả các nguyên liệu và trộn đều. Điều này vô tình gây ra tình trạng biếng ăn, chán ăn vì bé không cảm nhận rõ ràng hương vị của từng thực phẩm.
Ngoài ra, với bé 9 tháng đã lên răng và có kỹ năng nhai nhưng vẫn ăn xay nhuyễn sẽ tạo điều kiện để bé ngại nai. Điều đó khiến cho cơ hàm và răng của bé phát triển kém. Đó cũng là nguyên nhân khiến khả năng ăn thô của bé bị ảnh hưởng. Đặc biệt, ăn dặm truyền thống với độ thô không phù hợp với tháng tuổi còn làm cho bé mất đi khả năng tiêu hóa đồ ăn cứng hơn, phức tạp hơn, dễ bị hóc, nôn hơn.
Không nấu lại đồ ăn dặm quá nhiều lần
Lưu ý cuối cùng khi áp dụng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng chính là ba mẹ tuyệt đối không nên nấu lại đồ ăn dặm quá nhiều lần.
Bởi vì, việc nấu đi nấu lại thực phẩm sẽ khiến cho món ăn mất đi hương vị thơm ngon ban đầu. Ngoài ra, việc nấu đồ ăn nhiều quá cũng khiến cho chất dinh dưỡng bị mất đi một phần khiến bé không cảm thấy ngon miệng nữa.
Xem thêm: [Giải đáp] Bé 8 tháng ăn dặm có nên cho gia vị?
Nhìn chung, việc áp dụng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng sẽ giúp ba mẹ tiết kiệm tối đa thời gian và công sức chế biến. Bên cạnh đó, xây dựng đúng và đủ thực đơn cho bé còn đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho giai đoạn này.
1. Weaning milestone: 9-11 months - truy cập ngày 3/8/2022
https://www.bounty.com/baby-0-to-12-months/weaning/what-is-weaning/weaning-9-to-11-months-milestone
2. What to feed your baby - truy cập ngày 1-8-2022
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/7-9-months/