zalo
Top 10 bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

Top 10 bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh

Lê Hương
Lê Hương

23/10/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Thời tiết thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển gây ra nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong đó trẻ em với sức đề kháng còn chưa hoàn thiện là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Bài viết dưới đây của Monkey sẽ gửi đến các bậc cha mẹ thông tin về 10 bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ nhất. Cha mẹ nên tìm hiểu kỹ để biết các điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả.

Bệnh giao mùa là bệnh gì?

Vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh, từ trời nắng sang trời mưa một cách đột ngột sẽ khiến các loại virus, vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị chúng tấn công, đặc biệt là ở trẻ em và người già – những người có sức đề kháng kém hơn.

Tổ chức Y Tế thế giới WHO đã thống kê có mỗi năm nước ta có hơn 10 triệu trẻ em tử vong bởi cách bệnh liên quan đến nhiễm trùng hô hấp, các bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế nhưng gia đình có trẻ nhỏ cha mẹ cần trang bị các kiến thức liên quan đến những bệnh lý về đường hô hấp. Để từ đó biết cách điều trị hiệu quả, tránh được những biến chứng không mong muốn đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bệnh giao mùa là bệnh gì? (Ảnh: sưu tầm internet)

Top 10 bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ 

Dưới đây là top 10 bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ. 

Sốt xuất huyết

Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế, năm 2022 là thời điểm quay lại chu kỳ 5 năm/lần bùng phát dịch sốt xuất huyết. Đây là bệnh lý ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và ở thời điểm giao mùa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong.

  •  Biểu hiện: Sốt cao kéo dài có thể lên đến 40 độ C, phát ban, đau đầu, nổi mẩn khắp người. Biểu hiện nặng bao gồm: buồn nôn, nôn ra máu, đau bụng, tay chân lạnh…

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

  • Phương pháp điều trị: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này. Vì thế khi phát hiện ra trẻ có những triệu chứng của bệnh cần đưa đến các cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Phòng ngừa: Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đặc biệt là những khu vực ẩm thấp, có nước đọng. Cho trẻ nằm ngủ trong màn, mặc quần áo dài tay và bôi thuốc chống muỗi.

Bệnh sốt xuất huyết thường gặp khi giao mùa. (Ảnh: sưu tầm internet)

Dị ứng da 

Bệnh viêm da có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lúc này làn da của trẻ mỏng manh nên dễ bị tấn công bởi vius, vi khuẩn. Bệnh thường tiến triển nặng hơn vào mùa thu đông, thời tiết hanh khô. Đa phần bệnh sẽ chấm dứt khi trẻ được 5 tuổi.

  • Biểu hiện: Trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, phù nề… Trường hợp nặng trẻ có thể chán ăn, ho sốt, sút cân.

  • Mức độ nguy hiểm: Không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

  • Phương pháp điều trị: Đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Phòng ngừa: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nơi ở, đô chơi của trẻ. Khi đi ra ngoài cần che chắn cẩn thận, sử dụng kem dưỡng ẩm lành tính, bổ sung dinh dưỡng tăng sức đề kháng…

Tay chân miệng 

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan nhanh ở trẻ. Thời điểm giao mùa là lúc bệnh khởi phát mạnh mẽ nhất nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Biểu hiện: Trẻ xuất hiện các nốt phỏng nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, loét niêm mạc miệng. Biểu hiện nặng bao gồm: khó thở, co giật, nôn trớ… Khi không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như viêm phổi, viêm cơ tim, viên não…

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể khiến trẻ tử vong.

  • Phương pháp điều trị: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng. Khi mắc bệnh, trẻ sẽ được điều trị để làm giảm nguy cơ gây biến chứng.

  • Phòng ngừa: Rửa tay bằng xà phòng khi đi ra ngoài về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bệnh sởi

Bệnh sởi chủ yếu xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi. Những trẻ em chưa được tiêm phòng đầy đủ, trẻ sinh sống ở khu vực vùng sâu, vùng xa thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn những trẻ khác.

  • Biểu hiện: Ho, sốt, phát ban, sổ mũi, viêm kết mạc… là các triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi bị sởi. Khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như: Viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, loét giác mạc mắt…

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng khó dẫn đến tử vong.

  • Phương pháp điều trị: Bổ sung nước và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cho trẻ. Vệ sinh răng miệng hàng ngày và để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng. Khi có các biểu hiện nặng như ho nhiều, khó thở, sốt cao khi các nốt ban đã lặn… cần cho trẻ thăm khám ngay.

  • Phòng ngừa: Cho trẻ tiêm chủng đúng lịch và đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Bệnh cảm cúm 

Cúm là một trong những bệnh giao mùa thường gặp nhất ở nước ta. Không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cũng có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Đặc biệt với những trẻ dưới 2 tuổi khi bị cúm không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Biểu hiện: Người nóng, đau họng, ho… khá giống với triệu chứng của cảm lạnh. Sau khoảng 2 ngày từ khi nhiễm bệnh sẽ có các biểu hiện cụ thể hơn như: sốt, ớn lạnh, chóng mặt, đau cơ, nôn mửa, tiêu chảy, đau tai…

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Phương pháp điều trị: Thăm khám để được điều trị phù hợp. Kết hợp bù nước, nghỉ ngơi, ăn uống đủ dinh dưỡng.

  • Phòng ngừa: Tiêm vắc xin cúm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên, người lớn trong gia đình cũng nên tiêm vắc xin để tránh lây nhiễm chéo. Kết hợp rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

Bệnh cảm cúm khi giao mùa. (Ảnh: sưu tầm internet)

Hen suyễn

Hen suyễn là bệnh lý mãn tính và thường ít gặp hơn những loại bệnh khác khi vào thời điểm giao mùa. Mỗi năm nước ta có khoảng 10% trẻ em mắc bệnh lý này, nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

  • Biểu hiện: Xuất hiện các cơn ho kéo dài, khò khè trong họng. Vào ban đêm và khi trời gần sáng là thời điểm trẻ ho dữ dội nhất; các cơn ho kéo dài có thể khiến trẻ khó thở.

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể nguy hiểm đến tính mạng.

  • Phương pháp điều trị: Chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Khi được thăm khám, bác sĩ sẽ hỗ trợ làm giảm các cơn ho hen và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

  • Phòng ngừa: Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, luôn giữ ấm cơ thể trẻ trong thời điểm giao mùa, lên chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và đặc biệt đảm bảo môi trường sống của trẻ không ô nhiễm, khói thuốc lá…

Nhiễm trùng hô hấp 

Có thể nói đây là một trong những bệnh giao mùa khiến trẻ tử vong hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới. Chính vì thế các bậc phụ huynh phải thật cẩn trọng khi con trẻ có những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng hô hấp.

  • Biểu hiện: Trẻ sốt cao, nhịp thở nhanh, môi tím tái, bỏ ăn, bỏ bú, ho, nôn trớ, đi phân lỏng, khó thở…

  • Mức độ nguy hiểm:  Có thể gây tử vong ở trẻ

  • Phương pháp điều trị: Khi có các biểu hiện của bệnh trẻ phải được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị nhằm giảm thiểu các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.

  • Phòng ngừa: Tiêm chủng vắc xin đúng liều và đúng lịch, có chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

Viêm phổi

Với trẻ em dưới 5 tuổi khi mắc viêm phổi rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Việt Nam là quốc gia nằm trong top đầu có số lượng trẻ tử vong vì viêm phổi; do vậy các bậc phụ huynh không được chủ quan khi con em mình mắc bệnh lý này.

  • Biểu hiện: Thở nhanh là biểu hiện dễ nhận thấy nhất, tiếp đến trẻ sẽ cảm thấy nghẹt mũi, nôn ói, đau bụng, ho sốt…

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể khiến trẻ  tử vong.

  • Phương pháp điều trị: Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể kê thuốc và hướng dẫn phụ huynh chăm sóc trẻ tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ có các triệu chứng nặng như: Sốt cao không hạ, bỏ ăn, thở nhanh… thì cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.

  • Phòng ngừa: Lên chế độ ăn uống đủ dưỡng chất và sinh hoạt phù hợp, cho trẻ tiêm chủng đúng lịch.

Bệnh viêm phổi ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Quai bị

Bệnh quai bị thường gặp nhiều ở trẻ e dưới 15 tuổi và chưa có thuốc đặc trị. Thời tiết giao mùa sang đông, trời chuyển lạnh, những khu vực tập thể như ký túc xá, nhà trẻ… là những tác nhân có thể làm lây lan bệnh nhanh hơn.

  • Biểu hiện: Trong giai đoạn ủ bệnh sẽ không có triệu chứng nào rõ rệt. Ở giai đoạn khởi phát trẻ dễ sốt cao, chán ăn, mệt mỏi, đau họng, tuyến mang thai to…

  • Mức độ nguy hiểm: Gây nguy hiểm, đặc biệt có thể gây vô sinh

  • Phương pháp điều trị: Hiện chưa có thuốc đặc trị bệnh quai bị. Khi bị bệnh trẻ cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa để làm giảm triệu chứng, tránh các biến chứng nguy hiểm.

  • Phòng ngừa: Tiêm vắc xin phòng bệnh đủ và đúng thời gian theo lịch tiêm chủng.

Bệnh quai bị ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Sốt phát ban

Là bệnh giao mùa khá phổ biến ở nước ta và thường không gây nguy hiểm. Chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra trẻ có thể khỏi bệnh sau vài ngày. Tuy không quá nguy hiểm nhưng sốt phát ban trong một vài trường hợp có thể trở thành dịch.

  • Biểu hiện: sốt cao, bề mặt da nổi nhiều nốt đỏ, sưng mí mắt, bỏ ăn, tiêu chảy…

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Phương pháp điều trị: Thông thường bác sĩ sẽ thăm khám và hướng dẫn phụ huynh điều trị, chăm sóc trẻ tại nhà. Với những trường hợp nặng cần nhập viện để theo dõi và xử lý kịp thời.

  • Phòng ngừa: Rửa tay hàng ngày cho trẻ để ngăn ngừa virus, tránh xa nguồn lây bệnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ. (Ảnh: sưu tầm internet)

Tiêu chảy

Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 1.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. Đây là một trong những bệnh giao mùa rất nguy hiểm mà các bậc phụ huynh không nên chủ quan

  • Biểu hiện: Sốt, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng là các triệu chứng thấy rõ nhất

  • Mức độ nguy hiểm: Có thể gây tử vong ở trẻ.

  • Phương pháp điều trị: Các triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ bị mất nước, vì thế cần đưa trẻ đi khám ngay để được hướng dẫn điều trị bù nước, dùng kháng sinh, điện giải… Tuỳ vào tình trạng bệnh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau.

  • Phòng ngừa: cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy, đảm bảo chỉ sử dụng nguồn nước sạch, ăn chín uống sôi.

5+ nguyên tắc chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

Hầu hết các bệnh giao mùa ở trẻ đều diễn biến lành tính và ít gây ra biến chứng khi được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vì thế, trong thời tiết giao mùa tiềm ẩn nhiều rủi ro, các bậc phụ huynh khi chăm sóc bé yêu cần ghi nhớ một số điều dưới đây:

  • Tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo mà Bộ Y tế đưa ra. Đặc biệt các bệnh giao mùa phần lớn liên quan đến đường hô hấp, do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm các mũi quan trọng như cúm, rota, phế cầu… cho con.

  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học đủ các nhóm dưỡng chất, đặc biệt là sắt, kẽm và các loại vitamin. Ưu tiên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, nước ép hoa quả, các loại thịt, cá, trứng… giàu dinh dưỡng.

  • Tăng cường thể dục, thể thao cho bé: Khi được vận động trẻ sẽ nâng cao hệ miễn dịch để chống chọi tốt hơn với sự thay đổi của thời tiết.

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt khi giao mùa: giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân đúng cách, hạn chế tiếp xúc động vật

  • Giữ không gian ở sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên quét dọn và giặt chăn màn của bé.  Điều này sẽ giúp loại bỏ được các loại vi khuẩn gây bệnh hiệu quả.

  • Điều trị bệnh đúng phương pháp: Mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước cho trẻ nếu có biểu hiện sốt. Những trường hợp nặng hơn như sốt cao, ho kéo dài, đi ngoài lỏng, nôn ói… cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay để khám chữa kịp thời.

Nguyên tắc chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa ba mẹ nên biết. (Ảnh: sưu tầm internet)

Xem thêm: Đề phòng nguy cơ nhiễm bệnh và điều trị trẻ 9 tháng tuổi bị cảm cúm

Bệnh giao mùa sẽ không còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ khi bạn tích lũy đủ kiến thức điều trị, phòng tránh. Sự kết hợp giữa chế độ ăn uống, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, tiêm chủng đầy đủ, vận động mỗi ngày… sẽ là chìa khóa giúp bé yêu luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.

1. Overview - Seasonal affective disorder (SAD) - truy cập ngày 23/10/2022

https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/seasonal-affective-disorder-sad/overview/ 

2. Seasonal infectious disease epidemiology - truy cập ngày 23/10/2022

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1634916/ 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!