Giai đoạn bé yêu ăn dặm có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả thể chất và trí tuệ của con. Theo các chuyên gia, khi con bắt đầu bước vào hành trình ăn dặm, mẹ nên cho con ăn thực đơn ăn dặm ngọt để giúp con dễ tiêu hóa hơn. Vậy thực đơn ăn dặm ngọt cho bé là gì? Mẹ cần lưu ý gì khi cho con ăn dặm ngọt? Cùng Monkey tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
- Lộ trình Tiếng Anh toàn diện cho trẻ 0-11 tuổi chuẩn đầu ra Cambridge
- Áp dụng các phương pháp giáo dục được kiểm chứng trên thế giới
- Công nghệ M-Speak độc quyền chấm điểm và nhận xét phát âm chuẩn tới từng âm vị
- Kho học liệu khổng lồ với 4000+ hoạt động tương tác
- Hệ thống lớp học, giáo viên đồng hành cùng ba mẹ và bé
- Luyện đọc với kho 1000+ truyện tranh tương tác
- Rèn luyện kỹ năng Đọc - Hiểu thông qua trò chơi và câu hỏi tương tác
- Lộ trình học 14 cấp độ giúp dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của trẻ
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo M-Speak chấm điểm và nhận xét phát âm khi bé kể chuyện
- 4 cấp độ học từ dễ đến nâng cao phù hợp với nhiều lứa tuổi & trình độ của trẻ
- Hệ thống bài học đồ sộ và bài bản giúp trẻ tự tin tiếp cận kiến thức mới
- Sách bài tập bổ trợ Monkey Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ
- Hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học
- Phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh
- Áp dụng phương pháp học tập hiện đại qua trò chơi, hình ảnh, âm thanh
- Học vần chuẩn và nhanh nhất theo chương trình học vần theo sách giáo khoa mới
- Trẻ có thể đọc trôi chảy trước khi vào lớp 1 nhờ 700+ truyện tranh tương tác, 300+ sách nói
- Tăng khả năng Đọc - Hiểu với 1500+ câu hỏi tương tác sau truyện
- Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) và nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ nhờ 1000+ truyện cổ tích dân gian, thơ, bài học cuộc sống chọn lọc
- Hệ thống bài học đồ sộ, bài bản
- Trẻ tự tin tiếp thu kiến thức mới trên lớp
- Cấp độ học từ Dễ đến Nâng cao phù hợp với trình độ và nhận thức của trẻ
Ăn dặm ngọt là gì? Cho bé ăn dặm ngọt trong bao lâu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm thích hợp để trẻ ăn dặm là khi con 6 tháng tuổi. Giai đoạn này, tuy sữa mẹ còn nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của trẻ.
Vì vậy, cần bổ sung thức ăn để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng. Bên cạnh đó, lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi con lớn dần (tăng cả về số lượng và độ đặc của món ăn). Nếu đảm bảo được đủ bữa ăn dặm, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, con sẽ còi cọc và phát triển chậm.
Ngoài ra, mẹ cũng hãy lưu ý rằng lần đầu cho con ăn thức ăn dặm mới, mẹ chỉ nên cho ăn 1 loại thức ăn mới trong ngày và cho con ăn trong khoảng 2 đến 3 ngày với lượng ít để có thể theo dõi khả năng dung nạp thức ăn của con và những biểu hiện bất thường như ói, da đỏ, khò khè, tiêu chảy,...
Khi chắc chắn con đã dung nạp được với loại thực phẩm đó thì mẹ hãy chuyển sang tập những món ăn khác. Trong nửa tháng đầu tập ăn, mẹ có thể không cần tuân thủ đúng nguyên tắc 4 nhóm thực phẩm như chất đạm, vitamin và khoáng chất, chất bột, chất béo, mà mẹ chỉ cần cho con làm quen với hương vị mới là được.
Đặc biệt, mẹ hãy ghi nhớ rằng giai đoạn này con vẫn cần uống nhiều sữa vì sữa cung cấp đến 80% năng lượng cho con. Nguyên tắc khi tập cho con yêu ăn dặm là ăn từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc và ăn bột ngọt trước sau đó đến bột mặn.
Thực đơn ăn dặm ngọt cho bé sẽ là phần ăn từ bột gạo nấu loãng cùng với rau củ quả, hải sản, thịt,... vừa đảm bảo nguồn đạm từ sữa và chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau củ.
Khi cho bé ăn dặm, bạn cần cho bé ăn từ bột ngọt đến bột mặn. Bởi vị ngọt rất dễ ăn và có thể giúp trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên, do vị ngọt rất nhanh ngán nên bạn chỉ nên cho bé ăn một thời gian rồi chuyển sang bột ăn dặm mặn.
Thông thường, mẹ sẽ cho bé ăn bột ăn dặm ngọt như cháo, bột gạo, bột ngũ cốc kết hợp với các loại rau củ, trái cây xay nhuyễn, không gia vị trong 2 – 4 tuần. Sau 1 tháng, mẹ có thể chuyển sang bột ăn dặm mặn.
Công thức thực đơn ăn dặm ngọt cho bé
Để con yêu được lớn lên khỏe mạnh, phát triển tốt, mẹ hãy chuẩn bị những bữa ăn dặm phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng nhé! Cách chế biến thực đơn ăn dặm ngọt cho bé vô cùng đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian. Các mẹ hãy tham khảo một số công thức thực đơn ăn dặm ngọt cho bé nhằm đa dạng hơn các bữa ăn cho con, kích thích sự ngon miệng của con dưới đây:
Bột ngô và sữa
Ngô chứa rất nhiều đạm, chất xơ và cả năng lượng (thay thế cho tinh bột). Không chỉ vậy, ngô còn giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn và hầu như không gây bất kỳ dị ứng nào cho con. Bột ngô và sữa cũng là món ăn dặm ngọt cho bé vô cùng thơm ngon và dễ dàng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Ngô
-
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ hãy đem ngô rửa sạch, tách hạt và cho vào may xay cùng với 1 bát nước
Bước 2: Sau khi đã xay nhỏ ngô, mẹ cho phần đã xay vào lưới để lọc tinh bột ngô, bỏ bã
Bước 3: Mẹ hòa 2 muỗng sữa cùng 1 chút nước sôi, để thật đặc. Sau đó mẹ bắc nồi nước ngô xay lên bếp và đun nhỏ lửa
Bước 4: Mẹ hãy khuấy đều tay xuống tận đáy nồi để không bị xém nồi do ngô có tính dẻo khá cao
Bước 5: Khi bột ngô đã quánh lại, mẹ vẫn đảo tiếp để bột ngô được chín hẳn nhé. Sau đó, mẹ hãy cho phần sữa đã hòa đặc ở trên vào và khuấy đều. Đến khi phần hỗn hợp sôi đều, mẹ hãy tắt bếp. Như vậy, con đã có thể thưởng thức món ăn dặm ngọt thơm ngon bổ dưỡng.
Súp khoai tây, cà rốt ngô ngọt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Khoai tây
-
Cà rốt
-
Ngô ngọt
-
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ đem cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ. Phần khoai tây mẹ cũng sơ chế tương tự như cà rốt. Ngô mẹ rửa sạch và tách lấy hạt.
Bước 2: Mẹ hãy chuẩn bị một nồi nước sôi, sau đó cho cà rốt vào trước. Tiếp theo mẹ thêm khoai tây và ngô rồi luộc đến khi các loại chín mềm. Sau đó mẹ cho phần sữa vào và nấu đến khi có mùi thơm
Bước 3: Mẹ hãy tắt bếp và chờ đến khi các nguyên liệu đã nguội hẳn thì cho vào máy xay để xay nhuyễn
Bước 4: Mẹ nhớ rây phần hỗn hợp đã xay trước khi cho con yêu măm măm nhé!
Bột ngọt khoai lang
Khoai lang cũng được xem là thực phẩm rất bổ dưỡng và được các con yêu thích. Tuy khoai lang hỗ trợ rất tốt cho quá trình tiêu hóa, mẹ không nên cho con ăn quá nhiều vì sẽ gặp tác dụng ngược đó.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Khoai lang
-
Bột gạo
-
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
-
Bơ
Cách thực hiện:
Bước 1: Sau khi sơ chế khoai lang, mẹ hãy hấp chín và nghiền nhuyễn nhé!
Bước 2: Khi nấu bột cho con, mẹ hãy nhớ đảo đều tay để bột được chín đều. Sau đó mẹ cho phần khoai đã nghiền nhuyễn vào và cho thêm một thìa bơ để tăng chất béo cho món ăn nhé!
Bước 3: Sau đó mẹ hãy cho từ từ sữa vào và khuấy lại. Mẹ đừng quên rây lại bột trước khi cho con ăn nhé!
Ăn dặm ngọt với đu đủ và lê
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Đu đủ
-
Lê
-
Sữa mẹ hoặc sữa công thức
-
Bột ăn dặm
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ hãy gọt vỏ đu đủ chín và bỏ hạt, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ. Mẹ trộn đu đủ với sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi đem đi xay nhuyễn
Bước 2: Lê mẹ đem gọt vỏ và cắt nhỏ, đun sôi cho đến khi lê mềm. Sau đó mẹ cho lê vào máy xay và xay nhuyễn
Bước 3: Mẹ trộn chung lê và đu đủ xay nhuyễn cùng bột ăn dặm cho bé. Như vậy là món ăn dặm ngọt đu đủ và lê cho con yêu ăn dặm đã sẵn sàng thưởng thức.
Bột ăn dặm ngọt với bơ và chuối
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Chuối
-
Bơ
Cách thực hiện:
Bước 1: Mẹ hãy bóc vỏ chuối chín, dùng nĩa để nghiền hoặc có thể cho vào máy xay nhuyễn
Bước 2: Phần thịt quả bơ mẹ cũng nghiền mịn và trộn cùng phần chuối đã nghiền theo tỷ lệ 1:1. Vậy là món bột ăn dặm với bơ và chuối thơm ngon bổ dưỡng đã sẵn sàng.
Lưu ý về cách chế biến bột ăn dặm ngọt
Để thực đơn ăn ngọt cho bé đầy đủ dưỡng chất và thơm ngon nhất, mẹ hãy bỏ túi những lưu ý về cách chế biến bột ăn dặm ngọt dưới đây:
Hạn chế sử dụng trái cây có tính nhiệt
Sầu riêng, chôm chôm, nhãn, vải, xoài xanh, dứa,... là những loại trái cây có tính nóng. Mẹ nên hạn chế sử dụng các loại trái cây đó để nấu bột ăn dặm ngọt cho con vì sẽ dễ làm con khó tiêu, dị ứng, chướng bụng hay đầy hơi. Mẹ nên dùng các loại trái cây như lê, táo, chuối, dâu,... Và mẹ đừng quên thay đổi thực đơn hàng ngày và đa dạng các nguyên liệu để con không bị chán ăn nhé!
Chú ý đến các hoa quả bé bị dị ứng
Một trong những điều mẹ cần chú ý hàng đầu là quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe của con để chọn loại hoa quả cho phù hợp. Mẹ cần tránh các loại hoa quả làm con bị dị ứng hoặc khó tiêu. Nếu con bị táo bón hay các bệnh về đường tiêu hóa, mẹ nên chọn cho con các loại hoa quả có tính mát, nhiều chất xơ như chuối, lê, táo…
Quấy bột thật mịn
Mẹ hãy nhớ cần quấy bột thật mịn. Mẹ có thể xay hoặc hấp chín rồi nghiền mịn trái cây. Đặc biệt lưu ý không được bỏ qua bước này vì bột còn sót mảng lớn sẽ dễ khiến con bị học. Hãy đảm bảo rằng mẹ đã rây bột ngọt trước khi cho bé yêu măm măm nhé!
Đảm bảo vệ sinh thực phẩm
Mẹ hãy nhớ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu nhé! Vì sức đề kháng của con còn non yếu, mẹ hãy mua những nguyên liệu, hoa quả trái cây tươi sạch nhất. Mẹ nên lựa chọn những địa chỉ mua hàng uy tín, chất lượng, không chất bảo quản.
Trong quá trình chế biến món ăn dặm cho con, mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh tay thật sạch. Một số vật dụng trong quá trình nấu ăn hay đồ ăn dặm của con như ghế, bát đũa, yếm ăn,... cũng cần được vệ sinh sạch sẽ mẹ nhé!
Mẹ hãy rửa sạch tay cho con trước khi ăn nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Mẹ cũng nên lưu ý rằng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để tránh tình trạng tiêu chảy ở con nhé!
Xem thêm: [Giải đáp] Trẻ ăn dặm xong có nên uống nước không?
Như vậy, Monkey đã chia sẻ những thông tin đầy đủ nhất về thực đơn ăn dặm ngọt cho bé. Hy vọng qua bài viết trên đây, mẹ có thể chuẩn bị đa dạng các bữa ăn dặm ngọt cho con. Đừng quên theo dõi Monkey để biết thêm nhiều thông tin hữu ích trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ nhé!
1. 10 Naturally Sweet Baby Food Recipes - truy cập ngày 18/8/2022
https://weelicious.com/10-naturally-sweet-baby-food-recipes/
2. 9 amazing sweet potato baby food combinations your child will love - truy cập 18/8/2022
https://www.newfolks.com/inspiration/sweet-potato-baby-food/