zalo
10 bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi đủ chất ngon miệng
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

10 bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi đủ chất ngon miệng

Lê Hương
Lê Hương

17/06/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ 1 tuổi cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để bé hoạt động, vui chơi, phát triển và hoàn thiện các kỹ năng quan trọng. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng ba mẹ cần bổ sung bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi vừa đủ chất, ngon miệng và khoa học. Cùng Monkey khám phá kỹ hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!

Những dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn dặm buổi sáng của trẻ 1 tuổi

Một số dưỡng chất cần thiết cho bé 1 tuổi: 

Dưỡng chất cần thiết trong bữa ăn dặm buổi sáng của trẻ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Carbohydrate (tinh bột, đường và chất xơ): Đây là chất dinh dưỡng cần cung cấp với lượng nhiều nhất vì nằm ở đáy của tháp dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi. Bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi bắt buộc phải bắt đầu bằng các món làm bằng tinh bột, đường và chất xơ như: Cơm, cháo, bún, phở, rau, hoa quả…để đảm bảo con có đủ năng lực để học tập và phát triển những kỹ năng còn thiếu. 

  • Protein (đạm): Dưỡng chất cần thiết tiếp theo để đảm bảo bữa sáng đủ chất cho bé 1 tuổi là đạm hay còn gọi là protein. Đây là chất mang đến năng lượng cho bé hoạt động. Nếu bữa ăn không có chất đạm thì bé sẽ rất nhanh đói, thiếu tỉnh táo và tập trung. Thực phẩm giàu đạm cần bổ sung cho bé là thịt, hải sản, cá, trứng, …với lượng vừa đủ hợp với lứa tuổi và cách chế biến để bé dễ tiêu hóa. 

  • Vitamin: Mặc dù chỉ cần với lượng rất nhỏ nhưng vai trò của vitamin đối với cơ thể là vô cùng quan trọng. Nó giúp bé hoàn thiện kỹ năng, phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn. Vitamin có trong rau, củ quả hằng ngày và trong các loại thực phẩm như rau xanh, hoa quả chín, …vv.

  • Khoáng chất: Tương tự như vitamin, bữa sáng cho bé 1 tuổi cần đảm bảo có đủ khoáng chất quan trọng để bé lớn lên toàn diện hơn. Khoáng chất cần bổ sung với lượng vừa đủ, không thiếu không thừa thì mới đảm bảo cho con 

Tổng hợp 10 bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi ba mẹ tham khảo

Với sự đa dạng của thực phẩm, dưới đây là một số gợi ý về bữa sáng ăn chặm cho bé 1 tuổi giúp bé ăn ngon đủ chất mà ba mẹ có thể tham khảo thêm:

Bữa sáng với pancake 

Món ăn đầu tiên trong thực đơn ăn sáng cho bé ở giai đoạn này chính là pancake. Đây được xem là món bánh dễ ăn, dễ làm và dễ chế biến từ những nguyên liệu sẵn có. Cùng tìm hiểu một số món ăn kết hợp với pancake sao cho đảm bảo ngon miệng, đủ chất dưới đây nhé!

Bữa sáng với pancake. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Chuẩn bị pancake nhanh:

  • Để có thể làm bánh pancake tiết kiệm thời gian tối đa thì mẹ có thể pha bột pancake từ tối hôm trước, để ngăn mát tủ lạnh. Khi cần thì mẹ chỉ cần đổ bánh là được vừa nhanh lại chủ động.

  • Nếu các mẹ bận không có nhiều thời gian để tự pha bột pancake thì có thể thay bằng bột pancake pha sẵn đang được bán trên thị trường tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng.

  • Nếu sáng mai các mẹ muốn làm bánh cho con với nguyên liệu gì thì có thể chủ động chuẩn bị từ tối hôm trước và cho vào hộp cất trong ngăn mát. Sáng mai mẹ chỉ cần lấy ra chế biến vừa nhanh gọn mà bé lại nhanh chóng có được một bữa sáng đủ chất. 

  • Nếu chưa kịp mua các nguyên liệu thì mẹ hoàn toàn có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có như rau, củ, hoa quả có sẵn trong gia đình. 

  • Để chủ động làm bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi, mẹ hoàn toàn có thể chuẩn bị sẵn mật ong và các loại mứt và gia vị ăn kèm với số lượng vừa đủ để luôn có sẵn sử dụng với bánh mì và bánh pancake. Mẹ cũng lưu ý về việc dùng mật ong. Ba mẹ tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì đây có thể là chất gây hại cho đường ruột của bé, thậm chí gây ngộ độc vô cùng nguy hiểm. 

Các thực phẩm kết hợp cùng pancake

  • Nếu bé thích ăn bánh có vị mặn: Mẹ có thể kết hợp với trứng (món chiên), thịt bò băm (món xào chín), thịt heo băm (làm xíu mại hoặc xào chín), phô mai.... Để kích thích vị giác và cân bằng các chất, mẹ cần chuẩn bị thêm chút salad dầu giấm hoặc salad bơ cơ bản. 

  • Nếu bé thích ăn bánh có vị ngọt: Nếu bé thích ăn vị ngọt thì ba mẹ có thể kết hợp với mật ong và mứt. Ngoài ra, các món ăn như bơ đậu phộng, bơ lạt rắc chút đường nâu hoặc caramen, sữa đặc, sữa chua trẻ em; trái cây tươi kết hợp cùng bánh pancake như chuối, táo, lê,...vừa thơm ngon lại đẹp mắt. 

Các thức uống kết hợp cùng pancake 

  • Nước trái cây: Đây là loại nước uống cùng bánh pancake dễ làm và nhanh chóng mà các mẹ có thể chuẩn bị. Đó là nước cam, nước chanh mật ong, nước tắc, nước chanh dây,... hạt chia nguyên chất cũng là loại nước uống cùng với pancake hiệu quả.

  • Sữa chua uống: Nếu mẹ bận thì có thể sử dụng sữa chua uống để bé ăn sáng cùng với bánh pancake cũng rất ngon.

  • Sinh tố hoa quả: Từ những loại hoa quả có sẵn trong nhà thì ba mẹ có thể cho bé uống các loại sinh tố như: Sinh tố bơ, sinh tố dâu, sinh tố xoài, sinh tố chuối+đậu phộng rang, sinh tố sapoche,...vừa đẹp mắt lại kích thích vị giác. 

Trên đây là cách chuẩn bị bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi từ bánh pancake ngon miệng mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng đối với bé yêu!

Xem thêm: [Gợi ý] Những thực đơn ăn dặm BLW cho bé 12 tháng tuổi

Bữa sáng với các loại bánh 

Bánh là một trong những món ăn dặm khoái khẩu của trẻ em. Nhưng để đảm bảo bé vừa ăn đủ chất, vừa cảm thấy ngon miệng thì các mẹ đừng bỏ qua những món bánh sau đây nhé.

Bánh trứng

Bữa sáng với các loại bánh. (Ảnh: sưu tầm internet)

Được xem là một trong những loại bánh dành cho bé ăn sáng ngon miệng, bánh trứng luôn là sự lựa chọn đầu tiên của các gia đình có con nhỏ. Từ nguyên liệu sẵn có và các bước cơ bản thì mẹ đã có thể chuẩn bị bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi bằng bánh trứng bằng cách chuẩn bị nguyên liệu trong tủ lạnh.

Bên cạnh đó, để tiện lợi và tiết kiệm thời gian làm bánh, các mẹ nên chọn các nguyên liệu sẵn có được bánh trong các siêu thị, cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra, bánh trứng thường béo và ngọt nên các mẹ cần chuẩn bị thêm cho các bé sinh tố hoa quả hoặc trái cây tươi để ăn cùng.

Bánh bao nóng

Để nhanh chóng và tiện lợi thì ba mẹ có thể chuẩn bị làm bánh bao sẵn từ tối hôm trước rồi sáng hôm sau chỉ cần hấp nóng là được. Tùy vào khẩu vị và nguyên liệu để mẹ chọn làm bánh bao vị gì cho bé ăn sáng. Mẹ có thể chọn nhân thịt băm, nhân đậu xanh, nhân trứng cho bé. 

Món bánh bao làm bữa sáng tiện lợi cho bé. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bánh bông lan

Ngoài bánh trứng thì bánh bông lan cũng là món ăn sáng dành cho bé 1 tuổi vô cùng phổ biến. Theo đó, chỉ cần mẹ tận dụng công thức cơ bản và các nguyên liệu sẵn có để có món bánh hấp dẫn cho con yêu vào mỗi buổi sáng.

Bánh bông lan rất dễ làm và biến tấu với các vị khác nhau. Mẹ có thể chọn vị và nguyên liệu để kết hợp. Bé đổi vị bằng các mẹ chuẩn bị bánh bông lan với trái cây khô hoặc rau củ đều rất ngon. 

Đặc biệt, nếu bé ngán, mẹ có thể kết hợp với các loại đồ uống khác nhau như sinh tố, hoa quả, trái cây, sữa, sữa chua…vv.

Bánh bông lan - Món ăn dặm thơm ngon bổ dưỡng cho trẻ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bánh quy

Bánh để bé ăn sáng ở độ tuổi này chính là bánh quy sữa, bánh quy lúa mạch nguyên hạt vừa nhanh chóng lại tiện lợi. Ba mẹ có thể chọn mua bánh quy dựa vào độ tuổi, thành phần, hạn dùng, tuyệt đối không nên cho bé dùng loại nhiều đường và nhiều phụ gia tạo xốp hay độ giòn phù hợp với độ tuổi của con. 

Mẹ có thể cho em bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi thì mẹ nên cho bé uống cùng với sữa hay phô mai, nước trái cây, sinh tố hoa quả…phù hợp với khẩu vị của bé.

Ba mẹ nên lựa chọn những loại bánh quy mềm, dễ nhai cho bé 1 tuổi ăn dặm buổi sáng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bữa sáng với bánh mì và thịt

Bữa sáng với bánh mì và thịt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Từ nguyên liệu bổ dưỡng tốt cho sự phát triển của bé như yến mạch, lúa mì nguyên hạt hoặc lúa mạch đen, các mẹ có thể kết hợp thành món ăn sáng thơm ngon. Theo đó, bữa sáng với bánh mì và thịt là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bé 1 tuổi.

Mẹ bận có thể áp chảo từ hôm trước cho thêm xíu mại để hâm nóng khi ăn vừa tiện vừa nhanh. Thịt bò ướp gia vị cũng rất thơm ngon và dễ ăn. Mẹ nên chuẩn bị thêm ít rau, dưa chuột, cà chua để bé ăn kèm với mayonnaise để kích thích vị giác của trẻ tốt hơn. 

Bữa sáng với các loại mì

Nhiều bé thích ăn mì với các nguyên liệu khác. Vì thế, nếu bận rộn mẹ nên chuẩn bị một số loại mì để chuẩn bị bữa sáng cho bé 1 tuổi thật đầy đủ chất dinh dưỡng và thơm ngon. Đó là mì hải sản, mì thập cẩm, mì thịt bò…

Các mẹ cần lưu ý những điều này trước khi nấu ăn sáng cho bé bằng mì:

  • Mì tốt cho sức khỏe của con bao gồm: Mì Udon, Spaghetti. Mẹ nên trụng nước sôi với mì tôm trước khi chế biến cho con ăn. 

  • Mẹ có thể chuẩn bị sơ chế các nguyên liệu từ trước để tủ lạnh và chế biến nhanh khi cần thiết. 

  • Nếu pha thì mẹ nên nấu nước dùng đủ chất trước đó. Còn nếu làm mì trộn thì mẹ cần chuẩn bị sauce  từ hôm qua.

Nếu mẹ đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu thì chỉ cần cho vào bát và nấu lên cho bé ăn là bé đã có bữa sáng dinh dưỡng. 

Lựa chọn các loại mì làm từ rau củ để cho bé ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bữa sáng với các loại rau củ trộn

Một số món trộn như trộn thập cẩm thêm trứng thuộc và một ít thịt nướng/ thịt áp chảo đều có thể trở thành bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi. Cụ thể như sau:

  • Về chuẩn bị rau củ: Để làm các loại rau trộn, mẹ có thể chọn khoai tây/khoai lang luộc chín hoặc nướng chín trước. Đậu cô ve, đậu Hà Lan, cà rốt, dưa leo cũng làm món trộn rất ngon. Mẹ cần chuẩn bị sơ chế trước nguyên liệu và luộc vào sáng hôm sau. Nếu bé thích có thể trộn cùng mayonnaise hoặc sauce có vị chua chua bằng cách cắt rau củ hình hạt lựu.

  • Về chế biến món thịt: Mẹ chọn thịt thăn hay thịt cốt lết heo hay thịt bò đều được, ướp gia vị đầy đủ trước khi chế biến. Nếu là thịt heo mẹ có thể áp chảo cho chín trước, để nguội sau đó cho vào ngăn mát. Bên cạnh đó, mẹ có thể thái mỏng thịt, ướp gia vị vừa đủ và chiên chín. Thịt bò ướp gia vị và chế biến thật nhanh để thịt chín mềm. 

Mẹ có thể làm nóng nguyên liệu sau đó cắt nhỏ trộn lại với rau củ thì bé đã có được bữa ăn sáng thơm ngon, đủ chất và kích thích tiêu hóa cực tốt cho bé 1 tuổi. 

Bữa sáng ăn dặm cho bé không thể thiếu rau củ trộn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bữa sáng với bánh mì, bơ, mứt 

Bữa sáng với bánh mì, bơ, mứt. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bánh mì là món chính trong bữa ăn sáng đảm bảo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi. Mẹ có thể chế biến bánh mì kèm kem bơ và ăn kèm mứt cà rốt. Đây là bữa sáng giàu vitamin C cho bé. 

Món ăn sáng cho bé 1 tuổi bánh mì trứng

Ngoài các món ăn trên, có thể nhận thấy bánh mì và trứng cũng là gợi ý bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi hiệu quả và đủ chất. Đây là sự kết hợp truyền thống phổ biến giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà con vẫn có bữa sáng ngon lành đủ chất.

Bên cạnh bánh mì thường thì bạn cũng có thể chọn bánh mì yến mạch, ngũ cốc, lúa mạch đen….Trứng có thể chế biến bằng cách chiên rán hoặc ốp la cơ bản. Ngoài ra, mẹ xay trứng hay trứng xốp đều rất hợp ăn cùng bánh mì. 

Bữa sáng với cơm chiên

Bữa sáng với cơm chiên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Cơm chiên trứng: Mẹ cần cho thêm một ít rau củ gia vị như hành tây, cà chua, cà rốt đậu ve, súp lơ..vừa đủ chất lại thơm ngon hơn. 

  • Cơm chiên thịt bò bằm: Mẹ chuẩn bị ngoài cà rốt, hành tây, đậu ve, súp lơ, đậu Hà Lan và dưa leo để cho vào cùng sẽ rất thơm ngon. 

  • Cơm chiên tôm tươi: Khi chế biến, mẹ có thể cho thêm dưa leo, cà rốt, hành tây,...đều rất phù hợp. 

Bữa sáng ăn dặm với bún phở

Bữa sáng ăn dặm với bún phở. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hiện nay có rất nhiều món phở bún ngon để làm bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi. Mẹ có thể tham khảo bún bò, bún gà, phở thập cẩm, phở thịt bò, bún mọc…vv sao cho hợp khẩu vị và tùy vào điều kiện thời gian của mẹ. 

Mẹo để làm bữa sáng cho bé với bún và phở là:

  • Tốt nhất nên dùng bún khô, khi chuẩn bị bữa sáng cho bé chỉ cần trụng nước nóng là được. Phở khô cũng rất phù hợp với các gia đình bận rộn. 

  • Nước dùng nấu mất thời gian nên mẹ cần chuẩn bị từ tối qua và sau đó để nguội cất ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. 

  • Nguyên liệu khác có thể làm chín, mai chỉ cần làm nóng là được. Mọc làm viên hoặc làm chín, thịt bò thái sẵn rồi để ngăn mát đều được. 

  • Rau củ sơ chế và làm chín nếu cần để vào ngăn mát.

Chỉ cần cho các nguyên liệu ra làm nóng, nêm gia vị là bé đã có bữa sáng thơm ngon đúng điệu. 

Bữa sáng cho bé 1 tuổi với cháo 

Một trong những cách chuẩn bị bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi chính là món cháo. Cháo vừa dễ ăn dễ tiêu lại tiện lợi. Cùng tham khảo một số mẹo dưới đây trước khi làm món cháo dinh dưỡng cho bé 1 tuổi nhé các mẹ!

  • Mẹ nên chuẩn bị nguyên liệu và nấu cháo trắng vào tối hôm trước, để nguội và cất tủ lạnh để ngăn mát. 

  • Nguyên liệu khác bao gồm cá, gà, thịt heo,...mẹ cần sơ chế nguyên liệu riêng hoặc nấu vừa chín tới (tùy loại) sau đó cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh.

Khi chế biến cho bé ăn sáng mẹ chỉ cần làm nóng nguyên liệu, cho nêm gia vị thì bé đã có bát cháo ngon lành để thưởng thức rồi. 

Cháo là món ăn dặm dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi bữa sáng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Xem thêm: 10+ Thực phẩm tăng chiều cao cho bé dưới 1 tuổi: Giai đoạn 0 - 6 tháng & 7 - 12 tháng

Lưu ý khi cho bé 1 tuổi ăn dặm 

Lưu ý khi cho bé 1 tuổi ăn dặm. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Thời điểm phù hợp

Thời điểm được khuyến cáo cho bé ăn dặm tốt nhất là 4 - 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, thời điểm này còn quyết định nhờ các dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm bao gồm: Bé ngồi vững nếu có người lớn hỗ trợ, bé nhai nuốt, bé muốn ăn và không đẩy thức ăn ra nơi khác. 

Vì thế, ba mẹ cần quan sát để đưa ra quyết định thời điểm nào lý tưởng nhất để cho bé ăn dặm là phù hợp. Tốt nhất nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. 

Vẫn cần cho bé bú mẹ

Thực đơn giai đoạn này dành cho bé 1 tuổi vẫn chỉ là phụ thêm và sữa mẹ hoặc sữa công thức hàng ngày. Nếu ba mẹ cho bé ăn dặm không nên giảm lượng sữa trong ngày. Bên cạnh đó, phải đảm bảo lượng sữa theo nhu cầu và cho bé làm quen với các thực phẩm khác dần dần với lượng tăng dần. 

Sữa ở giai đoạn này vẫn rất quan trọng đối với bé. Vì thế, khi làm bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi vẫn đảm bảo có sữa. 

Bắt đầu bằng ngũ cốc

Bắt đầu bằng ngũ cốc. (Ảnh: sưu tầm internet)

Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo điều tốt nhất để cho bé bắt đầu ăn dặm chính là ngũ cốc. Đây là nhóm chất có mặt ở đấy tháp dinh dưỡng chứng tỏ nhu cầu bé cần dùng là rất lớn và cần đáp ứng mỗi ngày. Vì thế, khi làm bữa sáng cho các bé, mẹ nên tham khảo các món ăn làm từ ngũ cốc, tinh bột.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện, các chất ngũ cốc như gạo, cơm, cháo, bún…đều rất dễ tiêu hóa giúp bé hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, còn hạn chế các bệnh về dạ dày cho bé nếu ăn các món ăn quá cứng so với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ giai đoạn này. 

Cho con thời gian làm quen với thức ăn 

Ăn dạm là quá trình bé làm quen với các món ăn, thực phẩm ngoài sữa. Vì thế, bé cần thời gian làm quen với những thực phẩm mới mẻ ngoài những thứ bé đã ăn. Bởi vậy, ban đầu khi cho bé ăn dặm, ba mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn lượng quá lớn.

Tốt nhất nên cho bé làm quen với lượng nhỏ, thay đổi khẩu vị liên tục để bé không bị nhàm chán và bé có thể trải nghiệm được nhiều hương vị hơn. 

Cho bé ăn trái cây và rau củ cùng lúc 

Nhóm thực phẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ở giai đoạn  tuổi. Vì thế, ba mẹ cần cho bé ăn trái cây và rau củ cùng lúc. Nếu ban đầu bé không muốn có thử lại vào hôm sau vào hôm khác.

Đây là nhóm chất quan trọng giúp bé được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp bé khỏe mạnh hơn, tiêu hóa tốt hơn. 

Tránh cho con dùng sữa và mật ong

Tránh cho con dùng sữa và mật ong. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý quan trọng mà các ba mẹ cần nhớ khi làm bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi là nếu bé dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên cho con uống sữa bò và mật ong. Hai chất này khó tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến cơ thể trẻ.

Ngoài ra, nếu dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi có thể gây ngộ độc ảnh hưởng đến tính mạng vì hệ miễn dịch của bé còn rất yếu. Ba mẹ cần nhớ điều này để sử dụng cho con đúng cách và an toàn. 

Không ép con ăn

Ăn dặm chỉ hiệu quả khi bé tự nguyện và hứng thú khi ăn. Bởi thế, ba mẹ đừng ép con ăn những món ăn mới. Bé có thể cần làm quen với các món ăn, thực phẩm với mùi vị khác nhau. Nếu ép bé sẽ sợ hãi và xảy ra tình trạng biếng ăn sinh lý.

Ba mẹ nên kiên nhẫn và thử cho bé ăn các món mới vài lần với cách chế biến khác nhau và trình bày thật bắt mắt.

Cho con tự chủ động ăn bằng tay

Bé nên được ăn bằng tay để cảm nhận rõ hơn về các món ăn trong thực đơn ăn sáng của mình. Đây là cách tốt nhất để bé cảm nhận thực phẩm bằng xúc giác, thị giác, vị giác và khứu giác. Cách này còn giúp bé phát triển kỹ năng cầm nắm hiệu quả.

Từ 9 tháng tuổi, bé đã có thể cầm nắm đồ ăn cho vào miệng nhai. Vì thế, khi làm bữa sáng cho bé 1 tuổi, mẹ nên chuẩn bị món ăn có thể cầm nắm bằng cách cắt vừa tay, luộc mềm để tự ăn.

Xem thêm: Tham khảo 10+ thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ thông tin đầy đủ và chi tiết về bữa sáng ăn dặm cho bé 1 tuổi. Từ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho đến thực đơn, lưu ý để bé ăn sáng đủ chất và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ích cho ba mẹ, gợi ý giúp ba mẹ có thêm những bữa sáng ngon miệng, đủ chất và khoa học cho bé!

30 Breakfast Ideas for a 1-year-old - truy cập ngày 17/6/2022

https://modernparentsmessykids.com/30-breakfast-ideas-1-year-old/ 

These breakfast ideas for 1-year-olds will please the pickiest eaters - truy cập ngày 17/6/2022

https://www.newfolks.com/stages/breakfast-for-1-year-old/ 

Lê Hương
Lê Hương

Tôi là Hương - chuyên viên sáng tạo nội dung tại Monkey Việt Nam. Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm sản xuất content chuyên nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, sức khoẻ, du lịch, tài chính, công nghệ,...

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!