zalo
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng: công thức từ chuyên gia
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng: công thức từ chuyên gia

Lê Hương
Lê Hương

28/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi trẻ 6 tháng tuổi sẽ cần được ba mẹ cho làm quen và thưởng thức những thực phẩm ngoài sữa. Lúc này, việc tìm hiểu về thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống sẽ hỗ trợ ba mẹ tiết kiệm thời gian và công sức tối đa khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé. Cùng Monkey tham khảo những món ăn bổ dưỡng trong thực đơn ấy nhé!

Thực đơn 6 tháng cho bé cần dưỡng chất gì?

Thực đơn 6 tháng cho bé cần những dưỡng chất gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Chất béo

Trước khi tham khảo các món ăn dặm truyền thống cho bé 6m thì ba mẹ cần biết được thành phần dinh dưỡng cho bé cần đảm bảo để cung cấp đủ chất béo. Đây sẽ là dưỡng chất giúp cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Các thực phẩm giàu chất béo mẹ nên bổ sung cho bé khi ăn dặm bao gồm: Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, lạc, vừng, gạo tẻ, gạo nếp,…vừa giàu chất béo lại thơm ngon, giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa.

Vitamin

Nhóm chất mà thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống cần đáp ứng là các loại vitamin và khoáng chất. Mặc dù chiếm số lượng rất ít nhưng nếu thiếu vitamin thì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo đó, mẹ cần chú ý bổ sung trong thực đơn của bé 6 tháng tuổi những loại trái cây, rau củ quả tươi giàu vitamin như cà chua, dưa chuột, dưa hấu, dứa gai, khoai tây, súp lơ, rau ngót, rau cải… trong các bữa ăn dặm trong ngày cho bé.

Tinh bột

Thành phần tinh bột nằm ở đáy tháp dinh dưỡng của mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Điều đó chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của tinh bột đối với sự tăng trưởng của trẻ. Phần lớn năng lượng hoạt động của cơ thể trẻ lúc này đến từ hàm lượng tinh bột trong các bữa ăn dặm.

Đặc biệt, ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 6 tháng tuổi chủ yếu bao gồm các món cháo, cơm từ các thực phẩm giàu tinh bột bao gồm bánh mì, khoai tây, mì ống, các loại ngũ cốc như yến mạch, ngô, sắn.

Các món ăn từ tinh bột vừa giàu năng lượng, thơm ngon, dễ tiêu hóa và cung cấp năng lượng tối đa cho bé hoạt động và phát triển các kỹ năng vận động.

Chất đạm

Chất đạm trong thành phần ăn uống mỗi ngày. (Ảnh: sưu tầm internet)

Thực phẩm ăn dặm cho bé từ 6 tháng giàu chất đạm bao gồm các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, sữa công thức, phô mai, trứng, cá, thịt bò…

Chất đạm đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tăng cân nặng, chiều cao cho trẻ 6 tháng. Nếu thiếu đạm, cơ thể bé sẽ bị kém hấp thu, còi cọc, suy dinh dưỡng, suy giảm trí tuệ..vv

Omega 3

Omega 3 chính là tiền thân của DHA, là dưỡng chất đóng vai trò kích thích trí thông minh ở trẻ. Omega3 được cho rằng có hàm lượng cao trong các loại cá biển bao gồm: Cá hồi, cá thu, cá trích.

Nếu ăn đầy đủ các loại cá trên đều đặn khi áp dụng ăn dặm truyền thống 6 tháng cho bé sẽ tạo điều kiện để bé thông minh hơn.

Theo đó, mẹ có thể bổ sung chất này cho bé thông qua thực phẩm hằng ngày hoặc thực phẩm chức năng thông qua tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Vitamin D

Nhóm chất mà các bé 6 tháng tuổi cần bổ sung từ thực phẩm ăn dặm chính là vitamin D có tác dụng bổ sung canxi để xương bé dài và chắc khỏe hơn. 

Đặc biệt, nếu thiếu vitamin D thì bé sẽ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thấp còi, chậm lớn, trí tuệ kém phát  triển, hệ xương và răng yếu, răng dễ sâu, rụng, xương không phát triển tương đương với độ tuổi.

Mẹ nên xây dựng cho bé thực đơn gồm các món ăn giàu vi chất này bao gồm các món ăn từ cá hồi. 

Đồng thời, mẹ cũng nên bổ sung cho bé thông qua thực phẩm chức năng đều đặn đến ít nhất 18 tháng tuổi để có đủ lượng vitamin D tổng hợp canxi mà cơ thể cần.

Sắt 

Thực phẩm trong thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống giàu sắt bao gồm các loại rau có màu xanh đậm, các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu nành…các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn… sẽ giúp bé ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ em.

Theo đó, khi xây dựng thực ăn dặm theo kiểu truyền thống hay bất kỳ các phương pháp nào khác thì ba mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất trên đây để đảm bảo bé tăng cân và chiều cao đều đặn theo từng tháng.

Khẩu phần ăn dặm phương pháp truyền thống cho bé 6 tháng 

Khẩu phần ăn dặm phương pháp truyền thống cho bé 6 tháng. (Ảnh: sưu tầm internet)

  • Quả chín: 50 - 100g: Ba mẹ có thể chế biến cho bé ăn quả chín trong các bữa phụ trong ngày hoặc tráng miệng sau khi bé ăn bữa chính.

  • Rau củ: 20g: Ba mẹ nên đảm bảo lượng rau củ này bằng cách chế biến bằng cách xay nhuyễn và trộn cùng với cháo ăn dặm để các món để bé cảm nhận hương vị.

  • Nhóm tinh bột khoảng 20 - 30g: Hàm lượng tinh bột này phù hợp với nhu cầu của bé 6 tháng tuổi để có năng lượng phát triển các kỹ năng vận động khác.

  • Sữa mẹ: 500 - 800ml đảm bảo khẩu phần sữa hằng ngày cho trẻ.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn truyền thống cho bé 6 tháng 

Nguyên tắc xây dựng thực đơn truyền thống cho bé 6 tháng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Cho bé ăn dặm 1-2 bữa/ngày 

Nguyên tắc đầu tiên khi chuẩn bị cho trẻ ăn dặm truyền thống bé 6 tháng chính là cho bé ăn dặm từ 1 - 2 bữa trong 1 ngày. Đây là khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng giúp bé có thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả. Bé cần được bổ sung các chất trong 1 - 2 bữa ăn ở giai đoạn đầu tiên bên cạnh nguồn sữa mẹ và sữa công thức.

Bé chưa thể ăn nhiều thời điểm ban đầu nên tốt nhất ba mẹ nên cho bé làm quen với 1 bữa/ngày sau đó tăng dần lên với lượng thức ăn nhiều hơn và đặc hơn. Ngoài bữa chính thì khi bé đã có thể nhai tốt thì mẹ có thể bổ sung thêm bữa phụ như trái cây hay sữa chua. 

Cữ bú 3-4 lần/ngày 

Bên cạnh việc áp dụng thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống thì bé vẫn phải đảm bảo được cung cấp đủ lượng sữa như trước đó. Bởi vì ăn dặm là giai đoạn làm quen,  bé ăn rất ít nên không thể giảm lượng sữa của bé trong ngày.

Cụ thể, mẹ cần cho bé ăn sữa từ 3 - 4 lần/ngày tùy nhu cầu của từng bé để đảm bảo bé vẫn no và có đủ năng lượng để hoạt động. Ba mẹ tuyệt đối không cai sữa hoàn toàn thay bằng thực phẩm ăn dặm sẽ khiến bé bị đói, thiếu chất, còi xương, chậm lớn.

Không thêm gia vị vào món ăn

Điều tiếp theo mà ba mẹ cần nhớ khi chuẩn bị đồ ăn dặm truyền thống cho bé 5-6 tháng chính là tuyệt đối không nêm thêm gia vị cho các món ăn. Bé chỉ cần thưởng thức hương vị của các nguyên liệu là đã vừa ăn.

Các chuyên gia còn khuyến cáo nếu cho bé ăn gia vị trước 12 tháng như muối có thể khiến trẻ bị bệnh thận, huyết áp cao, tim mạch. Ngoài ra, cho bé ăn đường quá sớm còn tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ nhỏ khi trưởng thành. 

Tránh các thực phẩm dị ứng

Lưu ý mà ba mẹ cần nhớ khi chuẩn bị các món ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng là tuyệt đối không cho bé ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng. Đó là những món ăn quen thuộc nhưng có chứa thành phần gây ra các phản ứng phụ cho hệ tiêu hóa và cơ thể bé như mẩn đỏ, ngứa da, tiêu chảy, nôn, đầy bụng, khó tiêu...

Những loại đồ ăn dặm có thể gây dị ứng như tôm, trứng gà, hải sản, các loại cá biển…tốt nhất ba mẹ nên cho bé ăn khi bé đã đủ 7 tháng tuổi trở lên để đảm bảo an toàn cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bé.

Tăng dần độ thô theo thứ tự cháo trắng – rau củ – chất đạm 

Ăn dặm kiểu truyền thống là phương pháp ăn dặm mà ban đầu ba mẹ cho bé ăn bột xay nhuyễn sau đến cháo rồi đến cơm theo thứ tự tăng dần về độ thô và độ đặc. Đây cũng là quy trình cho bé ăn dặm hợp lý nhất mà ba mẹ nên áp dụng giúp bé ăn an toàn và tiêu hóa tốt hơn.

Tuyệt đối không cho bé ăn đồ quá cứng, quá thô ngay từ lúc 6 tháng tuổi sẽ ảnh hưởng xấu đến dạ dày và sự hấp thu chất dinh dưỡng của bé. Hầu hết các thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống khoa học đểu phải tuân thủ nguyên tắc này để đạt hiệu quả.

Thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống 

Thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bột gạo 

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ nấu sôi nước trên bếp rồi cho lượng bột gạo vừa đủ.

  • Bước 2: Mẹ khuấy đều hỗn hợp trên bếp cho đến khi chín đều rồi tắt bếp.

  • Bước 2: Múc bột gạo ra bát rồi chờ nguội và cho bé ăn. Lưu ý, mẹ nên chế biến với độ loãng để bé dễ làm quen và dễ nuốt hơn.

Bột cải bó xôi

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, cải bó xôi, nước.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ nhặt sạch cải bỏ xôi rồi sau đó đem luộc chín sau đó lấy ra đem xi xay nhuyễn. 

  • Bước 2: Mẹ cho bột gạo và nước sôi khuấy đều rồi cho cải bó xôi xay nhuyễn vào khuấy đều lên. Sau đó mẹ đem hỗn hợp trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Múc bột cải bó xôi ra bát chờ nguội và cho bé ăn. 

Hầu hết các mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đều chế biến món ăn bổ dưỡng, giàu chất xơ này cho bé tiêu hóa tốt.

Bột ngô

Bột ngô ăn dặm cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước, ngô tươi. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ tách hạt ngô riêng rồi luộc chín hoặc hấp lên sau đó chờ nguội và nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

  • Bước 2: Mẹ cho bột gạo vào nồi nước nấu chín rồi cho thêm ngô đã nghiền vào khuấy đều lên. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột ngô trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Mẹ múc bột ngô ra bát ăn dặm cho nguội rồi cho bé ăn khi còn ấm ấm.

Bột khoai tây

Bột khoai tây ăn dặm cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước, khoai tây. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ làm sạch khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch sau đó cắt nhỏ và hấp chín mềm và nghiền nhuyễn bằng thìa hoặc máy xay sinh tố.

  • Bước 2: Mẹ cho bột gạo vào nồi nước nấu chín đều rồi cho khoai tây đã nghiền vào trộn đều. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột khoai tây trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Mẹ bột khoai tây ra bát ăn dặm cho nguội rồi cho bé thưởng thức.

Bột bí 

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước và bí đỏ. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ tiến hành sơ chế bí đỏ bằng cách gọt vỏ, rửa sạch, bỏ hạt, bỏ ruột rồi cắt miếng nhỏ và hấp chín bí đỏ. Sau đó mẹ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn bí. 

  • Bước 2: Mẹ nấu sôi nước sau đó cho tiếp bột gạo vào nấu chín sau đó cho bí đỏ đã được nghiền rồi trộn đều sau đó tắt bếp. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột bí trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Mẹ múc bột bí ra bát cho bé ăn khi còn ấm ấm để bé thưởng thức hương vị và mùi thơm của các nguyên liệu. 

Bột măng tây

Cháo bột măng tây. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, khoai tây, nước.

Cách thực hiện như sau:  

  • Bước 1: Mẹ nhặt sạch măng tây sau đó rửa sạch rồi cắt khúc nhỏ đem hấp chín sau đó cho vào máy xay sinh tố nghiền nhuyễn.

  • Bước 2: Mẹ nấu bột gạo với nước cho chín sau đó cho thêm măng tây đã nghiền nhuyễn vào trộn đều lên. Sau đó, mẹ đem hỗn hợp trên đi rây qua một lần cho mịn và dễ ăn.

  • Bước 3: Múc bột măng tây ra bát ăn dặm chờ nguội và cho bé thưởng thức. 

Bột cà rốt 

Bột ăn dặm cà rốt. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước và cà rốt. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ gọt vỏ rồi rửa sạch cà rốt sau đó cắt nhỏ và đem vào nồi hấp chín sau đó đem nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố. 

  • Bước 2: Mẹ đun sôi nước rồi cho lượng bột gạo vừa đủ rồi nấu chín sau đó cho thêm cà rốt đã nghiền nhuyễn vào trộn đều và tắt bếp. Đó là các bước để chế biến món ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi.

  • Bước 3: Múc bột cà rốt ra bát ăn dặm cho bé chờ nguội và cho bé thưởng thức sau khi đã rây qua một lần cho mịn.

Bột bí xanh

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước và bí xanh. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Để chuẩn bị thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống này thì mẹ cần sơ chế bí xanh bằng cách gọt vỏ, rửa sạch, bỏ hạt, bỏ ruột rồi cắt miếng nhỏ và hấp chín. Sau đó mẹ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn là được. 

  • Bước 2: Mẹ nấu sôi nước sau đó cho tiếp bột gạo vào nấu chín sau đó cho bí xanh đã nghiền rồi trộn đều sau đó tắt bếp. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột bí xanh trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Mẹ múc bột bí ra bát cho bé ăn khi còn ấm ấm. 

Bột su su 

Bột ăn dặm giàu dưỡng chất cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, su su, nước.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Xây dựng thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống không thể thiếu được món bột su su với bước đầu tiên là gọt vỏ su su, rửa sạch, cắt nhỏ hấp chín và sau đó đem đi nghiền nhuyễn. 

  • Bước 2: Mẹ nấu bột gạo với nước cho chín sau đó cho su su đã nghiền nhuyễn vào đảo đều với nhau. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột su su trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Mẹ múc bột ra bát và cho bé ăn khi đã nguội bớt. 

Bột trộn sữa mẹ 

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước và sữa mẹ nguyên chất.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ vắt sữa mẹ ra lượng vừa đủ và để vào một bát sạch để riêng. 

  • Bước 2: Mẹ nấu chín bột gạo với nước sau đó khuấy đều và cho ra bát của bé. Sau đó để chế biến món ăn dặm truyền thống cho trẻ 6 tháng thì mẹ trộn đều bột gạo với sữa mẹ sao cho có độ loãng vừa phải để cho bé thưởng thức. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột và sữa mẹ trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Múc ra bát cho bé ăn vào giờ cố định để tăng hiệu quả cho việc ăn dặm của trẻ. 

Bột khoai lang

Bột súp khoai lang cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, nước và khoai lang tươi. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ rửa sạch khoai sau đó gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ hấp chín sau đó mang ra nghiền nhuyễn khi còn nóng bằng máy xay hoặc bằng thìa. 

  • Bước 2: Mẹ nấu sôi nước sau đó cho thêm bột gạo vào nấu chín sau đó cho khoai lang đã nghiền nhuyễn vào rồi tắt bếp. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột khoai lang trên đi rây qua một lần cho mịn.

  • Bước 3: Mẹ tiến hành múc bột khoai lang ra bát cho bé ăn khi còn ấm ấm.

Bột súp lơ mồng tơi

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, súp lơ, mồng tơi và nước. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ sơ chế sạch súp lơ, mồng tơi bằng cách nhặt sạch lá tươi ngon sau đó rửa sạch dưới vòi nước và mang đi luộc hoặc hấp chín rồi nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố.

  • Bước 2: Mẹ cho nước và bột gạo vào nấu chín sau đó cho thêm mồng tơi và súp lơ đã nghiền nhuyễn vào trộn đều sao cho có độ loãng vừa phải với bé 6 tháng ăn dặm theo kiểu truyền thống.

  • Bước 3: Mẹ múc bột súp lơ mồng tơi ra bát ăn dặm sau khi đã rây qua một lần cho mịn rồi để nguội và cho bé ăn trực tiếp. 

Táo hấp

Táo hấp - món ăn dặm đơn giản dễ làm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Táo

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Sau khi mua táo sạch về mẹ rửa sạch dưới vòi nước rồi gọt vỏ, cắt miếng nhỏ vừa ăn.

  • Bước 2: Mẹ cho táo và nồi hấp chín sau đó lấy ra để nguội.

  • Bước 3: Mẹ cho bé ăn trực tiếp. 

Chỉ với 3 bước trên đây bạn đã có thể xây dựng thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống đơn giản và đủ chất.

Xoài nghiền 

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Xoài chín. 

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ mua xoài chín về thì rửa sạch dưới vòi nước sau đó gọt vỏ, bỏ hạt và lấy phần thịt xoài để riêng. 

  • Bước 2: Mẹ lấy phần thịt xoài dùng thìa nghiền hoặc cho vào máy xay sinh tố nghiền nhuyễn rồi cho bé ăn trực tiếp. 

Cháo bí xanh

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Gạo, nước, bí xanh.

Cách thực hiện như sau: 

Bước 1: Mẹ cho gạo vào nước rồi nấu thành cháo sau đó nghiền nhuyễn.

  • Bước 2: Mẹ gọt vỏ, rửa sạch bí xanh rồi bỏ hạt, bỏ ruột rồi cắt thành miếng nhỏ và hấp chín sau đó nghiền nhuyễn bằng máy xay.

  • Bước 3: Trộn cháo và bí xanh đã nghiền nhuyễn với nhau và cho bé ăn trực tiếp. Trước đó, mẹ đem hỗn hợp bột bí xanh trên đi rây qua một lần cho mịn.

Bột yến mạch 

Món cháo bột yến mạch thơm ngon. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nguyên liệu chuẩn bị bao gồm: Bột gạo, yến mạch và nước.

Cách thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Mẹ cho bột gạo và nước nấu chín với nhau.

  • Bước 2: Yến mạch mẹ đem đi ngâm với nước khoảng 30 phút cho mềm rồi rửa sạch với nước cho bớt nhớt sau đó mẹ đem nghiền nhuyễn bằng máy xay sinh tố sau đó lọc rây lấy phần nước.

  • Bước 3: Mẹ tiếp tục cho yến mạch đã lọc vào nồi nấu cho chín kỹ rồi tắt bếp. Sau đó mẹ đem hỗn hợp bột yến mạch trên đi rây qua một lần cho mịn. Sau đó mẹ múc ra bát rồi cho bé ăn khi còn ấm ấm.

Xem thêm: Ăn dặm giờ nào tốt: lịch ăn dặm cho bé theo các tháng

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về thực đơn ăn dặm bé 6 tháng kiểu truyền thống. Hy vọng bài viết này đã cung cấp đến ba mẹ cách làm những món ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn và đơn giản. 

Meal Plan for 6 to 9 Month Old Baby - truy cập ngày 28/7/2022

https://www.happyfamilyorganics.com/learning-center/article/meal-plan/6-9-months-meal-plan/ 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!