zalo
Chế độ ăn dặm cho bé sinh non: khi nào nên bắt đầu?
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Chế độ ăn dặm cho bé sinh non: khi nào nên bắt đầu?

Lê Hương
Lê Hương

25/07/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Chọn thời điểm cho trẻ ăn dặm thích hợp đôi khi khiến không ít cha mẹ băn khoăn, đặc biệt là ở những bé sinh non. Tuy nhiên, cần phải thiết lập chế độ ăn dặm cho bé sinh non tích cực hơn và đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để trẻ có thể phát triển tốt như những bạn đồng trang lứa. Vậy khi nào nên cho trẻ sinh non ăn dặm và chế độ ăn thích hợp như thế nào?

Monkey Math
Monkey Junior
Tiếng Anh cho mọi trẻ em
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Khởi đầu tốt nhất cho con bắt đầu học tiếng Anh. Con học càng sớm càng có lợi thế.
  • Tích lũy 1000+ từ vựng mỗi năm và 6000 mẫu câu tiếng Anh trước 10 tuổi.
  • Linh hoạt sử dụng trên nhiều thiết bị.
Monkey Math
Monkey Stories
Giỏi tiếng anh trước tuổi lên 10
Giá chỉ từ
699.000 VNĐ
1199.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Thành thạo các kỹ năng tiếng Anh ngay trước 10 tuổi với hơn 1000 đầu truyện, hơn 100 bài học, 300+ sách nói. Nội dung thêm mới mỗi tuần.
  • Hơn 1.000 đầu truyện, hơn 300 bài học, gần 300 sách nói - thêm mới mỗi tuần.
  • Phát âm chuẩn ngay từ đầu nhờ Monkey Phonics - giúp đánh vần tiếng Anh dễ như tiếng Việt.
Monkey Math
Monkey Math
Học toán
Giá chỉ từ
499.000 VNĐ
832.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Tự tin nắm vững môn toán theo Chương trình GDPT mới.
  • Bổ trợ kĩ năng tiếng Anh bên cạnh Toán.
  • Tạo nhiều hồ sơ để cùng học trên 1 tài khoản duy nhất, đồng bộ tiến độ học trên tất cả các thiết bị.
Monkey Math
VMonkey
Học tiếng việt
Giá chỉ từ
399.000 VNĐ
665.000 VNĐ
discount
Save
40%
Xem đặc điểm nổi bật
Đặc điểm nổi bật
  • Đánh vần chuẩn nhờ học phần Học Vần - cập nhật theo chương trình mới nhất của Bộ GD&ĐT.
  • Đọc - hiểu, chính tả tiếng Việt dễ dàng và nhẹ nhàng hơn ngay tại nhà.
  • Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc (EQ) nhờ hơn 450 câu chuyện thuộc 11 chủ đề, nhiều thể loại truyện.

Thời điểm nên cho trẻ sinh non ăn dặm?

Thời điểm tập cho trẻ sinh non ăn dặm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trẻ sinh non rất khác so với những em bé đủ tháng về nhu cầu dinh dưỡng và các hướng dẫn dinh dưỡng hiện nay chỉ chủ yếu tập trung cho việc ăn dặm của những bé đủ tháng. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không giống với trẻ sinh non bởi nguy cơ dị ứng rất cao nếu cho trẻ ăn trước khi hệ tiêu hoá sẵn sàng. Ngược lại, cho trẻ ăn quá muộn khiến trẻ miễn cưỡng chấp nhận thực phẩm mới.

Bên cạnh đó, trẻ có thể sẽ đối diện với rủi ro thiếu sắt, thiếu máu bởi nguồn dự trữ chất sắt sắp cạn kiệt trong khi lượng sắt có trong sữa mẹ lại rất thấp. Như vậy, dựa vào một số các bằng chứng có sẵn, chế độ ăn dặm cho bé sinh non nên được bắt đầu khi trẻ đủ 4 tháng tuổi, là thời điểm tính từ ngày dự sinh và thời hạn muộn nhất là khi trẻ 7 tháng tuổi.

Theo nguyên tắc chung, hầu hết trẻ sinh non khỏe mạnh sẽ sẵn sàng để bắt đầu chế độ ăn các thực phẩm chất rắn được khi đủ từ 5 - 7 tháng tuổi. Về thời điểm chính xác của khoảng thời gian giữa 2 tháng này sẽ phụ thuộc vào tuổi thai của bé cũng như khả năng phát triển thể chất, đặc biệt là khi trẻ có một số các dấu hiệu ăn dặm cụ thể như sau:

  • Trẻ có thể ngồi vững với một lực hỗ trợ rất nhỏ từ đùi của người lớn hay trên chiếc ghế ca.

  • Trẻ có thể giữ đầu của mình ở một vị trí ổn định và cân bằng.

  • Trẻ thường có động tác đưa tay cầm đồ chơi cho vào miệng hoặc ngậm tay vào miệng.

  • Trẻ hướng mắt và đầu rồi mở miệng nghiêng về phía cái thìa có chứa thức ăn.

Trẻ sinh non cần bổ sung dưỡng chất gì?

Các dưỡng chất trẻ sinh non nên bổ sung. (Ảnh: sưu tầm internet)

Như đã nói, cơ thế trẻ có một lượng sắt dự trữ nhất định và tới tháng tuổi thứ 4 đã dần cạn kiệt mà sữa mẹ lại không đủ cung cấp. Do đó, chế độ ăn dặm cho bé sinh non cần phải được sắp xếp sao cho có chứa những dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, kẽm và Vitamin để có thể phát triển thể chất và trí tuệ bình thường như các bạn đồng trang lứa.

Bổ sung Canxi cho chế độ ăn dặm của những bé sinh non

Hàm lượng Canxi, Photpho trong sữa mẹ ở những trẻ sinh non rất ít và dù đủ sữa cho trẻ bú thì lượng Canxi hấp thụ vào cũng chỉ chiếm được từ 1/3 - 1/2 trong thời kỳ cuối của thai nhi. Trong khi đó, lượng tích lũy sắt và Photpho cuối thai kỳ lại chiếm 80% tổng lượng tích lũy cùng với các dịch tiết Acid không đủ, lượng khiến trẻ có thai thiếu tháng càng nhỏ hơn và dễ bị thiếu chất.

Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh còi xương do thiếu Canxi, cha mẹ cần bổ sung thêm dưỡng chất này vào trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ sinh non với những thực phẩm giàu Canxi như cá hồi, gan bò, lòng đỏ trứng, sữa vi chất,... Ngoài ra, cha mẹ còn có thể cho bé tắm nắng để hấp thụ Vitamin D giúp tăng cường khả năng hấp thu Canxi cho cơ thể.

Bổ sung sắt vào chế độ ăn dặm cho bé sinh non

Bổ sung dưỡng chất sắt cho trẻ sinh non. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tương tự như Canxi, lượng sắt trong nguồn sữa mẹ rất thấp nên không thể cung cấp và giúp trẻ duy trì tốc độ phát triển bình thường. Thông thường, việc tái hấp thụ sắt sẽ diễn ra khi bào thai gần đủ tháng nên những trẻ sinh thiếu tháng thường sẽ có lượng dự trữ sắt cần thiết không đủ. 

Đối với mẹ, cần bổ sung thêm sắt nguyên tố để tăng thêm hàm lượng dưỡng chất có trong nguồn sữa của mình. Ngoài ra, sắt cần được bổ sung vào chế độ ăn dặm cho bé sinh non bằng những thực phẩm giàu sắt như thịt bò, trứng, đậu,...

Bổ sung kẽm cho trẻ sinh thiếu tháng

Đối với những trẻ đã sinh đủ tháng, hàm lượng kẽm dự trữ trong máu cao nên khả năng thiếu kẽm thường sẽ rất thấp. Còn đối với những trẻ sinh thiếu tháng do bào thai chưa đủ tuổi lại có nguồn kẽm dự trữ thấp và nguồn sữa mẹ cũng chưa đủ để có thể đáp ứng được nhu cầu hấp thụ kẽm nhằm tăng trưởng một cách bình thường.

Bổ sung kẽm đầy đủ cho trẻ giúp tăng khả năng hấp thụ Vitamin và đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương hoặc các vùng da bị tổn thương hơn. Có rất nhiều cách để mẹ bổ sung dưỡng chất này cho chế độ ăn dặm của bé bằng cách sử dụng những thực phẩm như tôm, cua, thịt, trứng, cá, các loại quả giàu Vitamin C hoặc các loại hạt đậu, đặc biệt là đậu nành,...

Bổ sung Vitamin vào chế độ ăn dặm cho bé sinh non

Bổ sung các loại vitamin vào thực đơn ăn dặm của trẻ sinh non. (Ảnh: sưu tầm internet)

Hàm lượng Vitamin C, B, E và Axit Folic có trong nguồn sữa mẹ không đủ và nếu tốc độ tăng trưởng của trẻ sinh thiếu tháng nhanh thì nhu cầu Vitamin này là tương đối lớn. Nếu sữa mẹ không thể đáp ứng được nhu cầu của trẻ sinh non một cách hoàn toàn với các nguyên tố vi lượng và Vitamin này thì cần phải bổ sung bên ngoài một cách thích hợp.

Mẹ có thể giúp bé hấp thụ các loại Vitamin bằng những cách sau:

  • Vitamin D: Nguồn cung cấp lớn nhất chính là ánh nắng buổi sáng và không nên cho bé tắm nắng quá lâu, đặc biệt không được để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng vì nguy cơ bị bỏng da rất cao.

  • Vitamin A: Nguồn cấp Vitamin A chủ yếu được lấy từ các thực phẩm như chế biến của sữa, cà rốt, rau xanh đậm, khoai lang, bắp cải, bông cải xanh,...

  • Vitamin C: Mẹ có thể bổ sung Vitamin C vào chế độ ăn dặm cho bé sinh non với các thực phẩm như cà chua, bông cải xanh, dâu tây, cam, kiwi,...

  • Vitamin B: Một số thực phẩm chứa Vitamin B có thể bổ sung cho bé bao gồm gạo lứt, rau cải lá xanh, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, thận,...

3. Một số loại thực phẩm nên cho trẻ sinh non ăn dặm

Một số thực phẩm nên cho trẻ sinh non ăn dặm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Hàm lượng các chất dự trữ trong cơ thể của trẻ sinh non thường sẽ không được duy trì lâu bởi các chất chủ yếu được tích trữ trong thời kỳ những tháng cuối thai kỳ. Do đó, việc bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng bình thường của trẻ là điều vô cùng cần thiết. Mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm sau đây cho chế độ ăn dặm cho bé sinh non.

  • Ưu tiên cho bé ăn dặm bằng các loại ngũ cốc và tăng cường chất sắt như bột yến mạch, bột lúa mạch, gạo trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ. Các loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, lại ít gây dị ứng nên rất kích hợp cho bé có thể ăn dặm. Đồng thời, hệ tiêu hoá của bé sẽ được kích thích hoạt động hiệu quả và tăng trưởng chiều cao tối đa,...

  • Một số loại trái cây, rau, củ quả sẽ giúp bổ sung các loại Vitamin A, B, C,... cùng chất sắt, kẽm giúp bé hạn chế nguy cơ còi xương, đồng thời giúp trẻ phát triển cơ thể một cách bình thường.

  • Xay nhuyễn thịt, cá, gà, trứng và đậu cho bé ăn dặm sẽ giúp trẻ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng một cách bình thường như các bạn đồng trang lứa khác. 

  • Bổ sung các loại trái cây chứa nhiều Vitamin và khoáng chất như chuối, bơ, dâu tây, kiwi,... vào chế độ ăn dặm cho bé sinh non.

  • Các loại sữa chua, bánh mì mềm, phô mai, cháo mịn giúp cung cấp dưỡng chất và hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ.

4. Những vấn đề khi cho trẻ ăn dặm và cách xử lý

Một số vấn đề khi cho trẻ ăn dặm. (Ảnh: sưu tầm internet)

Việc ăn dặm cho trẻ không đơn giản bởi không phải bé nào cũng hợp tác ngay từ ban đầu. Đôi khi, bé sẽ cảm thấy không hợp khẩu vị và từ chối bằng việc quấy khóc, mím môi,... Dưới đây là một số tình huống hay gặp cùng hướng dẫn mẹ cách xử lý giúp bé ăn dặm hiệu quả nhất.

Trẻ từ chối chế độ ăn dặm cho bé sinh non

Khi trẻ không chấp nhận ăn các món ăn đặc hơn thay vì sữa mẹ thì không nên cố gắng ép buộc trẻ. Đôi khi trẻ còn từ chối thức ăn với nhiều lý do khác nhau như quấy khóc, mệt mỏi hay buồn ngủ. Thời gian ăn dặm không nên kéo dài quá 30 phút và nếu quá lâu sẽ khiến bé trở nên càng chán nản hơn, tiếp tục từ chối vào lần tiếp theo. 

Nếu trẻ ngậm miệng, không muốn ăn, mẹ cần dành thời gian để bé làm quen dần bởi có thể bé ngửi thấy mùi thức ăn không hợp. Mẹ có thể thay đổi thức ăn để bé cảm thấy thích thú hơn với mùi vị và bắt đầu làm quen với quá trình ăn dặm trong tháng tuổi thích hợp.

Trẻ không chấp nhận thay đổi kết cấu của thức ăn

Một số trẻ sinh non sẽ gặp khó khăn trong việc chấp nhận thức ăn mịn, lại chuyển qua ăn thức ăn lợn cợn hoặc vón cục, đặc biệt là đối với những bé đã qua thời gian dài ăn qua ống. Trong trường hợp này, mẹ cần kiên nhẫn sử dụng các loại thực phẩm với kết cấu đặc tăng dần lên như chuối hoặc bơ xay để bé có thể làm quen dần và không từ chối ăn dặm nữa.

Có một cách rất hay được nhiều mẹ áp dụng, chính là cho bé tự ăn bằng cách bốc thức ăn và cho vào miệng như cách ngậm, mút đồ chơi. Đây còn gọi là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và khi đó sẽ giúp trẻ bớt miễn cưỡng hơn bởi trẻ có quyền chủ động trong việc kiểm soát đồ ăn vào miệng. 

Một số loại thực phẩm phù hợp để bé có thể tự mình thử sức với việc ăn dặm là một số các loại quả chín và đã gọt vỏ, có cấu trúc mềm như lê, dưa hấu, chuối,... Ngoài ra, các loại rau củ đã được luộc chín kỹ như bí, cà rốt, bông cải xanh cũng rất thích hợp cho bé tự ăn dặm. 

Bé không cảm thấy đói khi đến giờ ăn dặm

Theo nhu cầu sinh học, cảm giác đói bụng sẽ thúc giục trẻ ăn ngoan hơn. Nếu đến giờ ăn mà bé vẫn thờ ơ rồi ngoảnh mặt quay đi với những muỗng cháo của mẹ thì có thể là do bé không cảm thấy đói. Đối với trường hợp này, mẹ cần xem xét lại thời gian biểu ăn uống của bé đã thực sự hợp lý chưa và tuyệt đối không nên cho bé bú sữa hoặc ăn vặt trước khi bắt đầu bữa chính.

Trẻ ăn quá ít so với lượng thức ăn thường ngày

Bé ăn ít hơn so với lượng thức ăn hằng ngày. (Ảnh: sưu tầm internet)

Trong hầu hết trường hợp, trẻ sinh non vẫn khỏe mạnh và sẽ vẫn có phản xạ thèm ăn khi bị đói. Tuy nhiên, việc ăn một loại thức ăn quá thường xuyên hoặc bị ép ăn thêm khiến bị cảm thấy chán ăn và chỉ ăn một ít. Nếu trẻ ăn quá ít so với lượng thức ăn đúng yêu cầu thông thường, mẹ cần xem lại cách tập ăn dặm cho bé đã đúng cách chưa và thay vì buộc trẻ phải uống thêm sữa. 

Một điều quan trọng là mẹ cần cung cấp đa dạng những loại thực phẩm khác nhau để có thể đảm bảo thực hiện chế độ ăn dặm cho bé sinh non một cách hiệu quả. Đồng thời, mẹ cần tham khảo hướng dẫn và kinh nghiệm từ những bà mẹ khác hoặc những chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ nhi khoa để có thể cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng. 

Trẻ thể hiện tâm lý chán ăn và từ chối ăn dặm

Bữa ăn kéo dài trong thời gian quá lâu khiến thực phẩm bị nguội lạnh mà mẹ vẫn ép ăn thêm cho dù đã thấy no hay mẹ đã dùng mọi hoạt động xung quanh gây xao nhãng,... Đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bé không tha thiết và thể hiện tâm lý chán ăn uống.

Mẹ hãy cho bé ngồi trên ghế ăn dặm một cách nghiêm chỉnh để tăng sự tập trung hoặc có thể cho ngồi cùng gia đình để quan sát và học tập cách ăn uống của người lớn. Mẹ không nên ép bé ăn nhiều hay nhồi nhét vào bụng những món bé không thích bởi điều này sẽ chỉ gây tâm lý sợ hãi và chán ăn thêm. Đồng thời, việc thay đổi hương vị món ăn cũng sẽ giúp bé có cảm giác hứng thú hơn.

Trẻ bị dị ứng với thức ăn trong chế độ ăn dặm

Trẻ sinh non có nguy cơ bị dị ứng với các loại thức ăn lớn hơn so với các bé sinh đủ tháng. Tuy nhiên, đây không phải lý nguyên nhân làm trì hoãn hoặc hạn chế quá trình tập ăn dặm đối với trẻ sinh non. Trên thực tế, việc tập ăn dặm cho trẻ với đa dạng các loại thực phẩm ngay từ đầu chính là một trong những phương thức tốt nhất để có thể giảm đi nguy cơ dị ứng về sau.

Bên cạnh đó, mẹ còn phải cho bé bổ sung thêm các vi khoáng thiết yếu như Vitamin B1, Selen, Crom, Kẽm,... với các thực phẩm chế biến hoặc các thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dưỡng chất của trẻ. Việc này sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, cải thiện tình trạng biếng ăn và giúp trẻ ăn một cách ngon miệng. 

Xem thêm: 7+ món ăn dặm ngô ngọt chuyên gia gợi ý

Như vậy, các mẹ đã được chia sẻ các dưỡng chất cùng thực phẩm thiết yếu cần được bổ sung vào chế độ ăn dặm cho bé sinh non. Các mẹ đừng quên áp dụng và xử lý những tình huống bé từ chối ăn dặm để có thể giúp bé làm quen với việc thay đổi thức ăn một cách hiệu quả nhất nhé. 

Weaning your premature baby - truy cập ngày 25/7/2022

https://www2.hse.ie/babies-children/weaning-eating/weaning/premature-baby/ 

Weaning Premature Babies – discover the really important factors you need to know - truy cập ngày 25/7/2022

 

https://childrensnutrition.co.uk/full-blog/weaning-premature-babies/ 

 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan

Trẻ em cần được trao cơ hội để có thể học tập và phát triển tốt hơn. Giúp con khai phá tiềm năng tư duy và ngôn ngữ ngay hôm nay.

Nhận tư vấn Monkey

Mua nhiều hơn, tiết kiệm lớn với Monkey Junior! Ưu đãi lên tới 50% khi mua combo 2, 3, 4 sản phẩm!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online

promotion 1
promotion 2
promotion 3

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI NGAY!

* Áp dụng giảm thêm 5% và nhận quà tặng kèm khi thanh toán online