zalo
Cân nặng của trẻ béo phì: Dấu hiệu bé sơ sinh 0 - 12 tháng thừa cân ba mẹ biết càng sớm càng tốt
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Cân nặng của trẻ béo phì: Dấu hiệu bé sơ sinh 0 - 12 tháng thừa cân ba mẹ biết càng sớm càng tốt

Phương Đặng
Phương Đặng

31/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Cân nặng của trẻ béo phì là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thừa cân quá mức. Đối với trẻ sơ sinh 0 - 12 tháng, ba mẹ cần nhận biết sớm, xác định nguyên nhân và có giải pháp cải thiện kịp thời để bảo vệ sức khỏe của bé khi trưởng thành.

1. Cân nặng của trẻ béo phì là bao nhiêu? Xác định thế nào?

Béo phì, thừa cân là tình trạng phổ biến ở trẻ hiện nay, thường gặp ở trẻ có độ tuổi tập đi, mẫu giáo trở lên. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, một số bé đã có nguy cơ thừa cân ngay khi mới chào đời và kéo dài liên tục nhiều tháng sau đó. 

Bảng cân nặng của trẻ béo phì cho bé trai và bé gái. (Ảnh: WHO)

Theo bảng tiêu chuẩn của WHO, trẻ em sơ sinh được xác định béo phì khi cân nặng của con nằm ở mức vượt chuẩn độ 2,3 hoặc ở giữa 2 khoảng này. Như vậy, bé trai khi chào đời có trọng lượng 4.2 - 5kg và bé gái là 3.9 - 4.8kg sẽ có nguy cơ bị thừa cân. Nếu vượt quá mức này là con đã bị béo phì.

Thực tế, cân nặng khi mới sinh chưa đủ để khẳng định trong năm đầu bé có bị béo phì hay không, do đó ba mẹ cần theo dõi cân nặng của trẻ từ 2 - 3 tháng tiếp theo để đánh giá chuẩn nhất. Khi đó, ba mẹ có thể nhận định mức độ thừa cân của trẻ thông qua bảng tăng trưởng cân nặng.

Biểu đồ cân nặng của bé trai sơ sinh. (Ảnh: WHO)

Biểu đồ cân nặng của bé gái sơ sinh. (Ảnh: WHO)

2. Nguyên nhân và tác hại của béo phì đối với trẻ nhỏ

Béo phì do nhiều nguyên nhân gây nên và cũng để lại nhiều hậu quả không tốt. Ba mẹ cần nhận biết sớm để giúp con phát triển cân nặng đạt chuẩn và khỏe mạnh.

2.1. Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em sơ sinh

Béo phì ở trẻ sơ sinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc vận động, phát triển kỹ năng, ăn uống, v.v… do kích thước cơ thể lớn. Vậy điều gì sẽ khiến trẻ bị thừa cân quá mức ở độ tuổi này?

Bệnh lý của mẹ là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thừa cân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Hầu hết trẻ sơ sinh bú mẹ trong 1 năm đầu, trừ trường hợp người mẹ có bệnh lý và không thể cho con bú. Nếu trong thời gian bú, khẩu phần dinh dưỡng của mẹ có quá nhiều chất béo không tốt, các món ăn nhiều dầu mỡ, mẹ thường xuyên uống nước, dùng đồ ngọt thì bé có nguy cơ bị thừa do các chất trên đều được chuyển hóa vào sữa bé bú.

  • Tương tự trong thời gian thai kỳ, nếu mẹ cũng có chế độ ăn như trên thì tỷ lệ bé khi chào đời có cân nặng vượt chuẩn quá mức lên đến 90%. Mặt khác, mẹ còn có nguy béo phì sau sinh, khó lấy lại vóc dáng.

  • Chế độ dinh dưỡng của bé: Khẩu phần của bé ảnh hưởng trực tiếp từ dinh dưỡng của mẹ nên nếu chế độ của mẹ không tốt thì chất lượng nguồn dinh dưỡng của trẻ cũng tương đương. Mặt khác, trong quá trình nuôi con, nhiều phụ huynh quá chú trọng vào cân nặng dẫn đến việc dặm sữa công thức có nhiều chất tăng cân nhanh cùng các loại thuốc bổ sung khiến trẻ bị thừa cân quá mức.

  • Gen di truyền: Cân nặng của con được di truyền từ cha mẹ khoảng 23% nên nếu bố mẹ có trọng lượng và ngoại hình lớn thì em bé cũng có nguy cơ bị thừa cân, sở hữu thể chất tương tự.

  • Bệnh lý trong thai kỳ: Người mẹ trong thời gian mang bầu nếu mắc tiểu đường thai kỳ thì trẻ khi chào đời có nguy cơ thừa cân và khả năng kéo dài đến các tháng tiếp theo là tương đối cao.

Xem thêm: Bảng cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng: Đối chiếu, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn chăm sóc bé khỏe mạnh

2.2. Những ảnh hưởng tiêu cực từ tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ

Béo phì ở trẻ sơ sinh sẽ biểu hiện rõ nhất bắt đầu từ giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi và tình trạng này có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bé.

Béo phì gây nhiều hậu quả khi trẻ sơ sinh trưởng thành. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Dậy thì sớm: Cho đến nay, tình trạng trẻ dậy thì sớm đang rất phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn từ khi sinh đến lúc trưởng thành. Không hiếm trẻ vừa qua tuổi mẫu giáo đã thành “người lớn” khi các con còn quá nhỏ. Do đó, khi phát hiện trẻ bị thừa cân qua những dấu hiệu dễ thấy như các bộ phận trên cơ thể nhiều ngấn, cân nặng vượt chuẩn quá nhiều thì các mẹ cần điều chỉnh để bé tăng trưởng vừa đủ.

  • Bệnh tim mạch, tiểu đường: Bé sơ sinh bị béo phì cũng giống như người lớn, nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến bé bị mắc bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan như tim mạch, hô hấp, xương khớp.

  • Dễ viêm nhiễm: trẻ bị béo phì hầu như có miễn dịch không tốt và khả năng bị nhiễm bệnh do vi khuẩn khá cao. Bởi vậy, khi con còn nhỏ, các mẹ không nên ham cân nặng “trộm vía” mà hãy giúp con phát triển vừa đủ tiêu chuẩn để con luôn khỏe mạnh.

3. Giải pháp cải thiện chỉ số cân nặng trẻ em béo phì hiệu quả

Nhằm hỗ trợ cải thiện cân nặng của trẻ béo phì cũng như phòng ngừa tình trạng thừa cân nhiều ở trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh thừa cân, béo phì là do dinh dưỡng, bởi vậy mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bản thân theo hướng lành mạnh hơn với các tiêu chí: đủ nhóm chất, ưu tiên rau xanh, hoa quả, đạm, hạn chế chất béo và tinh bột xấu, dầu mỡ.

Đối với dinh dưỡng của bé, ngoài sữa mẹ nếu trẻ dặm sữa công thức thì bạn nên ưu tiên dùng sữa tăng cân vừa phải. Ở giai đoạn từ 6 tháng, mức tăng trưởng cân nặng của bé chỉ còn 0.2 - 0.3kg/tháng và cần chú trọng tăng chiều dài, phát triển trí não nên các mẹ hãy chọn sữa phù hợp cho bé nhé.

Chọn sữa công thức phù hợp giúp trẻ sơ sinh phòng ngừa béo phì. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trường hợp bé đã ăn dặm, mẹ nên cho trẻ tập làm quen với các loại rau củ. Khi đã tăng thô thì nên ưu tiên chất xơ và đạm, hạn chế chất béo từ bơ, phô mai, v.v… để trẻ cải thiện cân nặng hiệu quả cũng như phòng ngừa tình trạng thừa cân.

  • Tăng cường vận động

Giai đoạn nhận biết trẻ sơ sinh bị thừa cân rõ nhất là khoảng 3 - 6 tháng, từ thời điểm này đến 1 tuổi bé đã học được nhiều kỹ năng lẫy, lật, bò, ngồi, v.v… do đó ba mẹ hãy khuyến khích con vận động bằng cách chơi trò chơi cùng con, tập các động tác nhẹ nhàng hoặc hỗ trợ con tập kỹ năng mới giúp con vừa tiến bộ nhanh hơn vừa giảm nguy cơ béo phì.

  • Theo dõi cân nặng và sức khỏe

Khi trẻ sơ sinh có nguy cơ hoặc đã bị béo phì thì ba mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên đồng thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động, sinh hoạt phù hợp để trẻ tăng trưởng tốt.

Như vậy, cân nặng của trẻ béo phì được xác định chuẩn thông qua bảng và biểu đồ tăng trưởng chi tiết của WHO. Qua đó, ba mẹ có thể thấy được cân nặng “trộm vía” đôi khi là vượt chuẩn quá nhiều và con đang bị thừa cân nghiêm trọng. Hãy theo dõi và áp dụng giải pháp cần thiết để con tăng trưởng cân nặng theo tiêu chuẩn tốt và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey