Qua bảng cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng kết hợp biểu đồ tăng trưởng, ba mẹ sẽ đánh giá được mức độ thiếu cân của trẻ. Cùng với các dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp khắc phục, tình trạng sinh dưỡng ở bé sơ sinh sẽ được cải thiện hiệu quả.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
1. Bảng cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng
Theo nghiên cứu và đánh giá của WHO, cân nặng của bé suy dinh dưỡng được biểu thị bằng chỉ số mức độ (-2SD) trên bảng chuẩn. Ba mẹ có thể nhận thấy, cân nặng khi mới chào đời của bé trai có nguy cơ suy dinh dưỡng là 2.5kg và 2.4kg với bé gái. Ngoài ra, bảng còn biểu thị thêm chỉ số mức độ 3 (-3SD) thể hiện tình trạng nguy hiểm, đáng lo ngại với cân nặng của trẻ.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Cân nặng của bé sơ sinh thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như: sức khỏe mẹ bầu, gen di truyền, môi trường sống, v.v…Nếu các yếu tố này được đảm bảo thì tăng trưởng cân nặng sẽ tích cực và con khỏe mạnh. Ngược lại, trẻ có thể gặp vấn đề thiếu hoặc thừa cân, trong đó trẻ suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện:
-
Số cân tăng chậm hoặc không tăng, không giảm trong vòng 2 - 3 tháng. Tương tự với chỉ số chiều dài của bé.
-
Có biểu hiện của rối loạn tiêu hóa: biếng ăn, bỏ bú hoặc bú kém. Khi ăn thường kèm theo quấy khóc, thời gian ăn kéo dài.
-
Ít hoạt động, kém hoạt bát và không chịu chơi.
-
Ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, dễ tỉnh giấc do ảnh hưởng từ việc ăn uống không điều độ.
-
Màu da hơi xanh xao.
3. Hướng dẫn dự đoán tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ sơ sinh
Khi trẻ có các biểu hiện trên, ba mẹ có thể dự đoán tình trạng suy dinh dưỡng của bé để có phương án tự điều chỉnh hoặc thăm khám bác sĩ. Theo thông tin từ viện dinh dưỡng quốc gia, tình trạng suy dinh dưỡng với đối tượng là trẻ từ 0 - 1 tuổi sẽ được đánh giá qua 3 chỉ số: cân nặng, chiều dài nằm và vòng đầu sơ sinh.
Phương pháp trên được gọi là nhân trắc học dinh dưỡng, có ưu điểm dễ thực hiện và có thể làm ngay tại nhà mà không cần đến thiết bị y tế chuyên dụng. Nhờ vậy, ba mẹ có thể dễ dàng chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên, phương pháp yêu cầu bạn cần biết cách đo cân nặng và chiều dài chuẩn để đảm bảo kết quả chính xác.
Xem thêm: Mẹ có biết? - Cách cân bé sơ sinh tại nhà và đánh giá cân nặng đúng như thế nào?
Song song với việc sử dụng bảng cân nặng, bạn có thể kết hợp với biểu đồ tăng trưởng trọng lượng để xác định mức độ suy dinh dưỡng. Bằng cách tìm điểm chấm cân nặng tương ứng với độ tuổi, xem điểm đó nằm ở khoảng nào trong 5 đường được biểu thị trên bảng và đọc kết quả như sau:
-
Nằm trên đường màu xanh hoặc trong khoảng đường xanh và đỏ: cân nặng tốt, bé phát triển bình thường.
-
Nằm trên đường màu đỏ hoặc trong khoảng đường đỏ và đen: trẻ bị suy dinh dưỡng vừa và có thể tự điều chỉnh tại nhà.
-
Nằm trên hoặc vượt quá đường màu đen: trẻ suy dinh dưỡng nặng và cần được thăm khám tổng quan.
4. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng
Rất nhiều nguyên nhân được xác định khi trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, hầu hết đều có liên quan đến vấn đề cân nặng và dưới đây là một số lý do phổ biến:
4.1. Cha mẹ thiếu kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh
Trong thời gian đầu, đặc biệt là bố mẹ có em bé lần thứ nhất đều lúng túng trong việc chăm con từ cho ăn, vệ sinh, ru ngủ, v.v… Cụ thể, nếu trẻ không được bú đúng cách, bú đủ liều lượng cần thiết hoặc chất lượng không tốt thì con rất dễ nhẹ cân. Kèm theo đó, nếu giấc ngủ không ngon, không sâu và việc vệ sinh không đảm bảo có thể khiến bé khó chịu, mệt mỏi dẫn đến khó phát triển cân nặng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
4.2. Bổ sung nguồn dinh dưỡng sai thời điểm
Tỷ lệ cho trẻ ăn dặm, ăn thô, bỏ sữa sớm khá phổ biến do mẹ bận rộn và không có thời gian cho bú. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và sau đó nên dặm thêm bột, cháo tùy theo nhu cầu của trẻ. Độ thô của các món này cũng tăng dần theo khả năng tiêu hóa của trẻ.
Nếu bổ sung quá sớm hoặc quá muộn khiến trẻ bú ít sữa mẹ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch do không được tiếp nhận kháng thể có lợi trong sữa đồng thời chậm, khó tăng trưởng thể chất do không được hấp thu toàn bộ dưỡng chất ở phần sữa cuối trong sữa mẹ.
4.3. Cai sữa sớm
Tương tự với việc cho trẻ ăn dặm sớm, cai sữa khi trẻ chưa đủ 6 tháng không chỉ khiến con mất đi dinh dưỡng khởi đầu mà còn khiến trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh, khó tăng vì thiếu những kháng thể trong sữa đầu và các dưỡng chất cần thiết trong phần cuối của sữa mẹ. Do đó, hãy cố gắng cho trẻ bú càng lâu càng tốt đến khi bé 24 tháng hoặc tối thiểu phải được 6 tháng sau khi chào đời.
4.4. Trẻ mắc bệnh lý lâu ngày
Một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, hô hấp, v.v… hoặc bị ốm đau kéo dài khiến trẻ biếng ăn, hay quấy khóc dẫn đến không đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng. Mặt khác, bệnh lý khiến trẻ mệt mỏi cũng tác động làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
5. Cách chăm sóc bé sơ sinh suy dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh
Để phòng ngừa cũng như khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần lưu ý 5 vấn đề khi chăm sóc bé được bác sĩ khuyến cáo dưới đây:
-
Dinh dưỡng: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng gồm: đầy đủ khẩu phần (lượng sữa, thức ăn dặm) theo từng giai đoạn tuổi và vệ sinh thực phẩm giúp bé ăn ngon, đủ chất. Đặc biệt, với bé suy dinh dưỡng thường có biểu hiện biếng ăn, bỏ bữa thì bạn nên chia nhỏ bữa khi bé ăn dặm và đa dạng thực phẩm hơn để kích thích sự thèm ăn cho bé.
-
Vệ sinh: Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thay tã đúng giờ cho bé. Rất nhiều mẹ để trẻ mặc một bỉm liên tục 4 - 5 giờ đồng hồ mà không thay vì thấy tã nhẹ, chưa bẩn. Ngoài ra, khi tắm cần chú ý vệ sinh vùng kín cho bé trai, bé gái đúng cách do cấu tạo bộ phận này của 2 giới tính khác nhau. Cơ thể sạch sẽ giúp bé khỏe mạnh và đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cần thiết để cao lớn.
-
Môi trường: Không gian sinh hoạt, vui chơi và phòng ngủ của bé cần được dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát. Các món đồ chơi cần phải vệ sinh thường xuyên, có kích thước và chất liệu tốt nhằm đảm an toàn cho trẻ. Giường ngủ thoải mái, phòng ốc thông thoáng giúp trẻ ngủ ngon, tăng trưởng tốt.
-
Tâm lý: Trẻ bị suy dinh dưỡng thường không vui vẻ và hoạt bát như các đứa trẻ khỏe mạnh, do đó ba mẹ hãy âu yếm và an ủi con nhiều hơn. Hãy tạo động lực, khuyến khích trẻ ăn tăng khẩu phần, chơi thêm một trò chơi, v.v… mỗi ngày giúp bé khỏe mạnh, linh hoạt hơn.
Bệnh lý: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng do bệnh lý kéo dài, ba mẹ cần cho bé thăm khám và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời theo dõi sự thay đổi của trẻ để có giải pháp cải thiện kịp thời nếu trẻ có biểu không tích cực.
Monkey hi vọng những thông tin về bảng cân nặng của trẻ suy dinh dưỡng, nguyên nhân và cách chăm sóc trên đây sẽ giúp ba mẹ cải thiện sức khỏe của con tốt nhất.