zalo
7 nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng không tăng cân và cách khắc phục hiệu quả
Giai đoạn đầu đời của bé (0-1 tuổi)

7 nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng không tăng cân và cách khắc phục hiệu quả

Phương Đặng
Phương Đặng

28/03/20223 phút đọc

Mục lục bài viết

Trẻ sơ sinh 2 tháng không tăng cân cho thấy sự phát triển của trẻ đang gặp vấn đề. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Ba mẹ cần làm gì để cải thiện cân nặng của con trong giai đoạn tiếp theo?

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh 2 tháng không tăng cân hoặc tăng cân chậm

Trẻ tăng cân chậm hoặc không tăng cân không chỉ thấy được ở chỉ số cân nặng mà thường đi kèm một số biểu hiện dưới đây.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh 2 tháng không tăng cân. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Cân nặng của bé dưới tiêu chuẩn. Đối với trẻ sơ sinh 2 tháng, trọng lượng chuẩn của bé là 5.8kg đối với bé gái và 6.3kg với bé trai. Chỉ số của bé trai thường lớn hơn bé gái khoảng 0.5kg.

  • Bé bú ít hoặc hay bú vặt. Trung bình trẻ bú 8 - 12 lần/ngày và mỗi cữ cách nhau khoảng 2 - 3h, lượng sữa mỗi cữ dao động 45 - 90ml. Nếu con bú ít hơn tiêu chuẩn này tức là con đang có dấu hiệu phát triển cân nặng không bình thường.

  • Trẻ quấy khóc nhiều, không chịu bú hoặc bú kém không đạt những tiêu chuẩn kể trên có thể coi là chậm/ không tăng cân. Mặt khác, bé khóc nhiều thường là biểu hiện cơ thể bé có vấn đề, khó chịu do tiêu hóa kém, tổn thương, v.v…

Xem thêm: Trẻ sơ sinh tháng thứ 2 tăng bao nhiêu kg? Cần lưu ý gì khi chăm sóc bé 2 tháng tuổi?

2. 7 nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng liền không tăng cân

Tăng cân là dấu hiệu cho thấy sự phát triển tích cực của trẻ nhưng nếu bé không tăng cân hoặc tăng chậm thì ba mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để giúp con cải thiện trong giai đoạn tiếp theo.

2.1. Vấn đề dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng thứ 2 chủ yếu là do dinh dưỡng chưa tốt, chưa đủ. Một số nguyên nhân được xác định khi trẻ bú mẹ như: trẻ liên tục mệt mỏi, ngủ thiếp đi trong khi đang bú; phản xạ bú kém nên không nhận đủ lượng sữa từ vú mẹ; bé chưa được bú đúng tư thế và miệng chưa ngậm chuẩn khớp nên không thể bú đủ.

Nếu trẻ bú sữa công thức, việc pha sữa không đúng cách như sai liều lượng, nhiệt độ chưa chuẩn làm ảnh hưởng đến vị sữa, sữa khó tiêu hóa cũng có thể khiến bé từ chối không ăn dẫn đến chậm hoặc không tăng cân.

2.2. Tinh thần của mẹ và bé

Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng đến tăng trưởng cân nặng của bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vì sao tinh thần lại ảnh hưởng đến sự phát triển cân nặng? Nếu tinh thần của trẻ không tốt, con dễ bỏ bú, hay quấy khóc và làm nũng bố mẹ. Việc bỏ bú hay bú ít khiến con không được bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết khiến con mệt mỏi và khó tăng cân.

Mặt khác, nếu người mẹ thường xuyên stress khi nuôi con thì quá trình sản xuất cũng như chất lượng sữa sẽ bị ảnh hưởng. Khi đó, lượng sữa không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng khiến bé bị đói và mệt dẫn đến quấy khóc, khó ngủ và không phát triển cân nặng.

2.3. Trẻ sinh non hoặc có bệnh lý bẩm sinh

Trẻ sinh non thường có mức cân nặng khi chào đời thấp hơn trẻ sinh đủ tháng khoảng 0.5kg do đó trọng lượng sau 2 tháng của con có thể chưa đạt chuẩn. Ngoài ra, khi mới sinh, nếu trẻ gặp vấn đề như sứt môi, hở hàm ếch khiến trẻ khó khăn khi bú thì cân nặng của con cũng bị ảnh hưởng.

2.4. Mẹ bị trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là hiện tượng phổ biến thường gặp khi các mẹ phải vừa trông con, vừa cho con bú vừa phải vắt sữa, kích sữa theo giờ, v.v… dẫn đến mệt mỏi. Mẹ thường có biểu hiện dễ khóc, nhạy cảm với mọi vấn đề xung quanh nên sữa sẽ bị ảnh hưởng cả về lượng và chất.

2.5. Giấc ngủ của con

Khi chào đời, bé sơ sinh ngủ khoảng 16 - 18h/ngày và con chỉ thức khi cần ăn hoặc thay tã. Một số trẻ sẽ chơi khoảng 20 - 30 phút trước khi ngủ giấc tiếp theo nhưng vẫn đảm bảo đủ giấc. Nếu bị thiếu ngủ, con sẽ mệt mỏi và quấy khóc nhiều, từ đó bỏ bú hoặc ngủ thiếp đi trong khi bú khiến con không được nhận đủ lượng sữa cần thiết.

2.6. Hội chứng colic (Khóc dạ đề)

Hội chứng này chỉ gặp ở một số ít trẻ mới sinh trong 6 tháng đầu nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cân nặng. Bé thường có biểu hiện khóc gay gắt, không chịu bú, không thể dỗ dành ở một thời điểm nhất định trong ngày và kéo dài liên tục từ 1 - 6 tháng. Nguyên nhân được chẩn đoán là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện hoặc do hệ thần kinh đang phát triển, trẻ dễ bị kích thích bởi nhiều yếu tố khiến con quấy khóc không ngừng.

2.7. Giai đoạn khó chịu của bé

Từ lúc mới sinh đến 24 tháng tuổi, bé sẽ trải qua các giai đoạn khó chịu hay còn gọi là wonder week. Mỗi tuần này là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé về kỹ năng, thể chất, trí não, v.v… nên lịch sinh hoạt, ăn ngủ của bé dễ bị thay đổi dẫn đến khó tăng cân trong giai đoạn này.

Wonder week - Tuần khủng hoảng của bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

3. Giải pháp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi không tăng cân 

Dù là bú mẹ hay bú sữa ngoài, ba mẹ cần chú ý những điều quan trọng để con được bú đủ nhu cầu cần thiết.

3.1. Đối với trẻ bú mẹ

Một số mẹ nhiều sữa nhưng trẻ vẫn không tăng cân đều thì các mẹ nên lưu ý những vấn đề như: 

  • Cho con bú đúng cách: bế bé đúng tư thế để bé ngậm chuẩn khớp, bú được đủ lượng sữa cần thiết. Nên cho bé bú hết một bên rồi mới chuyển sang bên còn lại để bé được tiếp nhận cả sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu chứa nhiều kháng thể giúp con tăng đề kháng và sữa cuối chứa nhiều dưỡng chất giúp con tăng cân khỏe mạnh.

  • Tập cho bé bú đủ cữ khoảng 8 - 12 lần/ngày, mỗi cữ cách nhau từ 2 - 3h để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ.

3.2. Đối với trẻ bú sữa ngoài

Với trẻ bú sữa công thức, ba mẹ cần đảm bảo pha sữa đúng liều lượng, nhiệt độ để con ăn ngon, tiêu hóa tốt. Ngoài ra, cần kiểm tra sữa có phù hợp với thể trạng của bé hay không bằng cách theo dõi biểu hiện của trẻ. Nếu con bú đủ 6 - 8 lần/ngày với lượng sữa mỗi lần đều nhau và cân nặng của bé tăng đều thì sữa đó đạt tiêu chuẩn.

Bú đúng bú đủ giúp bé tăng cân nhanh và đều. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Nếu trẻ vừa bú mẹ vừa bú sữa công thức thì ba mẹ cần chú ý tất cả những vấn đề trên. Ngoài ra, việc đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, giữ cho bé ở trạng thái thoải mái vui vẻ sẽ giúp con tăng trưởng tốt ở mỗi giai đoạn tiếp theo.

4. Các hoạt động bổ ích cho trẻ sơ sinh tăng cân nhanh và đều

Nhằm giúp con luôn trong trạng thái tích cực, vui vẻ, ba mẹ có thể thực hiện các hoạt động dưới đây:

4.1. Trò chuyện cùng bé 

Trò chuyện cùng bé mỗi ngày không chỉ giúp ba mẹ và con được kết nối mà còn khiến bé cảm thấy an toàn. Ngoài ra, mẹ cũng có hát cho con nghe để con sớm nhận biết được giọng nói cũng như làm quen với gương mặt, mùi và hơi ấm của ba mẹ.

4.2. Di chuyển nhẹ nhàng 

Dù con là em bé sơ sinh nhưng một số tư thế như cử động tay chân lên xuống, sang 2 bên, theo vòng tròn với nhịp độ vừa phải sẽ giúp cơ thể con linh hoạt hơn. Các động tác này cũng hỗ trợ xương khớp phát triển khiến cơ thể con cứng cáp và khỏe mạnh hơn.

4.3. Cùng con chơi trò chơi

Một số bé sơ sinh 2 tháng tuổi đã có khả năng cầm nắm nên ba mẹ có thể cho con đồ chơi lục lạc nhiều màu sắc và có tiếng kêu. Tuy đơn giản nhưng bé sẽ nhận biết được nhiều màu sắc, hình dạng cũng như phát triển khả năng cầm nắm, các giác quan gồm thính giác và thị giác.

Cùng con trò chuyện chơi trò chơi giúp bé phát triển tốt. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Như vậy, trẻ sơ sinh 2 tháng không tăng cân là vấn đề khá nghiêm trọng nhưng ba mẹ không nên vội lo lắng mà hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân và áp dụng những phương pháp trên đây hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để giúp con cải thiện cân nặng. Hi vọng những điều Monkey chia sẻ sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.

Phương Đặng
Phương Đặng

Tôi là Phương - Biên tập viên Content Marketing hơn 3 năm kinh nghiệm đa dạng lĩnh vực.

Bài viết liên quan
Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available Sign up for consultation, special offers available

Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi

Monkey Junior

Mới!