zalo
Trẻ ăn dặm không đi ngoài: nguyên nhân và cách phòng tránh
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Trẻ ăn dặm không đi ngoài: nguyên nhân và cách phòng tránh

Lê Hương
Lê Hương

25/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Khi con bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc ba mẹ sẽ phải lo lắng với rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong đó hiện tượng táo bón là phổ biến nhất. Vậy nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm không đi ngoài là gì, cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm như thế nào? Monkey sẽ giúp các mẹ vượt qua nỗi lo này qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân bé ăn dặm không đi ngoài?

Nguyên nhân bé ăn dặm không đi ngoài. (Ảnh: sưu tầm internet)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ mới tập ăn dặm bị táo bón là một hiện tượng thường xuyên xảy ra. Đây là một trong những mối quan tâm và lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh ở giai đoạn này nhưng đây thực sự không phải là vấn đề đáng nghiêm trọng.

Hệ tiêu hoá của bé chưa thích nghi thực phẩm mới 

Thông thường cha mẹ sẽ quan sát thấy những thay đổi trong việc đi vệ sinh ở trẻ khi cho trẻ ăn thức ăn đặc gồm có màu sắc, mùi, số lượng và số lần đi đại tiện của trẻ,... Đôi lúc ba mẹ còn thấy cả khối thức ăn trong tã, đây chính là biểu hiện của việc hệ thống tiêu hoá của bé còn chưa thích nghi với thức ăn. 

Thời điểm cho bé ăn dặm quá sớm 

Do thời điểm ba mẹ cho bé ăn dặm quá sớm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Một trong những nguyên nhân trẻ ăn dặm không đi ngoài là do trẻ chưa sẵn sàng ăn dặm nhưng sự nóng lòng của cha mẹ đã vội vàng tập cho trẻ ăn hoặc ăn quá nhiều. Điều này vô tình khiến hệ tiêu hoá của trẻ có thể bị quá tải và xuất hiện tình trạng táo bón.

Do bé bị thiếu nước 

Trong quá trình ăn dặm, hệ tiêu hoá của trẻ đang phải thích nghi với những thực phẩm mới cùng với việc thiếu nước sẽ khiến phân bé bị khô, cứng khó có thể đẩy ra ngoài và lâu dần sẽ tích tụ khiến cho trẻ bị táo bón kéo dài. Do đó trong độ tuổi ăn dặm, ba mẹ cũng nên chú ý trong việc bổ sung nước cho trẻ để đáp ứng nhu cầu tốt hơn.

Bé không bú mẹ đủ 

Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong giai đoạn đầu đời nhất là ở độ tuổi dưới 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm sữa lại nghĩ rằng, ăn dặm sẽ đầy đủ chất hơn cho trẻ và khi bé bắt đầu ăn dặm các mẹ thường cắt giảm nguồn sữa của trẻ. Đây chính là một sai lầm nghiêm trọng mà trên thực tế dù thực phẩm ăn dặm có giàu dinh dưỡng đến đâu cũng không thể giúp bổ sung dưỡng chất mà điển hình là kháng thể và enzym…

Vì vậy, ngay cả khi trẻ ăn dặm, việc bú sữa mẹ vẫn cần phải được duy trì đầy đủ để giúp trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế tình trạng trẻ ăn dặm không đi ngoài hiệu quả.

Sữa công thức pha quá đặc 

Nhiều mẹ không biết rằng bé ăn dặm bị táo bón còn có thể do trẻ uống sữa công thức không đúng tỷ lệ. Trẻ uống sữa pha ít nước có thể gây nên tình trạng nóng trong và dẫn đến táo bón. Ngược lại nếu như trẻ uống sữa pha quá nhiều nước sẽ không thể hấp thu được chất dinh dưỡng và nếu như cho thêm các loại nước trái cây, đường hay ngũ cốc vào trong sữa trẻ có thể bị rối loạn hệ tiêu hoá.

Do chế độ ăn dặm thiếu hụt chất xơ 

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm bị táo bón còn có thể là do trẻ không được bổ sung chất xơ từ chế độ ăn uống. Khi đó, bố mẹ cần phải bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ cho bé chẳng hạn như trái cây, rau xanh và trái cây, ba mẹ cũng thử cho bé ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Đồ ăn dặm dễ khiến bé không đi ngoài được 

Những loại thức ăn dặm khiến bé bé khó đi ngoài. (Ảnh: sưu tầm internet)

Khi các bé bắt đầu đến tuổi ăn dặm, cha mẹ nên cẩn thận trong việc chọn lựa thực phẩm. Dưới đây sẽ là một số thực phẩm cần lưu ý khi sử dụng cho trẻ bởi sẽ khiến bé càng bị táo bón nhiều hơn nếu như không biết cách chế biến.

Sữa công thức

Lựa chọn thực phẩm ăn dặm như bột và sữa cần chú ý về thành phần. Nguyên nhân ở các thực phẩm này đó chính là protein phức tạp và đường lactose có thể khiến trẻ khó tiêu và đầy hơn.

Cà rốt

Nước ép cà rốt chính là một loại thức uống rất tốt cho trẻ nhưng khi hấp hoặc chế biến chín thì chúng lại khiến cho bé khó đi ngoài. Do đó, ba mẹ cần phải biết chú ý chế biến loại thực phẩm này.

Táo

Đây là một loại quả không nên cho trẻ ăn dặm khi mới giai đoạn đầu bởi trong táo có chữa thành phần protein pectin. Sự góp mặt hàm lượng lớn Protein này có tác dụng làm cứng phân, dễ gây táo bón. Đây cũng là lý do mà táo được sử dụng nhiều khi cả người lớn và trẻ em bị tiêu chảy.

Phô mai 

Đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng có chứa nhiều chất béo nhưng lại ít chất xơ. Khi cho trẻ ăn nhiều phô mai cần phải bổ sung thêm các thực phẩm chứa chất xơ như các loại rau xanh và nước trái cây.

Bé ăn dặm không đi ngoài được ảnh hưởng ra sao?

Bé ăn dặm không đi ngoài được ảnh hưởng thế nào? (Ảnh: sưu tầm internet)

Cha mẹ cũng nên tìm cách trị táo bón cho trẻ ăn dặm bởi tình trạng này kéo dài không chỉ làm trẻ không còn muốn ăn uống mà còn khiến cho tình trạng sức khỏe của bé chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cụ thể là:

Tích tụ độc tố

Mỗi ngày đi đại tiện một lần sẽ giúp độc tố được đào thải ra bên ngoài cơ thể. Trẻ bị táo bón sẽ dễ tích tụ các chất độc vì việc đại tiện không diễn ra hằng ngày từ đó dễ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Bé bị nứt kẽ hậu môn

Mỗi lần đi đại tiện nếu bé bị táo bón phân khô cứng khiến trẻ sẽ có cảm giác vô cùng đau đớn khi phải rặn và điều này cũng khiến trẻ ngại đi vệ sinh và hình thành việc nhịn đại tiện. Chính vì thế sẽ khiến cho tình trạng táo bón ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Tình trạng trẻ ăn dặm không đi ngoài, táo bón dễ làm ống hậu môn giãn nở. Có trường hợp trẻ thường xuyên bị chảy máu hậu môn sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu.

Có thể bị trĩ 

Trẻ có nguy cơ bị bệnh trĩ khi táo bón lâu ngày bởi thường xuyên phải rặn khi đi đại tiện. Ngoài ra, táo bón còn gây nguy hiểm đến một số bệnh như làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý rò hậu môn, xuất huyết đại tràng, rò hậu môn, viêm ống hậu môn trực tràng và tắc ruột…

Cách phòng tránh táo bón ở trẻ 

Việc trẻ ăn dặm không đi ngoài sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé. Thế nên ba mẹ cần phải có những cách phòng tránh hiện tượng táo bón cho trẻ.

Cách phòng tránh táo bón ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Nên tránh cho bé ăn thực phẩm gì? 

Trước tiên ba mẹ cần phải hạn chế cho con ăn những thực phẩm khó tiêu hoá để đảm bảo cơ thể dễ dàng hấp thu. Dưới đây là một số gợi ý cho ba mẹ tham khảo và tránh cho con mình.

Tránh cho bé ăn bột sợi

Hãy hạn chế và tốt nhất là không cho bé ăn bột có chất xơ như Metamucil TM hoặc bột protein có chứa chất xơ. Bởi những thực phẩm này không dành cho trẻ nhỏ và chúng cũng có thể khiến cho con bạn ăn quá no và không còn muốn ăn thêm một món ăn nào khác.

Tránh cho bé sử dụng men vi sinh

Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tiêu hóa Nhi khoa, Gan mật và nhiều tổ chức dinh dưỡng khác cho rằng, trẻ em sơ sinh và trẻ nhỏ không nên sử dụng men vi sinh để điều trị táo bón. Vậy nên ba mẹ cần lưu ý điều này và hạn chế sử dụng.

Tránh cho bé dùng thuốc nhuận tràng 

Ba mẹ không nên cho bé uống thuốc nhuận tràng. (Ảnh: sưu tầm internet)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cha mẹ cần phải đến gặp các bác sĩ trước khi thử bất cứ phương pháp điều trị không kê đơn cho con. Hệ tiêu hoá của trẻ em vẫn đang hoàn thiện và có độ nhạy cảm hơn so với hệ tiêu hoá của người lớn.

Do đó, một số loại thuốc nhuận tràng là biện pháp khắc phục có thể gây hại cho em bé của bạn nếu như không sử dụng đúng cách. Hãy thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Ba mẹ nên nghĩ rằng việc phòng ngừa táo bón dễ hơn việc điều trị bệnh. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, trong độ tuổi ăn dặm để có thể cải thiện được vị giác, kích thích bé ăn ngon miệng và cân nặng đúng chuẩn, tăng cường sức đề kháng cho bé, ba mẹ cần phải bổ sung thêm các vi chất cần thiết như kẽm, selen, crom, vitamin B1, B6, gừng, vitamin C.

Nên bổ sung những gì để bé không bị táo bón?

Một chế độ ăn uống lành mạnh, thay đổi dinh dưỡng để cung cấp cho trẻ ăn dặm là điều ba mẹ cần làm giúp phòng ngừa trẻ ăn dặm không đi ngoài. Theo đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo một số thực phẩm có thể hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé tốt nhất đó là:

Bổ sung sắt

Những thực phẩm mà ba mẹ bổ sung hằng ngày cho trẻ nên là những thực phẩm giàu sắt. Đây là một trong những dinh dưỡng quan trọng và chính là lý do cần đầu tư, bổ sung thức ăn đặc cho trẻ khoảng 6 tháng tuổi. Nếu như bạn cho trẻ ăn ngũ cốc giàu chất sắt bạn sẽ thấy bé hay bị táo bón, vì thế thay vì ăn ngũ cốc hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt gồm có thịt, cá, trứng, bơ hạt và nhiều loại đậu,...

Nếu như con bạn đang sử dụng chất bổ sung sắt hãy nói chuyện với các bác sĩ về khả năng giảm liều và nhớ hãy thảo luận về những ưu và nhược điểm của việc bổ sung các viên uống. Tốt nhất là trẻ nhỏ không nên bổ sung các loại thực phẩm chức năng quá sớm.

Bổ sung canxi 

Canxi là một hợp chất quan trọng đối với sự phát triển của bé, ngoài việc hỗ trợ phát triển chiều cao, răng cho bé, canxi cũng có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé. Do đó, hãy bổ sung các thực phẩm giàu canxi cho trẻ như tôm, cua, sữa, sữa chua, trứng,...

Bổ sung vitamin 

Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt và canxi, bổ sung vitamin giúp bé phát triển toàn diện và cải thiện hệ tiêu hoá tốt hơn. Ba mẹ nên cung cấp trong khẩu phần ăn của trẻ như trái cây, rau xanh. Nhiều loại trái cây giàu vitamin C như cam sẽ giúp hấp thu sắt tốt nhất. Hơn thế, rau xanh cùng với trái cây cũng có hàm lượng chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng trẻ ăn dặm không đi ngoài khá hiệu quả.

Bổ sung đủ nước

Bổ sung nước gồm có nước lọc, sữa tươi và các loại trái cây sẽ giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, khi trẻ uống nước sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hoá, nên cho trẻ uống sữa, uống nước trong các bữa ăn. Bạn có thể cho trẻ ăn dặm kết hợp với sữa công thức hoặc uống nước để hạn chế táo bón.

Bổ sung đầy đủ chất xơ 

Bổ sung chất xơ trong hàm lượng dinh dưỡng của bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Chất xơ có vai trò quan trọng giúp hình thành nên phân trong đường tiêu hoá. Như các dưỡng chất khác, bổ sung hàm lượng chất xơ là một điều tuyệt vời giúp cải thiện hệ tiêu hoá. Ngoài trái cây và rau, các nguồn chất xơ khác gồm có các loại hạt xay, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như đậu nấu chín hay bánh mì rất tốt cho sức khỏe.

Những thực phẩm này đều là nguồn thực phẩm tuyệt vời không chỉ có chất xơ mà còn có thể tạo ra một chế độ ăn uống đa dạng đáp ứng được khẩu vị của bé, giàu dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Pha sữa cho bé đúng tỷ lệ

Việc pha sữa đúng tỷ lệ và đúng hướng dẫn là vô cùng quan trọng để đảm bảo được dinh dưỡng cho trẻ. Hơn nữa, pha sữa đúng công thức sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng táo bón.

Mát xa bụng cho bé mỗi ngày

Hãy tập động tác massage vùng bụng để giúp trẻ thư giãn mà còn có thể cải thiện được tình trạng táo bón. Để có thể  massage, mẹ sẽ dùng hai tay xoa tản từ bụng đều ra hai bên mép bụng theo chiều từ ngực xuống. Sau đó, lần lượt dùng một ngón tay nhẹ nhàng vòng quanh và bung toàn bộ lòng bàn tay rồi ấn nhẹ xuống bụng. Hoạt động này sẽ giúp cho hơi ấm từ tay của mẹ sẽ đảm bảo cảm giác dễ chịu và kích thích ruột hoạt động tốt hơn.

Tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày cho bé 

Mặc dù đi tiểu tiện, đại tiện là nhu cầu tự nhiên của trẻ nhưng hoàn toàn  giúp trẻ hình thành thói quen đi vệ sinh hằng ngày và đúng giờ. Thời điểm tốt nhất là ba mẹ nên cho con đi ị vào mỗi buổi sáng sau khi trẻ thức dậy.

Xem thêm: Chế độ ăn dặm cho bé sinh non: khi nào nên bắt đầu?

Thông tin bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân của trẻ ăn dặm không đi ngoài và cách phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng ba mẹ sẽ áp dụng thành công để chăm sóc sức khỏe con yêu tốt nhất mỗi ngày.

What to Do When Baby Won’t Eat Solids: 7 Simple Steps - truy cập ngày 25/7/2022

https://yourkidstable.com/baby-wont-eat-solids/ 

Is your baby not eating solid foods? Here’s what could be going on - truy cập ngày 25/7/2022

https://www.newfolks.com/inspiration/baby-refusing-solid-foods/ 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!